Rừng có giá trị bảo tồn cao HCVF4

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng quản lý bảo vệ rừng bền vững, tiến tới cấp chứng chỉ rừng tại công ty TNHH MTV lâm nghiệp di linh lâm đồng​ (Trang 63 - 66)

4.5.1.1 Rừng đóng vai trò quan trọng trong duy trì nguồn nước sinh hoạt (HCVF4.1)

Diện tích tự nhiên xã Gia Bắc huyện Di Linh là 142,68 km2, dân số 2.974 người (651 hộ, 5 thôn) chủ yếu là người dân tộc Kơ ho. Kết quả cho thấy tất cả các hộ được phỏng vấn đều sử dụng nguồn nước sinh hoạt từ bể nước sạch nằm trong địa phận rừng của Công ty do UBND xã Gia Bắc quản lý. Diện tích rừng cung cấp nước sạch: 142,01 ha (thuộc tiểu khu 718, thôn Nao Sẻ, xã Gia Bắc). (Chi tiết kết quả phỏng vấn tại phụ lục 1.1 kèm theo).

4.5.1.2. Rừng đóng vai trò phòng hộ (HCVF4.2)

Căn cứ vào tiêu chuẩn xác định HCVF, qua kết quả xác minh, rừng phòng hộ của Công ty với vai trò quan trọng trong việc điều tiết nguồn nước, hồ chứa nước, hạn chế lũ lụt, chống xói mòn… với tổng diện tích là 2.262,57 ha, tại một phần các tiểu khu: 693, 710, 714, 715. Rừng phòng hộ với các trạng thái rừng như: TXB, HG1, HG2, ... Do đó tại đây hiện hữu HCVF 4.2.

4.5.1.3. Rừng đóng vai trò phòng hộ dọc sông suối (HCVF4.3)

Diện tích rừng phòng hộ dọc sông suối được áp dụng theo nguyên tắc chung sau đây:

- Bờ sông lớn hơn 20 mét: Hành lang bảo vệ 30 mét; - Bờ sông 10 đến 20 mét: Hành lang bảo vệ 20 mét; - Bờ sông 5 đến 10 mét: Hành lang bảo vệ 10 mét;

- Diện tích bảo vệ hành lang sông suối phân bố trải dài trên toàn bộ diện tích rừng của Công ty. Tổng diện tích hành lang bảo vệ dọc sông suối là: 101,35 ha.

4.5.1.4. Rừng đóng vai trò nền tảng trong việc đáp ứng các nhu cầu cơ bản của cộng đồng địa phương (HCV5).

- Tỷ lệ người dân sử dụng rau Bép với nhu cầu hàng ngày chiếm trên 50% tập trung tại 8 thôn được điều tra, phỏng vấn.

- Tỷ lệ người dân sử dụng nhiên liệu (củi) với nhu cầu hàng ngày chiếm trên 50% chỉ tập trung tại 5 thôn của xã Gia Bắc.

- Kết quả điều tra cũng cho thấy các nhu cầu khác của người dân chỉ chiếm tỷ lệ rất ít (dưới 25%).

Từ những kết quả trên, Công ty xác lập HCVF 5 cho 2 khu vực người dân sử dụng rau Bép (1.425,82 ha) và nhiên liệu củi (1.360,73 ha). Số liệu cụ thể tại bảng 3 và 4.

4.5.1.5. Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc nhận diện văn hoá truyền thống của cộng đồng địa phương (HCV6)

Tại các xã: Gia Bắc (thôn Đạ Hồng, Nao Sẻ) và xã Sơn Điền (thôn Ka Liêng) có cộng đồng người đồng bào dân tộc Kơ ho, với tổng số 1.283 hộ, (5.927 nhân khẩu).

Bảng 4.8: Bảng tổng hợp các khu vực có HCVF4, HCVF5, HCVF6 Hạng mục Loại HCVF Địa điểm (tiểu khu/ thôn/xã)

Diện tích

(ha) Ghi chú

I HCVF 4

1.1 HCVF

4.1

Tiểu khu 718; thôn Nao Sẻ; xã Gia

Bắc; huyện Di Linh. 142,01 Rừng cấp nước sạch 1.2 HCVF 4.2 Tiểu khu 693, 710, 714, 715; xã

Sơn Điền; huyện Di Linh. 2.262,57

Rừng phòng hộ

1.3 HCVF

4.3

Hành lang bảo vệ ven sông suối (trải dài trên toàn bộ diện tích rừng

của Công ty) 101,35

Hành lang bảo vệ sông suối

II HCVF 5

Lâm sản phụ (Rau bép): Tiểu khu, 733, 735, 718, xã Gia Bắc; tiểu khu 717, 693 xã Sơn Điền 1.425,82 Khu vực: hái rau bép Lâm sản phụ Lâm sản phụ (Nhiên liệu củi): Tiểu

khu 736, 739 xã Gia Bắc; tiểu khu 714, 715, 716 xã Sơn Điền

1.360,73

III

HCVF 6

+ Rừng thiêng 1 (Rừng cúng): Tiểu khu 733, thôn Đạ Hồng, xã Gia Bắc; Không thuộc diện tích rừng do Công ty quản lý + Rừng thiêng 2 (Rừng cúng): Tiểu khu 736 (7.72ha) và tiểu khu 733 (0,72 ha), thôn Đạ Hồng, xã Gia Bắc;

8,44

+ Rừng cúng Lang ông (Điểm): -

+ Rừng cúng Km 64 (Điểm): -

+ Nghĩa địa Nao Sẻ: Tiểu khu 733, thôn Nao Sẻ, xã Gia Bắc

0,11

+ Nghĩa địa Ka Liêng: tiểu khu 717, thôn Ka Liêng, xã Sơn Điền, huyện Di Linh

0,1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng quản lý bảo vệ rừng bền vững, tiến tới cấp chứng chỉ rừng tại công ty TNHH MTV lâm nghiệp di linh lâm đồng​ (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)