phố Vũng Tàu.
Chiều tà, tan chợ, Sáu gánh đồ về. Vừa lúc ông Năm Hợi dong xe vào nhà. Sáu giúp ba tháo ngựa, xúc thóc, lấy cỏ cho ngựa ăn rồi phụ má nấu cơm.
Sau bữa ăn tối, ông Năm Hợi ôm chiếu ra chợ ngủ trên sập hàng. Chiếc sập gỗ duy nhất trong nhà dành cho ba mẹ con Sáu.
* * *
Đêm khuya, ngọn đèn dầu leo lét, Út Bảy đã ngủ say. Sáu trở mình ôm lấy má. Bà Đậu âu yếm vuốt mái tóc con. Sáu thủ thỉ:
- Má à, có dễ đến ba tháng rồi không thấy anh Năm về.
- Tội nghiệp anh con. Tụi Pháp đóng thêm đồn, chặn hết các ngả lên cứ. Mấy ảnh về đụng tụi nó hoài. Bà con cũng không tiếp tế được, chắc mấy anh con cực lắm.
- Hay má để con đi. Con biết lối tránh tụi nó. Bà Đậu thở dài:
- Đường xa lắm, lại đêm hôm, rủi có chuyện gì... Thôi để má tính kỹ đã.
Sáu quả quyết:
- Con đi được mà. Với lại con nhớ anh Năm quá. Má cho con lên thăm anh đi.
Tháng 8-1945, mới bước qua tuổi 12, Sáu rạo rực nhìn theo bước chân anh Năm1 trong đội Thanh niên Tiền phong tham gia giành chính quyền và bảo vệ thôn xóm. Thực dân Pháp tái chiếm Đất Đỏ, anh Năm thoát ly đi kháng chiến, Sáu cùng cô em út ở nhà phụ giúp ba má. Ông Võ Văn Hợi sắm được một chiếc xe ngựa. 5 giờ sáng ông đánh xe ra chợ Đất Đỏ đón khách đi Long Điền hay Phước Hải. Sáu dậy sớm cho ngựa ăn rồi giúp ba thắng ngựa. Ba đi rồi, Sáu phụ má gánh đồ ra chợ.
Bà Đậu bán bún bì - chả giò tại chợ Đất Đỏ, một món ăn truyền thống của bà con vùng này. Bà Đậu cuốn chả giò, Sáu chụm lửa chiên, phụ má lấy bún, rửa chén. Khách hàng là những người dân quen biết trong vùng đi chợ, là những bạn hàng ở chợ. Bà Đậu vừa bán hàng, vừa vui chuyện với mọi người. Sáu ít nói, phục vụ luôn tay và nhìn mọi người bằng cặp mắt thiện cảm.
Bọn cai, đội mỗi lần dẫn lính đi sục sạo cũng sà vào ăn, nói chuyện tục tĩu. Ăn xong, chúng quẹt miệng bỏ đi, không thèm trả tiền. Bà Đậu gọi lại thì đứa nạt nộ, đứa cười hô hố. Sáu trừng mắt nhìn chúng, khó chịu và khinh bỉ.
1. Đồng chí Võ Văn Me, nay là cán bộ hưu trí tại thành phố Vũng Tàu. phố Vũng Tàu.
Chiều tà, tan chợ, Sáu gánh đồ về. Vừa lúc ông Năm Hợi dong xe vào nhà. Sáu giúp ba tháo ngựa, xúc thóc, lấy cỏ cho ngựa ăn rồi phụ má nấu cơm.
Sau bữa ăn tối, ông Năm Hợi ôm chiếu ra chợ ngủ trên sập hàng. Chiếc sập gỗ duy nhất trong nhà dành cho ba mẹ con Sáu.
* * *
Đêm khuya, ngọn đèn dầu leo lét, Út Bảy đã ngủ say. Sáu trở mình ôm lấy má. Bà Đậu âu yếm vuốt mái tóc con. Sáu thủ thỉ:
- Má à, có dễ đến ba tháng rồi không thấy anh Năm về.
- Tội nghiệp anh con. Tụi Pháp đóng thêm đồn, chặn hết các ngả lên cứ. Mấy ảnh về đụng tụi nó hoài. Bà con cũng không tiếp tế được, chắc mấy anh con cực lắm.
- Hay má để con đi. Con biết lối tránh tụi nó. Bà Đậu thở dài:
- Đường xa lắm, lại đêm hôm, rủi có chuyện gì... Thôi để má tính kỹ đã.
Sáu quả quyết:
- Con đi được mà. Với lại con nhớ anh Năm quá. Má cho con lên thăm anh đi.
Sáu trằn trọc hồi lâu rồi thiếp đi. Bà Đậu lặng lẽ ngắm đứa con gái vừa chớm tuổi dậy thì. Bà thương Sáu nhất nhà. Sáu chịu thương chịu khó. Sáu không thừa hưởng được nét duyên của bà. Sáu giống y chang bà nội, nét mặt hơi thô, da ngăm ngăm, dáng quê, lam lũ, ít nói, suy tư.
Bù lại, Sáu được nết hay lam hay làm. Cô thông minh và tháo vát, việc gì nói là làm, chỉ một lần là biết. Từ ngày hai anh đi, Sáu phải làm quần quật từ sáng đến tối phụ má, phụ ba, bỏ dở lớp ba trường làng.
Sáu nổi tiếng gan dạ từ bé. Có một lần nhà bận việc, không học thuộc bài nên thầy Thân bắt đặt tay lên bàn vụt bảy thước. Tay Sáu sưng ù, nhưng cô chỉ bậm môi, không khóc. Lần khác, mấy cậu con trai nghịch ngợm bắt con kỳ nhông dứ làm cho cô Chí, bạn Sáu, khóc thét lên. Sáu nắm cổ con kỳ nhông liệng lại khiến mấy chàng ngỗ ngược cũng phải ù té chạy.
Bà Đậu tính tới tính lui song cũng chẳng còn cách nào. Bà tin Sáu mà vẫn lo. Hôm sau, lựa lúc vắng khách, bà để Sáu trông hàng rồi đi mua gạo, mắm, bánh trái, thuốc hút, kim chỉ đem tới gửi nhà ông Năm Pha trong xóm vắng, hẹn chiều nay Sáu sẽ đến lấy đưa vào khu. Ông
Năm Pha cũng có con trai, con rể cùng đơn vị với con trai bà, anh Năm của Sáu.
Chiều hôm ấy bà Đậu dặn Sáu rất kỹ về đường đi, lối lại, những nơi bọn lính hay phục kích, nếu gặp tụi nó thì đối đáp ra sao...
Má dặn gì, Sáu chỉ “dạ”. Đôi mắt Sáu ánh lên một niềm vui khó tả. Cô mường tượng giây phút được gặp gỡ anh Năm. Chắc anh sẽ phải ngạc nhiên khi thấy người đem đồ tiếp tế lần này lại là “con nhóc” mà mới đó anh Năm còn nhéo tai, nạt nộ.
Sau khi Chi đội 16 đánh sập Cầu Trọng, giải phóng Xuyên Mộc, khu căn cứ của tỉnh Bà Rịa được xây dựng tại Gò Cà (Phước Bửu). Đơn vị của anh Năm chốt ở Cầu Trọng, bảo vệ cửa ngõ của căn cứ. Cầu Trọng cách thị trấn Bà Tô chừng 5 cây số. Từ Bà Tô về Đất Đỏ hơn mười cây số. Nhưng Sáu không theo tỉnh lộ 23 mà băng đồng, cắt khúc đường vắng, nhằm khoảng rừng già trước mặt rồi cặp theo bìa rừng mà đi, đến bờ suối mới ngược lên Cầu Trọng.
Trời tối dần, nhiều lần Sáu vấp ngã rồi lại nhổm dậy hối hả đi. Có đôi lúc giật thót mình vì những tiếng động lạ giữa bìa rừng âm u, hoang vắng. Đến bờ suối, Sáu mới thở phào nhẹ nhõm
Sáu trằn trọc hồi lâu rồi thiếp đi. Bà Đậu lặng lẽ ngắm đứa con gái vừa chớm tuổi dậy thì. Bà thương Sáu nhất nhà. Sáu chịu thương chịu khó. Sáu không thừa hưởng được nét duyên của bà. Sáu giống y chang bà nội, nét mặt hơi thô, da ngăm ngăm, dáng quê, lam lũ, ít nói, suy tư.
Bù lại, Sáu được nết hay lam hay làm. Cô thông minh và tháo vát, việc gì nói là làm, chỉ một lần là biết. Từ ngày hai anh đi, Sáu phải làm quần quật từ sáng đến tối phụ má, phụ ba, bỏ dở lớp ba trường làng.
Sáu nổi tiếng gan dạ từ bé. Có một lần nhà bận việc, không học thuộc bài nên thầy Thân bắt đặt tay lên bàn vụt bảy thước. Tay Sáu sưng ù, nhưng cô chỉ bậm môi, không khóc. Lần khác, mấy cậu con trai nghịch ngợm bắt con kỳ nhông dứ làm cho cô Chí, bạn Sáu, khóc thét lên. Sáu nắm cổ con kỳ nhông liệng lại khiến mấy chàng ngỗ ngược cũng phải ù té chạy.
Bà Đậu tính tới tính lui song cũng chẳng còn cách nào. Bà tin Sáu mà vẫn lo. Hôm sau, lựa lúc vắng khách, bà để Sáu trông hàng rồi đi mua gạo, mắm, bánh trái, thuốc hút, kim chỉ đem tới gửi nhà ông Năm Pha trong xóm vắng, hẹn chiều nay Sáu sẽ đến lấy đưa vào khu. Ông
Năm Pha cũng có con trai, con rể cùng đơn vị với con trai bà, anh Năm của Sáu.
Chiều hôm ấy bà Đậu dặn Sáu rất kỹ về đường đi, lối lại, những nơi bọn lính hay phục kích, nếu gặp tụi nó thì đối đáp ra sao...
Má dặn gì, Sáu chỉ “dạ”. Đôi mắt Sáu ánh lên một niềm vui khó tả. Cô mường tượng giây phút được gặp gỡ anh Năm. Chắc anh sẽ phải ngạc nhiên khi thấy người đem đồ tiếp tế lần này lại là “con nhóc” mà mới đó anh Năm còn nhéo tai, nạt nộ.
Sau khi Chi đội 16 đánh sập Cầu Trọng, giải phóng Xuyên Mộc, khu căn cứ của tỉnh Bà Rịa được xây dựng tại Gò Cà (Phước Bửu). Đơn vị của anh Năm chốt ở Cầu Trọng, bảo vệ cửa ngõ của căn cứ. Cầu Trọng cách thị trấn Bà Tô chừng 5 cây số. Từ Bà Tô về Đất Đỏ hơn mười cây số. Nhưng Sáu không theo tỉnh lộ 23 mà băng đồng, cắt khúc đường vắng, nhằm khoảng rừng già trước mặt rồi cặp theo bìa rừng mà đi, đến bờ suối mới ngược lên Cầu Trọng.
Trời tối dần, nhiều lần Sáu vấp ngã rồi lại nhổm dậy hối hả đi. Có đôi lúc giật thót mình vì những tiếng động lạ giữa bìa rừng âm u, hoang vắng. Đến bờ suối, Sáu mới thở phào nhẹ nhõm
vì đã gần tới. Cô hạ giỏ đồ xuống, vục nước suối lên uống một hơi rồi ngả người trên bãi cát. Mảnh trăng hạ tuần soi bóng người con gái bé bỏng giữa bãi cát mênh mang.
Tổ tuần tra bắt gặp Sáu trên bãi cát và đưa cô về lán. Mọi người xúm lại hỏi thăm chuyện quê nhà. Sáu ngồi thở, tủm tỉm cười, tóc xõa, áo ướt đẫm mồ hôi dính bết vào lưng, hai ống quần lấm lem bùn đất.
Anh Năm đứng lặng nhìn Sáu một hồi rồi đi pha trà, dỡ bánh trái mời mọi người. Chuyện trò vui vẻ được một hồi thì Hồ Hiệp - trưởng Công an huyện Đất Đỏ - bảo anh Năm đưa Sáu về lán chỉ huy. Anh đang nóng lòng muốn biết hoạt động của địch tại Đất Đỏ.
Sáu kể chuyện bọn lính ngụy ngày nào cũng kéo vô chợ lục soát, giựt đồ, ăn quỵt của bà con. Thấy ai mua nhiều là chúng nạt: “Bộ định tiếp tế cho Việt Minh hả!” rồi mỗi đứa giựt một thứ. Ai la hay cự lại là chúng bắt vô đồn. Tên cai tổng Tòng thỉnh thoảng lại đến từng nhà có con đi vô rừng hăm dọa. Bọn lính cũng tới rình, chẳng thấy Việt Minh, chúng vô bắt gà, vịt về ăn nhậu. Bà con thù lắm, chỉ mong mấy anh về trừng trị tụi nó.
Hồ Hiệp dặn Sáu ghé một cơ sở của công an
nhờ mua một số thứ cần thiết, dặn Sáu để ý hành tung của bọn lính, tề, chỉ điểm để lần sau lên báo cho mấy anh. Hồ Hiệp bảo anh Năm cùng hai đội viên đưa Sáu về đến gần bót gác đầu làng. Sáu dúi vào tay anh Năm mấy đồng bạc và bịch thuốc rê.
Nửa đêm, bà Đậu vẫn thức chờ. Bà giật mình mỗi khi có tiếng chân qua cửa. Hồi lâu, bà lại đi ra đi vô, liếc mắt qua khe cửa gỗ. Bà vừa quay lưng lại thì Sáu nhẹ nhàng lách cửa vào ôm chầm lấy bà. Bà Đậu giật thót cả người, quay lại kêu lên khe khẽ:
- Con làm má hết hồn.
Sáu vục nước rửa mặt, thay đồ rồi rúc đầu vào ngực má, rủ rỉ kể chuyện suốt đêm.
Những ngày sau, bà Đậu thấy Sáu hoạt bát hẳn lên. Ngồi chiên chả giò mà Sáu nghe hết mọi chuyện xung quanh, liếc mắt khắp chợ. Lúc vắng khách là Sáu thoắt đi, thoắt về. Dân chợ biết Sáu nhưng chẳng ai để ý tới con bé đen đủi, áo sờn vai, người ốm nhách, dường như nhỏ hơn tuổi 13 ấy! Sáu cứ lặng lẽ quan sát, để rồi có dịp cung cấp tin tức cho mấy anh.
Một bữa chợ vắng, Sáu lại thăm Chí, bạn học năm xưa. Chí cùng tuổi, người có da thịt hơn Sáu. Hai cô bé thơ thẩn nhặt những cánh hoa
vì đã gần tới. Cô hạ giỏ đồ xuống, vục nước suối lên uống một hơi rồi ngả người trên bãi cát. Mảnh trăng hạ tuần soi bóng người con gái bé bỏng giữa bãi cát mênh mang.
Tổ tuần tra bắt gặp Sáu trên bãi cát và đưa cô về lán. Mọi người xúm lại hỏi thăm chuyện quê nhà. Sáu ngồi thở, tủm tỉm cười, tóc xõa, áo ướt đẫm mồ hôi dính bết vào lưng, hai ống quần lấm lem bùn đất.
Anh Năm đứng lặng nhìn Sáu một hồi rồi đi pha trà, dỡ bánh trái mời mọi người. Chuyện trò vui vẻ được một hồi thì Hồ Hiệp - trưởng Công an huyện Đất Đỏ - bảo anh Năm đưa Sáu về lán chỉ huy. Anh đang nóng lòng muốn biết hoạt động của địch tại Đất Đỏ.
Sáu kể chuyện bọn lính ngụy ngày nào cũng kéo vô chợ lục soát, giựt đồ, ăn quỵt của bà con. Thấy ai mua nhiều là chúng nạt: “Bộ định tiếp tế cho Việt Minh hả!” rồi mỗi đứa giựt một thứ. Ai la hay cự lại là chúng bắt vô đồn. Tên cai tổng Tòng thỉnh thoảng lại đến từng nhà có con đi vô rừng hăm dọa. Bọn lính cũng tới rình, chẳng thấy Việt Minh, chúng vô bắt gà, vịt về ăn nhậu. Bà con thù lắm, chỉ mong mấy anh về trừng trị tụi nó.
Hồ Hiệp dặn Sáu ghé một cơ sở của công an
nhờ mua một số thứ cần thiết, dặn Sáu để ý hành tung của bọn lính, tề, chỉ điểm để lần sau lên báo cho mấy anh. Hồ Hiệp bảo anh Năm cùng hai đội viên đưa Sáu về đến gần bót gác đầu làng. Sáu dúi vào tay anh Năm mấy đồng bạc và bịch thuốc rê.
Nửa đêm, bà Đậu vẫn thức chờ. Bà giật mình mỗi khi có tiếng chân qua cửa. Hồi lâu, bà lại đi ra đi vô, liếc mắt qua khe cửa gỗ. Bà vừa quay lưng lại thì Sáu nhẹ nhàng lách cửa vào ôm chầm lấy bà. Bà Đậu giật thót cả người, quay lại kêu lên khe khẽ:
- Con làm má hết hồn.
Sáu vục nước rửa mặt, thay đồ rồi rúc đầu vào ngực má, rủ rỉ kể chuyện suốt đêm.
Những ngày sau, bà Đậu thấy Sáu hoạt bát hẳn lên. Ngồi chiên chả giò mà Sáu nghe hết mọi chuyện xung quanh, liếc mắt khắp chợ. Lúc vắng khách là Sáu thoắt đi, thoắt về. Dân chợ biết Sáu nhưng chẳng ai để ý tới con bé đen đủi, áo sờn vai, người ốm nhách, dường như nhỏ hơn tuổi 13 ấy! Sáu cứ lặng lẽ quan sát, để rồi có dịp cung cấp tin tức cho mấy anh.
Một bữa chợ vắng, Sáu lại thăm Chí, bạn học năm xưa. Chí cùng tuổi, người có da thịt hơn Sáu. Hai cô bé thơ thẩn nhặt những cánh hoa
lêkima xâu lại thành chuỗi, đeo vào cổ nhau rồi cùng cười. Đó là đồ trang sức duy nhất thời thơ ấu của họ.
Tuổi thơ của hai cô đều lam lũ, không có những ngày đuổi bướm, hái hoa, thả diều, hóng gió. Chỉ có những lúc hàng ế, Sáu mới trốn má lại chơi. Hai đứa hay nhặt cánh hoa rơi xâu lại, chơi trò cô dâu, chú rể. Ngồi trò chuyện một hồi, Sáu thủ thỉ:
- Mình lớn rồi, phải làm một việc gì chứ? - Mày định làm gì?
- Có lẽ tao theo anh Năm. Còn mày? - Tao chưa biết...
Đó là lần gặp nhau cuối cùng của đôi bạn trẻ. Sau này, được tin Sáu hy sinh, Chí cũng tìm đường vào chiến khu và hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ.
Nghe Sáu nhắc tới anh Năm, Chí sực nhớ ra, bảo bạn:
- Tao lo cho anh Năm mầy. Hồi sáng tao đi ngang phố, thấy anh S. ở đơn vị anh Năm đi vào dinh cai tổng Tòng, mắt lấm lét như về đầu thú. Lát sau tao quay lại, thấy bọn lính đi tuần các ngả đều tập trung về đồn, nhộn nhạo lắm, chắc tụi nó sắp càn vào cứ.
- Vậy hả? Hèn chi bữa nay không thấy tụi nó vô cướp chợ. Thôi tao về.
Không kịp qua chợ nói với má, Sáu rẽ ngay vào hẻm, rồi băng đồng lên cứ, báo cho anh Năm và Hồ Hiệp. Hồ Hiệp giật mình, thấy vắng S. anh đã cho người đi tìm, không dè hắn về đầu thú.
Hồ Hiệp giục Sáu về ngay rồi ra lệnh cho đơn vị sơ tán, chuẩn bị chống càn. Đêm ấy, được tên phản bội dẫn đường, cai tổng Tòng đưa lính bí mật áp sát doanh trại Công an xung phong