Trụ sở làm việc của tề, ngụy.

Một phần của tài liệu Huyền thoại con người Việt Nam - Võ Thị Sáu: Phần 1 (Trang 58 - 62)

Hắn chỉ những vết sẹo trên mặt, vạch áo cho quan tòa xem những vết sẹo trên ngực, trên lưng. Lão Kề thì khoe khoang chiến tích đã tổ chức được lưới tình báo để theo dõi hành tung của “bọn Việt Minh Đất Đỏ” và lão bắt được tại trận “con nhỏ Việt Minh này” trong vụ giết cả Suốt và cả Đay. Lão đề nghị tòa phải nghiêm trị hành động tội phạm nguy hiểm để làm gương cho kẻ khác.

Quan tòa quay lại hỏi bị cáo có nhìn nhận tội lỗi như cáo trạng không? Võ Thị Sáu không trả lời câu hỏi của hắn mà chị hỏi lại:

- Là quan tòa, ông có thể kết tội những người Pháp Đờ Gôn chống phát xít Đức chiếm đóng nước Pháp không?

Tên quan tòa đứng dậy lắc chuông tuyên bố: - Bị cáo chỉ có thể trả lời “có” hoặc “không”. Võ Thị Sáu nghiêm giọng nói:

- Tôi không có tội. Yêu đất nước mình, chống bọn thực dân xâm lược, không phải là một tội. Quan tòa lại rung chuông ngắt lời Sáu. Hắn đứng lên luận tội, buộc Võ Thị Sáu can tội “giết người, phá rối trị an, có hành vi chống lại nền bảo hộ của nước Pháp” và tuyên án “tử hình, tịch thu toàn bộ gia sản”.

Nhóm múa lân có ba người. Một cô lấy cái xô tôn đựng cơm làm lân để múa. Cô Lan cụt (vì ném lựu đạn diệt địch, bị cụt mất hai ngón tay) gõ trống trên đáy thùng gỗ đựng nước. Cô thứ ba, mặt đen, râu trắng, bụng nhét đầy quần áo, đóng vai ông Địa. Ông Địa phe phẩy chiếc quạt bước từng bước theo nhịp vỗ tay của hàng chục chị em. Trong số đó anh vẫn nhận ra một dáng người nhỏ nhắn, đôi mắt đen láy, đầy bản lĩnh: đó là Võ Thị Sáu, biệt danh Sáu Đất Đỏ. Mọi người đều cười đùa hồn nhiên, vui hết cỡ...

* * *

Tháng 4 năm 1951, Võ Thị Sáu ra trước tòa án quân sự thường trực Pháp, lãnh án tử hình. Phiên tòa xử Võ Thị Sáu không có luật sư, không có công chúng, chỉ có chánh án, bồi thẩm, công tố, hiến binh. Cai tổng Tòng và lão lính Kề ngồi ghế nhân chứng. Mặc dù Sáu không nhận tội, tên đại tá chánh án Pháp vẫn buộc chị phạm tội tham dự vào các vụ “giết hại các nhà chức trách ở Đất Đỏ”.

Tổng Tòng được gọi lên đã xác nhận: “Võ

Thị Sáu là Việt Minh nhà nòi, cả nhà theo Việt Minh, còn chính bị cáo đã ném lựu đạn vào nhà việc1, làm trọng thương nhà chức trách”.

1. Trụ sở làm việc của tề, ngụy.

Hắn chỉ những vết sẹo trên mặt, vạch áo cho quan tòa xem những vết sẹo trên ngực, trên lưng. Lão Kề thì khoe khoang chiến tích đã tổ chức được lưới tình báo để theo dõi hành tung của “bọn Việt Minh Đất Đỏ” và lão bắt được tại trận “con nhỏ Việt Minh này” trong vụ giết cả Suốt và cả Đay. Lão đề nghị tòa phải nghiêm trị hành động tội phạm nguy hiểm để làm gương cho kẻ khác.

Quan tòa quay lại hỏi bị cáo có nhìn nhận tội lỗi như cáo trạng không? Võ Thị Sáu không trả lời câu hỏi của hắn mà chị hỏi lại:

- Là quan tòa, ông có thể kết tội những người Pháp Đờ Gôn chống phát xít Đức chiếm đóng nước Pháp không?

Tên quan tòa đứng dậy lắc chuông tuyên bố: - Bị cáo chỉ có thể trả lời “có” hoặc “không”. Võ Thị Sáu nghiêm giọng nói:

- Tôi không có tội. Yêu đất nước mình, chống bọn thực dân xâm lược, không phải là một tội. Quan tòa lại rung chuông ngắt lời Sáu. Hắn đứng lên luận tội, buộc Võ Thị Sáu can tội “giết người, phá rối trị an, có hành vi chống lại nền bảo hộ của nước Pháp” và tuyên án “tử hình, tịch thu toàn bộ gia sản”.

Võ Thị Sáu nhướn người trên vành móng ngựa, thét vào mặt viên chánh án thực dân:

- Tao có mấy thùng rác ở Khám Chí Hòa, tụi bay vô đó mà tịch thu.

Chánh án lại rung chuông. Tốp hiến binh xông vào còng tay Sáu lôi đi. Tiếng chị còn vọng lại:

- Đả đảo thực dân Pháp!

- Kháng chiến nhất định thắng lợi! * * *

Bản án tử hình người con gái chưa đủ tuổi thành niên làm xôn xao dư luận lúc đó. Thực dân Pháp đã đem quân xâm lược Việt Nam lại còn ngang nhiên mở tòa án phi pháp kết tội những người Việt Nam yêu nước. Trong lúc Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đối xử nhân đạo với tù binh Pháp thì người Pháp lại ngược đãi những người bị bắt, không thực hiện chế độ tù binh, tù chính trị mà xem họ như những kẻ phiến loạn. Thực dân Pháp đã chà đạp lên cả luật pháp nước Pháp, một nước đã từng có nền dân chủ, văn minh và luật pháp tiến bộ.

Phong trào chống chiến tranh ở Pháp đang nổi lên mạnh mẽ. Chị Raymôngđiêng dẫn đầu một đoàn biểu tình phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Chị nằm hẳn trên đường

xe lửa chặn cả một đoàn tàu quân sự chở vũ khí cung cấp cho chiến tranh ở Việt Nam. Anh Hăngri Máctanh đòi hồi hương, không tham gia cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa này. Anh bị tòa án binh Pháp kết án tù.

Viên quan tư thầy thuốc Đuyarít bị ta bắt trong Chiến dịch Biên giới (10-1950) được ân xá về đã lên tiếng tố cáo Chính phủ Pháp lừa gạt, đẩy thanh niên Pháp vào cuộc chiến tranh xâm lược bẩn thỉu. Đuyarít bị đưa về Pháp rồi đưa ra khỏi quân đội. Về Pháp, anh tiếp tục yêu cầu Chính phủ Pháp phải đối xử nhân đạo với tù binh Việt Minh và chấm dứt chiến tranh xâm lược, trao đổi tù binh, tù chính trị.

Bọn Pháp chưa dám xử bắn Võ Thị Sáu. Chúng còn dè chừng dư luận ở Pháp và Đông Dương. Sáu lại bị đưa về giam tại Khám Lớn Sài Gòn. Chúng xiềng Võ Thị Sáu tại khu Cabanon, cùng với chị Đinh Thị Rớt. Chị Rớt sau giảm án xuống tù chung thân.

Tháng 5 năm 1951, Lý Hải Châu cũng ra tòa, lãnh án tử hình. Hai hôm đầu, chúng tạm giam anh cùng mấy tử tù nữa cũng tại khu Cabanon, đối diện với xà lim giam Võ Thị Sáu và Đinh Thị Rớt. Lý Hải Châu nhờ giám thị bí mật chuyển quà bánh và thư thăm hỏi sang hai cô em gái mà anh rất mến mộ và khâm phục. Viên giám thị tốt bụng chuyển lại cho anh bức thư của

Võ Thị Sáu nhướn người trên vành móng ngựa, thét vào mặt viên chánh án thực dân:

- Tao có mấy thùng rác ở Khám Chí Hòa, tụi bay vô đó mà tịch thu.

Chánh án lại rung chuông. Tốp hiến binh xông vào còng tay Sáu lôi đi. Tiếng chị còn vọng lại:

- Đả đảo thực dân Pháp!

- Kháng chiến nhất định thắng lợi! * * *

Bản án tử hình người con gái chưa đủ tuổi thành niên làm xôn xao dư luận lúc đó. Thực dân Pháp đã đem quân xâm lược Việt Nam lại còn ngang nhiên mở tòa án phi pháp kết tội những người Việt Nam yêu nước. Trong lúc Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đối xử nhân đạo với tù binh Pháp thì người Pháp lại ngược đãi những người bị bắt, không thực hiện chế độ tù binh, tù chính trị mà xem họ như những kẻ phiến loạn. Thực dân Pháp đã chà đạp lên cả luật pháp nước Pháp, một nước đã từng có nền dân chủ, văn minh và luật pháp tiến bộ.

Phong trào chống chiến tranh ở Pháp đang nổi lên mạnh mẽ. Chị Raymôngđiêng dẫn đầu một đoàn biểu tình phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Chị nằm hẳn trên đường

xe lửa chặn cả một đoàn tàu quân sự chở vũ khí cung cấp cho chiến tranh ở Việt Nam. Anh Hăngri Máctanh đòi hồi hương, không tham gia cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa này. Anh bị tòa án binh Pháp kết án tù.

Viên quan tư thầy thuốc Đuyarít bị ta bắt trong Chiến dịch Biên giới (10-1950) được ân xá về đã lên tiếng tố cáo Chính phủ Pháp lừa gạt, đẩy thanh niên Pháp vào cuộc chiến tranh xâm lược bẩn thỉu. Đuyarít bị đưa về Pháp rồi đưa ra khỏi quân đội. Về Pháp, anh tiếp tục yêu cầu Chính phủ Pháp phải đối xử nhân đạo với tù binh Việt Minh và chấm dứt chiến tranh xâm lược, trao đổi tù binh, tù chính trị.

Bọn Pháp chưa dám xử bắn Võ Thị Sáu. Chúng còn dè chừng dư luận ở Pháp và Đông Dương. Sáu lại bị đưa về giam tại Khám Lớn Sài Gòn. Chúng xiềng Võ Thị Sáu tại khu Cabanon, cùng với chị Đinh Thị Rớt. Chị Rớt sau giảm án xuống tù chung thân.

Tháng 5 năm 1951, Lý Hải Châu cũng ra tòa, lãnh án tử hình. Hai hôm đầu, chúng tạm giam anh cùng mấy tử tù nữa cũng tại khu Cabanon, đối diện với xà lim giam Võ Thị Sáu và Đinh Thị Rớt. Lý Hải Châu nhờ giám thị bí mật chuyển quà bánh và thư thăm hỏi sang hai cô em gái mà anh rất mến mộ và khâm phục. Viên giám thị tốt bụng chuyển lại cho anh bức thư của

Võ Thị Sáu. Giọng thư của Sáu vui vui: “Cảm ơn anh. Chúng em vẫn “bất tử”. Kính chúc anh cũng “bất tử” như chúng em”1.

Bà Đậu nghe tin Võ Thị Sáu lãnh án tử hình lại khóc ròng. Ông Năm Hợi chỉ ngồi trầm ngâm uống rượu. Ông biết mọi sự an ủi đối với bà đều thừa. Không có gì xoa dịu nỗi đau mất con, đứa con gái mà ông bà thương yêu nhất. Bà đã mang nặng đẻ đau, đã rát ruột ôm con khi cạn sữa. Ông cứ để cho bà khóc, để cho bà vật vã, để nước mắt và thời gian làm vơi đi nỗi đau của bà.

Một phần của tài liệu Huyền thoại con người Việt Nam - Võ Thị Sáu: Phần 1 (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)