Tù nhân kháng chiến gọi những người mang án tử hình là những người “bất tử”, gọi khám giam tù tử hình là

Một phần của tài liệu Huyền thoại con người Việt Nam - Võ Thị Sáu: Phần 1 (Trang 62 - 66)

hình là những người “bất tử”, gọi khám giam tù tử hình là “khám bất tử”.

Bãi Trước Vũng Tàu - nơi cách đây hơn 50 năm tàu chở chị Sáu ra Côn Đảo hành hình đã neo đậu. Ảnh: T.L

Bà Đậu quyết định trở về Đất Đỏ làm ăn với hy vọng tìm đường lên thăm con, để được gặp Sáu lần cuối cùng. Ông Năm Hợi không đi, mà cũng không cản. Út Bảy theo mẹ về Đất Đỏ.

Căn nhà ở phố làng, tổng Tòng đã trưng thu cho bọn lính. Hai mẹ con bà ở nhờ một người bà con tốt bụng mươi bữa rồi gánh bún ra chợ bán. Mọi người nhìn mẹ con bà một cách ái ngại.

Tổng Tòng nghe tin, cho lính bắt hai mẹ con bà Đậu lên đồn. Thấy tổng Tòng, bà Đậu bốp chát ngay:

- Các ông đã làm án tử hình con gái tôi chưa đủ hay sao mà còn hành tôi?

- Bà không biết dạy con, xúi nó theo Việt Minh làm loạn, còn kêu nỗi gì.

- Tôi không xúi ai. Mấy ông theo Tây ác độc, làm hại người ta, tụi nó không chịu được phải theo Việt Minh. Bây giờ các ông định giết nó thì cũng phải cho tôi gặp mặt nó, thăm nuôi nó.

Tổng Tòng đấu dịu:

- Tôi không giết nó. Án tử hình là do nước Pháp quyết định. Còn việc bà muốn thăm thì lên Chí Hòa xin quan Pháp mà vào thăm, tôi không có quyền.

- Cái gì các ông cũng đổ cho người Pháp, thế ông là bù nhìn à?

Võ Thị Sáu. Giọng thư của Sáu vui vui: “Cảm ơn anh. Chúng em vẫn “bất tử”. Kính chúc anh cũng “bất tử” như chúng em”1.

Bà Đậu nghe tin Võ Thị Sáu lãnh án tử hình lại khóc ròng. Ông Năm Hợi chỉ ngồi trầm ngâm uống rượu. Ông biết mọi sự an ủi đối với bà đều thừa. Không có gì xoa dịu nỗi đau mất con, đứa con gái mà ông bà thương yêu nhất. Bà đã mang nặng đẻ đau, đã rát ruột ôm con khi cạn sữa. Ông cứ để cho bà khóc, để cho bà vật vã, để nước mắt và thời gian làm vơi đi nỗi đau của bà.

1. Tù nhân kháng chiến gọi những người mang án tử hình là những người “bất tử”, gọi khám giam tù tử hình là hình là những người “bất tử”, gọi khám giam tù tử hình là “khám bất tử”.

Bãi Trước Vũng Tàu - nơi cách đây hơn 50 năm tàu chở chị Sáu ra Côn Đảo hành hình đã neo đậu. Ảnh: T.L

Bà Đậu quyết định trở về Đất Đỏ làm ăn với hy vọng tìm đường lên thăm con, để được gặp Sáu lần cuối cùng. Ông Năm Hợi không đi, mà cũng không cản. Út Bảy theo mẹ về Đất Đỏ.

Căn nhà ở phố làng, tổng Tòng đã trưng thu cho bọn lính. Hai mẹ con bà ở nhờ một người bà con tốt bụng mươi bữa rồi gánh bún ra chợ bán. Mọi người nhìn mẹ con bà một cách ái ngại.

Tổng Tòng nghe tin, cho lính bắt hai mẹ con bà Đậu lên đồn. Thấy tổng Tòng, bà Đậu bốp chát ngay:

- Các ông đã làm án tử hình con gái tôi chưa đủ hay sao mà còn hành tôi?

- Bà không biết dạy con, xúi nó theo Việt Minh làm loạn, còn kêu nỗi gì.

- Tôi không xúi ai. Mấy ông theo Tây ác độc, làm hại người ta, tụi nó không chịu được phải theo Việt Minh. Bây giờ các ông định giết nó thì cũng phải cho tôi gặp mặt nó, thăm nuôi nó.

Tổng Tòng đấu dịu:

- Tôi không giết nó. Án tử hình là do nước Pháp quyết định. Còn việc bà muốn thăm thì lên Chí Hòa xin quan Pháp mà vào thăm, tôi không có quyền.

- Cái gì các ông cũng đổ cho người Pháp, thế ông là bù nhìn à?

- Này, bà đừng làm quá. Tôi đã không bỏ tù bà là phước rồi. Thôi bà về đi.

Bà Đậu vẫn chưa buông tha:

- Ông cũng đừng làm quá, ác giả thì ác báo đó. Tổng Tòng bảo bọn lính thả mẹ con bà về, tiếp tục theo dõi. Bà Đậu chẳng còn biết sợ là gì nữa. Bà cứ buôn bán, gặp ai, bà cũng hỏi thăm đường đi vô Khám Chí Hòa, ngày giờ thăm nuôi, phép tắc thăm nuôi.

Một bà vợ lính tốt bụng ngồi ăn bún mách cho bà Đậu là có bà Nang người Đất Đỏ lấy quận Hiển hiện nay đang ở Sài Gòn. Cô Xuân Lan, con riêng của quận Hiển làm giám thị ở Khám Chí Hòa, bà lên đó nhờ chắc được.

Hôm sau bà Đậu xuống Vũng Tàu, đáp tàu thủy đi Sài Gòn. Buổi tối bà Nang và cô Xuân Lan tiếp bà Đậu, xởi lởi và cảm thông. Xuân Lan lộ cho bà biết rằng, thủ tướng Pháp đã ký lệnh thi hành án gần năm chục tử tù, trong đó có Võ Thị Sáu. Mới hôm rồi (đầu tháng Giêng năm 1952), 14 người bị đưa ra Côn Đảo hành quyết. Võ Thị Sáu chắc chỉ nay mai...

Bà Nang kêu “trời”, còn bà Đậu ngồi chết lặng. Nước mắt từng giọt lăn trên hai gò má nhăn nheo, sạm nắng. Hồi lâu, bà Nang mời bà Đậu đi nghỉ. Xuân Lan hứa sáng mai tới ca gác trại, cô sẽ bố trí cho bà gặp Sáu.

Bà Đậu phấp phỏng chờ con tại phòng thăm nuôi Khám Chí Hòa. Khi giám thị Xuân Lan dẫn Sáu ra, bà luống cuống đứng dậy rồi khụy xuống. Sáu chạy lại gục đầu vào lòng má. Nước mắt Sáu đẫm ngực bà. Sau hơn một năm bị tra tấn tù đày, lần đầu tiên chị khóc. Chị cũng đã biết tin mình sắp phải đi. Đây là lần cuối cùng được gặp người mẹ thân yêu, người mẹ tần tảo suốt đời vì các con.

Bà Đậu ôm chặt Sáu vào lòng, nước mắt lã chã, gương mặt thẫn thờ. Sáu ngước lên nhìn má, rồi lau nước mắt cho má, cho mình. Sáu nói với má, như để an ủi:

- Má nói Út Bảy thay con lo cho ba má nhé! - Nó lớn khôn rồi, con khỏi lo.

Bà Đậu vừa nói vừa dỡ đồ ra cho Sáu, đủ các thứ: đường sữa, xôi, thịt gà, bánh trái, khăn mặt, bàn chải, kim chỉ và có cả mấy trái lêkima chín vàng ươm bà mang từ Đất Đỏ lên. Sáu cầm trái lêkima đưa lên áp sát vào má. Chị nói:

- Má mua cho con ít thôi. Con ở đây đã có các chị giúp đỡ. Con chẳng thiếu gì đâu.

- Con đem vô chia cho chị em, nói má cảm ơn mấy chị. Giờ con thích gì nói má mua cho.

Sáu ước có một bộ đồ mới để mặc vào cái ngày cuối cùng của đời mình. Chị xin má một chiếc

- Này, bà đừng làm quá. Tôi đã không bỏ tù bà là phước rồi. Thôi bà về đi.

Bà Đậu vẫn chưa buông tha:

- Ông cũng đừng làm quá, ác giả thì ác báo đó. Tổng Tòng bảo bọn lính thả mẹ con bà về, tiếp tục theo dõi. Bà Đậu chẳng còn biết sợ là gì nữa. Bà cứ buôn bán, gặp ai, bà cũng hỏi thăm đường đi vô Khám Chí Hòa, ngày giờ thăm nuôi, phép tắc thăm nuôi.

Một bà vợ lính tốt bụng ngồi ăn bún mách cho bà Đậu là có bà Nang người Đất Đỏ lấy quận Hiển hiện nay đang ở Sài Gòn. Cô Xuân Lan, con riêng của quận Hiển làm giám thị ở Khám Chí Hòa, bà lên đó nhờ chắc được.

Hôm sau bà Đậu xuống Vũng Tàu, đáp tàu thủy đi Sài Gòn. Buổi tối bà Nang và cô Xuân Lan tiếp bà Đậu, xởi lởi và cảm thông. Xuân Lan lộ cho bà biết rằng, thủ tướng Pháp đã ký lệnh thi hành án gần năm chục tử tù, trong đó có Võ Thị Sáu. Mới hôm rồi (đầu tháng Giêng năm 1952), 14 người bị đưa ra Côn Đảo hành quyết. Võ Thị Sáu chắc chỉ nay mai...

Bà Nang kêu “trời”, còn bà Đậu ngồi chết lặng. Nước mắt từng giọt lăn trên hai gò má nhăn nheo, sạm nắng. Hồi lâu, bà Nang mời bà Đậu đi nghỉ. Xuân Lan hứa sáng mai tới ca gác trại, cô sẽ bố trí cho bà gặp Sáu.

Bà Đậu phấp phỏng chờ con tại phòng thăm nuôi Khám Chí Hòa. Khi giám thị Xuân Lan dẫn Sáu ra, bà luống cuống đứng dậy rồi khụy xuống. Sáu chạy lại gục đầu vào lòng má. Nước mắt Sáu đẫm ngực bà. Sau hơn một năm bị tra tấn tù đày, lần đầu tiên chị khóc. Chị cũng đã biết tin mình sắp phải đi. Đây là lần cuối cùng được gặp người mẹ thân yêu, người mẹ tần tảo suốt đời vì các con.

Bà Đậu ôm chặt Sáu vào lòng, nước mắt lã chã, gương mặt thẫn thờ. Sáu ngước lên nhìn má, rồi lau nước mắt cho má, cho mình. Sáu nói với má, như để an ủi:

- Má nói Út Bảy thay con lo cho ba má nhé! - Nó lớn khôn rồi, con khỏi lo.

Bà Đậu vừa nói vừa dỡ đồ ra cho Sáu, đủ các thứ: đường sữa, xôi, thịt gà, bánh trái, khăn mặt, bàn chải, kim chỉ và có cả mấy trái lêkima chín vàng ươm bà mang từ Đất Đỏ lên. Sáu cầm trái lêkima đưa lên áp sát vào má. Chị nói:

- Má mua cho con ít thôi. Con ở đây đã có các chị giúp đỡ. Con chẳng thiếu gì đâu.

- Con đem vô chia cho chị em, nói má cảm ơn mấy chị. Giờ con thích gì nói má mua cho.

Sáu ước có một bộ đồ mới để mặc vào cái ngày cuối cùng của đời mình. Chị xin má một chiếc

quần lụa đen, một chiếc áo bà ba màu hoa cà, một chiếc khăn rằn và một chiếc mùi xoa. Bà Đậu ôm con gái vào lòng, an ủi con rằng buổi chiều bà sẽ ra chợ mua rồi gửi giám thị Xuân Lan chuyển vào cho Sáu.

Đến tận phút chia tay, hai mẹ con vẫn không nói gì về cái chết. Sáu chỉ nghẹn ngào:

- Đừng buồn nghe má!

Bà Đậu bước ra khỏi phòng, ngơ ngẩn như một người không hồn.

Một phần của tài liệu Huyền thoại con người Việt Nam - Võ Thị Sáu: Phần 1 (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)