BẢN ÁN TỬ HÌNH

Một phần của tài liệu Huyền thoại con người Việt Nam - Võ Thị Sáu: Phần 1 (Trang 52 - 58)

Ba ngày tra tấn tại bót Đất Đỏ, tổng Tòng không moi được lời nào ở Sáu. Chúng giải chị về Khám Bà Rịa tiếp tục khai thác. Quần áo Sáu rách bươm, mình đầy thương tích.

Nghe tin Sáu bị bắt, bà Đậu khóc quá chừng. Ai đến an ủi bà cũng chẳng nói chẳng rằng, chỉ nằm khóc ròng. Bà bảo Út Bảy kiếm gánh măng đưa xuống chợ Bà Rịa bán rồi mua đồ vào thăm chị. Hai lần Út Bảy quẩy măng đi bán rồi ôm giỏ đồ vào Khám Bà Rịa nhưng bọn gác ngục đều không cho vào, viện lẽ là chưa thẩm vấn xong. Chúng chỉ nhận chuyển đồ thăm nuôi, sau khi đã lục soát thật kỹ và giành nhau những miếng ngon ăn trước.

Tháng 4-1950, Sáu bị chuyển về Khám Chí Hòa (Sài Gòn). Chúng giam Sáu ở Khám 8 cùng chị Năm Cầm, chị Hồng, chị Trầm và nhiều chị lớn tuổi. Các chị rất thương, chia sẻ cho Sáu tấm áo, manh quần, chia cho Sáu từng chút đồ ăn vừa được tiếp tế.

trong tay Sáu đang xì khói. Nhưng Sáu không thèm đếm xỉa đến lão mà ném thẳng trái lựu đạn vào tốp lính.

Chớp lửa xanh lè. Tiếng nổ chát chúa. Cả Suốt, cả Đay và một tên lính giãy giụa trong vũng máu. Cả chợ kinh hoàng. Sáu vụt chạy về phía ấp Hiệp Hòa. Lão Kề lồm cồm nhổm dậy, đuổi theo. Vừa chạy lão vừa gào lên:

- Bắt lấy... bắt lấy con nhỏ.

Bọn lính ở trong đồn ùa ra. Lão Kề chạy trước, tụi lính chạy theo sau. Sáu rẽ vào một ngõ hẻm, dừng lại rút chốt trái lựu đạn thứ hai chọi lại. Bọn lính hốt hoảng, đứa té xuống ao, đứa xô vào bờ giậu, nhưng nghiệt ngã thay, trái lựu đạn lép, không nổ.

Hai tổ Công an xung phong ở đầu ấp Phước Hòa và ngã ba chợ Đất Đỏ nổ súng yểm trợ, giải vây cho Sáu rút, nhưng khẩu đại liên trong bót Đất Đỏ bắn như vãi đạn áp đảo. Bọn lính trong đồn bủa vây các ngả.

Lão Kề vồ được Sáu. Lão túm tóc giật Sáu bổ ngửa rồi bẻ quặt hai tay chị về phía sau. Bọn lính xúm lại kiếm dây trói Võ Thị Sáu giải về đồn. Bà con trong chợ đổ ra, đứng chật hai bên đường, thương cảm và kính phục người con gái còn nhỏ tuổi mà vô cùng gan dạ.

4. BẢN ÁN TỬ HÌNH

Ba ngày tra tấn tại bót Đất Đỏ, tổng Tòng không moi được lời nào ở Sáu. Chúng giải chị về Khám Bà Rịa tiếp tục khai thác. Quần áo Sáu rách bươm, mình đầy thương tích.

Nghe tin Sáu bị bắt, bà Đậu khóc quá chừng. Ai đến an ủi bà cũng chẳng nói chẳng rằng, chỉ nằm khóc ròng. Bà bảo Út Bảy kiếm gánh măng đưa xuống chợ Bà Rịa bán rồi mua đồ vào thăm chị. Hai lần Út Bảy quẩy măng đi bán rồi ôm giỏ đồ vào Khám Bà Rịa nhưng bọn gác ngục đều không cho vào, viện lẽ là chưa thẩm vấn xong. Chúng chỉ nhận chuyển đồ thăm nuôi, sau khi đã lục soát thật kỹ và giành nhau những miếng ngon ăn trước.

Tháng 4-1950, Sáu bị chuyển về Khám Chí Hòa (Sài Gòn). Chúng giam Sáu ở Khám 8 cùng chị Năm Cầm, chị Hồng, chị Trầm và nhiều chị lớn tuổi. Các chị rất thương, chia sẻ cho Sáu tấm áo, manh quần, chia cho Sáu từng chút đồ ăn vừa được tiếp tế.

Sáu tham gia các hoạt động ở khám phụ nữ. Liên đoàn tù nhân Khám Lớn Chí Hòa đang cổ động phong trào văn hóa trong tù: “Người biết chữ dạy người chưa biết chữ, người học lớp trên dạy cho người học lớp dưới”.

Buổi sáng, sau khi làm vệ sinh xong là mọi người tự giác vào học. Mỗi người được chia một mét vuông sàn khám làm bảng học, thay luôn cho vở. Họ dùng gạch non làm phấn, viết lên đó những bài tập đọc, chính tả. Các chị ưu tiên cho Sáu một chỗ nằm tương đối tốt, nơi gần cửa thoáng hơn.

Nền khám bằng ximăng láng bóng, nằm thì sạch, nhưng viết không ăn phấn. Sáu lựa lúc ra chơi kiếm cục đá xanh, chà nhăm ô bảng của mình cho dễ viết. Chị kiếm mẩu gạch non mài nhỏ lại như viên phấn rồi nắn nót viết bài, cặm cụi giải những bài toán lớp ba mà trước kia chị bỏ dở. Nhờ siêng học, sáu tháng sau chị đã theo hết chương trình phổ cập cấp một, làm thông thạo các phép tính số học. Sáu rất thích các bài văn, bài sử nói về Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung. Chị Hồng, chị Trầm dành nhiều thời gian kèm cặp cho Sáu.

Tổng kết phong trào học văn hóa trong tù, Sáu được nhận phần thưởng của Liên đoàn. Phần thưởng là một cây bút chì, một cuốn tập,

một đôi bông tai bằng gáo dừa được mài công phu, đen bóng như sừng xen lẫn những hoa văn tự nhiên rất đẹp. Sáu thích lắm. Đôi bông tai vừa là phần thưởng thành tích học tập, vừa là đồ trang sức đẹp nhất của chị.

Suốt một thời thơ ấu, Sáu chỉ biết đến những chuỗi cườm xâu từ những cánh lêkima rụng. Đó là đồ chơi của những đứa trẻ nhà nghèo. Bọn trẻ cùng lứa tuổi với Sáu thường thơ thẩn trong vườn, nhặt cánh hoa lêkima rụng, xâu thành chuỗi tặng cho nhau, chơi trò “cô dâu - chú rể”. Đôi bông tai còn là kỷ vật của đời tù. Chỉ có những người tù mới làm ra những đồ trang sức độc đáo như vậy. Họ đã gọt, mài những mảnh gáo dừa bình dị thành đôi bông tai, cà rá, ngôi sao, con chim, bông hoa để tặng nhau, gửi gắm vào kỷ vật nhỏ bé ấy một niềm tin, truyền vào đấy hơi ấm của cuộc đời, gửi cho nhau, thầm nhắc nhau vững tin, chiến đấu và chiến thắng. Ngoài giờ học văn hóa, Sáu còn học hát, học múa, học thêu thùa và tham gia các sinh hoạt của Liên đoàn tù nhân. Các chị rất thương Sáu. Bao giờ có đồ thăm nuôi, các chị cũng chia cho Sáu những món quà ngon nhất. Các chị truyền cho Sáu những kinh nghiệm sống trong tù, với mình phải lạc quan, kiên trì, vững chí; với bạn phải thương yêu chia sẻ hết mình; với kẻ thù

Sáu tham gia các hoạt động ở khám phụ nữ. Liên đoàn tù nhân Khám Lớn Chí Hòa đang cổ động phong trào văn hóa trong tù: “Người biết chữ dạy người chưa biết chữ, người học lớp trên dạy cho người học lớp dưới”.

Buổi sáng, sau khi làm vệ sinh xong là mọi người tự giác vào học. Mỗi người được chia một mét vuông sàn khám làm bảng học, thay luôn cho vở. Họ dùng gạch non làm phấn, viết lên đó những bài tập đọc, chính tả. Các chị ưu tiên cho Sáu một chỗ nằm tương đối tốt, nơi gần cửa thoáng hơn.

Nền khám bằng ximăng láng bóng, nằm thì sạch, nhưng viết không ăn phấn. Sáu lựa lúc ra chơi kiếm cục đá xanh, chà nhăm ô bảng của mình cho dễ viết. Chị kiếm mẩu gạch non mài nhỏ lại như viên phấn rồi nắn nót viết bài, cặm cụi giải những bài toán lớp ba mà trước kia chị bỏ dở. Nhờ siêng học, sáu tháng sau chị đã theo hết chương trình phổ cập cấp một, làm thông thạo các phép tính số học. Sáu rất thích các bài văn, bài sử nói về Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung. Chị Hồng, chị Trầm dành nhiều thời gian kèm cặp cho Sáu.

Tổng kết phong trào học văn hóa trong tù, Sáu được nhận phần thưởng của Liên đoàn. Phần thưởng là một cây bút chì, một cuốn tập,

một đôi bông tai bằng gáo dừa được mài công phu, đen bóng như sừng xen lẫn những hoa văn tự nhiên rất đẹp. Sáu thích lắm. Đôi bông tai vừa là phần thưởng thành tích học tập, vừa là đồ trang sức đẹp nhất của chị.

Suốt một thời thơ ấu, Sáu chỉ biết đến những chuỗi cườm xâu từ những cánh lêkima rụng. Đó là đồ chơi của những đứa trẻ nhà nghèo. Bọn trẻ cùng lứa tuổi với Sáu thường thơ thẩn trong vườn, nhặt cánh hoa lêkima rụng, xâu thành chuỗi tặng cho nhau, chơi trò “cô dâu - chú rể”. Đôi bông tai còn là kỷ vật của đời tù. Chỉ có những người tù mới làm ra những đồ trang sức độc đáo như vậy. Họ đã gọt, mài những mảnh gáo dừa bình dị thành đôi bông tai, cà rá, ngôi sao, con chim, bông hoa để tặng nhau, gửi gắm vào kỷ vật nhỏ bé ấy một niềm tin, truyền vào đấy hơi ấm của cuộc đời, gửi cho nhau, thầm nhắc nhau vững tin, chiến đấu và chiến thắng. Ngoài giờ học văn hóa, Sáu còn học hát, học múa, học thêu thùa và tham gia các sinh hoạt của Liên đoàn tù nhân. Các chị rất thương Sáu. Bao giờ có đồ thăm nuôi, các chị cũng chia cho Sáu những món quà ngon nhất. Các chị truyền cho Sáu những kinh nghiệm sống trong tù, với mình phải lạc quan, kiên trì, vững chí; với bạn phải thương yêu chia sẻ hết mình; với kẻ thù

phải luôn luôn cảnh giác trước bạo lực và cạm bẫy. Các chị dạy Sáu cách đối phó với kẻ thù, khi bị thẩm vấn phải nhất quán một lời cung; lúc ra tòa phải biết cách vạch tội ác, tố cáo cuộc chiến tranh phi nghĩa của chúng. Và, khi cần phải chết, biết chọn một cái chết cho xứng đáng. Anh Lý Hải Châu, Tổng đại diện của tù nhân Chí Hòa kể lại, lần đầu tiên, anh nhìn thấy Võ Thị Sáu đang đi bách bộ dưới sân Khám Chí Hòa trong giờ tắm nắng, dáng thon thả trong bộ bà ba đen, tóc xõa dưới vai. Võ Thị Sáu có dáng đi rất thẳng, lặng lẽ, một mình. Anh Tám Thìn, cán bộ công an Long Thành (khi ấy thuộc tỉnh Bà Rịa - Chợ Lớn) đã kể cho anh nghe về chiến công của Võ Thị Sáu, với biệt danh: Sáu Đất Đỏ. Đầu tháng Giêng năm 1951, tù nhân Chí Hòa phát động cuộc đấu tranh tuyệt thực đòi cải thiện đời sống, chống đánh đập. Cuộc tuyệt thực kéo dài mười một ngày rưỡi, giành thắng lợi lớn. Nhà tù thỏa mãn mọi yêu cầu của tù nhân. Với tư cách là Tổng đại diện, Chủ tịch Ủy ban tranh đấu, Lý Hải Châu đi từng khám thông báo cho anh chị em về kết quả cuộc đấu tranh và tuyên bố ngưng tuyệt thực. Tại hai Khám 9, 10 - giam tù nhân nữ - hàng trăm chị em nằm la liệt, thoi thóp dưới sàn ximăng, xanh xao, vàng vọt, nhưng những con mắt vẫn rừng rực khí phách, tinh anh, lẳng lặng nghe anh thông báo

kết quả cuộc đấu tranh cho người đại diện. Lý Hải Châu đã bắt gặp cặp mắt to tròn của người con gái xinh xắn đang chăm chú nhìn anh và lắng nghe, người con gái mà anh đã nhìn thấy dưới sân: Sáu Đất Đỏ.

Lý Hải Châu nhớ lại, trong cuộc đấu tranh ấy, có một đại diện tù hình sự, đến ngày thứ bảy, bỏ ra ăn, sau đó, xuyên tạc ban lãnh đạo là “thiếu dân chủ”, áp đặt cuộc đấu tranh cho tù hình sự. Lập tức cả hàng trăm lá thư gửi cho Lý Hải Châu, phản đối hành động của người tù hình sự kia, trong đó có thư của Võ Thị Sáu: “... đề nghị đồng chí Tổng đại diện cương quyết trừng trị tên phản bội...”.

Tết Tân Mão (1951) tưng bừng, náo nhiệt chưa từng có trước đó tại nhà lao Chí Hòa. Vui vì thắng lợi của cuộc đấu tranh, vui vì các tin chiến thắng từ bên ngoài dồn dập dội vào. Tù nhân Chí Hòa có cả bánh tét, bánh hỏi, thịt quay, dưa hấu. Cờ đỏ sao vàng rực rỡ trên bàn thờ Tổ quốc được lập trong các khám. Nhờ thắng lợi của cuộc đấu tranh, Lý Hải Châu được nhà tù mở cửa cho ra để đi chúc tết anh chị em. Lý Hải Châu đi giữa những tiếng hoan hô của các khám. Có khám đón anh bằng một bản đồng ca, có khám đón anh bằng một điệu múa Lào. Riêng khám Võ Thị Sáu ở đón anh bằng một điệu múa lân, rất nhộn, làm anh nhớ mãi.

phải luôn luôn cảnh giác trước bạo lực và cạm bẫy. Các chị dạy Sáu cách đối phó với kẻ thù, khi bị thẩm vấn phải nhất quán một lời cung; lúc ra tòa phải biết cách vạch tội ác, tố cáo cuộc chiến tranh phi nghĩa của chúng. Và, khi cần phải chết, biết chọn một cái chết cho xứng đáng. Anh Lý Hải Châu, Tổng đại diện của tù nhân Chí Hòa kể lại, lần đầu tiên, anh nhìn thấy Võ Thị Sáu đang đi bách bộ dưới sân Khám Chí Hòa trong giờ tắm nắng, dáng thon thả trong bộ bà ba đen, tóc xõa dưới vai. Võ Thị Sáu có dáng đi rất thẳng, lặng lẽ, một mình. Anh Tám Thìn, cán bộ công an Long Thành (khi ấy thuộc tỉnh Bà Rịa - Chợ Lớn) đã kể cho anh nghe về chiến công của Võ Thị Sáu, với biệt danh: Sáu Đất Đỏ. Đầu tháng Giêng năm 1951, tù nhân Chí Hòa phát động cuộc đấu tranh tuyệt thực đòi cải thiện đời sống, chống đánh đập. Cuộc tuyệt thực kéo dài mười một ngày rưỡi, giành thắng lợi lớn. Nhà tù thỏa mãn mọi yêu cầu của tù nhân. Với tư cách là Tổng đại diện, Chủ tịch Ủy ban tranh đấu, Lý Hải Châu đi từng khám thông báo cho anh chị em về kết quả cuộc đấu tranh và tuyên bố ngưng tuyệt thực. Tại hai Khám 9, 10 - giam tù nhân nữ - hàng trăm chị em nằm la liệt, thoi thóp dưới sàn ximăng, xanh xao, vàng vọt, nhưng những con mắt vẫn rừng rực khí phách, tinh anh, lẳng lặng nghe anh thông báo

kết quả cuộc đấu tranh cho người đại diện. Lý Hải Châu đã bắt gặp cặp mắt to tròn của người con gái xinh xắn đang chăm chú nhìn anh và lắng nghe, người con gái mà anh đã nhìn thấy dưới sân: Sáu Đất Đỏ.

Lý Hải Châu nhớ lại, trong cuộc đấu tranh ấy, có một đại diện tù hình sự, đến ngày thứ bảy, bỏ ra ăn, sau đó, xuyên tạc ban lãnh đạo là “thiếu dân chủ”, áp đặt cuộc đấu tranh cho tù hình sự. Lập tức cả hàng trăm lá thư gửi cho Lý Hải Châu, phản đối hành động của người tù hình sự kia, trong đó có thư của Võ Thị Sáu: “... đề nghị đồng chí Tổng đại diện cương quyết trừng trị tên phản bội...”.

Tết Tân Mão (1951) tưng bừng, náo nhiệt chưa từng có trước đó tại nhà lao Chí Hòa. Vui vì thắng lợi của cuộc đấu tranh, vui vì các tin chiến thắng từ bên ngoài dồn dập dội vào. Tù nhân Chí Hòa có cả bánh tét, bánh hỏi, thịt quay, dưa hấu. Cờ đỏ sao vàng rực rỡ trên bàn thờ Tổ quốc được lập trong các khám. Nhờ thắng lợi của cuộc đấu tranh, Lý Hải Châu được nhà tù mở cửa cho ra để đi chúc tết anh chị em. Lý Hải Châu đi giữa những tiếng hoan hô của các khám. Có khám đón anh bằng một bản đồng ca, có khám đón anh bằng một điệu múa Lào. Riêng khám Võ Thị Sáu ở đón anh bằng một điệu múa lân, rất nhộn, làm anh nhớ mãi.

Nhóm múa lân có ba người. Một cô lấy cái xô tôn đựng cơm làm lân để múa. Cô Lan cụt (vì ném lựu đạn diệt địch, bị cụt mất hai ngón tay) gõ trống trên đáy thùng gỗ đựng nước. Cô thứ ba, mặt đen, râu trắng, bụng nhét đầy quần áo, đóng vai ông Địa. Ông Địa phe phẩy chiếc quạt bước từng bước theo nhịp vỗ tay của hàng chục chị em. Trong số đó anh vẫn nhận ra một dáng người nhỏ nhắn, đôi mắt đen láy, đầy bản lĩnh: đó là Võ Thị Sáu, biệt danh Sáu Đất Đỏ. Mọi người đều cười đùa hồn nhiên, vui hết cỡ...

* * *

Tháng 4 năm 1951, Võ Thị Sáu ra trước tòa án quân sự thường trực Pháp, lãnh án tử hình. Phiên tòa xử Võ Thị Sáu không có luật sư, không có công chúng, chỉ có chánh án, bồi thẩm, công tố, hiến binh. Cai tổng Tòng và lão lính Kề ngồi ghế nhân chứng. Mặc dù Sáu không nhận tội, tên đại tá chánh án Pháp vẫn buộc chị phạm tội tham dự vào các vụ “giết hại các nhà chức trách ở Đất Đỏ”.

Tổng Tòng được gọi lên đã xác nhận: “Võ

Một phần của tài liệu Huyền thoại con người Việt Nam - Võ Thị Sáu: Phần 1 (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)