NGƯỜI TRINH SÁT TRẺ TUỔ

Một phần của tài liệu Huyền thoại con người Việt Nam - Võ Thị Sáu: Phần 1 (Trang 38 - 52)

Năm 1947, bọn Pháp lập xong hệ thống đồn bót dọc tỉnh lộ 23, kiểm soát một phần lớn vùng nông thôn và các thị xã, thị trấn trong tỉnh. Nhiều người dân Đất Đỏ bất hợp tác với giặc. Một buổi sáng, ông Năm Hợi vừa đánh xe ra chợ đón khách thì cai tổng Tòng đội nón nỉ, chống can đi lại gọi giật giọng:

- Ê, lão Năm Hợi, chở ta về Bà Rịa.

Tổng Tòng là tên tay sai đắc lực của thực dân Pháp, gian ác khét tiếng trong vùng. Biết hắn đang có việc cần đến bẩm quan tỉnh, ông Năm Hợi tìm cách thoái thác:

- Bữa nay tôi lỡ hẹn bạn hàng đi Phước Hải chở cá, thầy cai cảm phiền.

Cai tổng trợn mắt, nạt:

- Việc quốc gia mà lão nói cảm phiền sao được. Bộ xe lão chỉ quen chở Việt Minh thôi hả? Còn chuyện thằng con lão trốn vô rừng theo Việt Minh tôi chưa hỏi tới đó.

Út Bảy đang ngồi rửa chén phụng phịu: - Chị Sáu đi chơi hoài để em phải nấu cơm, rửa chén nè!

Sáu cười rất tươi:

- Thôi, để đó chị rửa cho.

- Sao không để em rửa xong rồi hãy về? Sáu sà xuống bên em, cùng rửa chén.

3. NGƯỜI TRINH SÁT TRẺ TUỔI

Năm 1947, bọn Pháp lập xong hệ thống đồn bót dọc tỉnh lộ 23, kiểm soát một phần lớn vùng nông thôn và các thị xã, thị trấn trong tỉnh. Nhiều người dân Đất Đỏ bất hợp tác với giặc. Một buổi sáng, ông Năm Hợi vừa đánh xe ra chợ đón khách thì cai tổng Tòng đội nón nỉ, chống can đi lại gọi giật giọng:

- Ê, lão Năm Hợi, chở ta về Bà Rịa.

Tổng Tòng là tên tay sai đắc lực của thực dân Pháp, gian ác khét tiếng trong vùng. Biết hắn đang có việc cần đến bẩm quan tỉnh, ông Năm Hợi tìm cách thoái thác:

- Bữa nay tôi lỡ hẹn bạn hàng đi Phước Hải chở cá, thầy cai cảm phiền.

Cai tổng trợn mắt, nạt:

- Việc quốc gia mà lão nói cảm phiền sao được. Bộ xe lão chỉ quen chở Việt Minh thôi hả? Còn chuyện thằng con lão trốn vô rừng theo Việt Minh tôi chưa hỏi tới đó.

Út Bảy đang ngồi rửa chén phụng phịu: - Chị Sáu đi chơi hoài để em phải nấu cơm, rửa chén nè!

Sáu cười rất tươi:

- Thôi, để đó chị rửa cho.

- Sao không để em rửa xong rồi hãy về? Sáu sà xuống bên em, cùng rửa chén.

- Con tôi có phận của nó. Mấy ông giỏi thì vô rừng mà hỏi.

- Không nói lôi thôi, có chở không thì bảo? - Xe tôi phải đi mần ăn.

- Ngon ha! Ta đi Bà Rịa về rồi lão biết. Cai tổng rít lên rồi gọi tụi lính giam xe ông vào bót. Hắn quay ra đường, nhảy tót lên một chiếc xe khác vừa từ phía Xuyên Mộc chạy về Long Điền, quát người chủ xe:

- Chạy lẹ lên!

Ông Năm Hợi bỏ xe, về bàn với vợ đưa cả gia đình lên chiến khu tránh sự trả thù của tổng Tòng. Ông dựng lều cho ba mẹ con ở Cầu Trọng, gần đơn vị của anh Năm. Ông phát rẫy trồng tỉa, còn bà mở gánh bún ở đầu cầu. Khách ăn ít, cảnh nhà thêm khó.

Đội Công an xung phong Đất Đỏ do Mai Văn Láng làm đội trưởng nhận nhiệm vụ diệt một số tên ác ôn, phá rã bộ máy hội tề ở thị trấn Đất Đỏ và các xã lân cận. Láng đề nghị với Hồ Hiệp - Trưởng Công an huyện - cho tuyển Võ Thị Sáu vào Công an xung phong. Các anh đang rất cần người thông thạo địa bàn vùng tạm chiếm, nhất là vùng trọng điểm Đất Đỏ.

Đề nghị của Láng được chấp nhận ngay. Hồ Hiệp cũng đã phát hiện ra cô bé 14 tuổi này

có năng khiếu của một chiến sĩ trinh sát quả cảm. Lúc ấy là mùa thu năm 1947.

Buổi tối, Hồ Hiệp cùng ông Mười Thiết tới nói chuyện với ông Năm Hợi. Mười Thiết (Võ Văn Thiết) là một đồng chí trung kiên, đảng viên đầu tiên của làng Long Mỹ, khi ấy là tỉnh ủy viên lâm thời, đang phụ trách công tác phát triển Đảng ở vùng Đất Đỏ. Mười Thiết quen Năm Hợi từ thời con nít, cùng ôm gà đi chọi khắp làng.

Biết cảnh nhà ông Năm Hợi khó khăn, các anh rất ái ngại. Nhưng công tác phá tề, trừ gian đòi hỏi phải có người thông thạo địa bàn, mưu trí, can đảm. Các anh đã nhắm Võ Thị Sáu. Ông Năm Hợi ngồi nghe suốt buổi. Tới khuya ông mới thủng thẳng trả lời:

- Tôi cũng định nói mấy chú, con Sáu lớn rồi, tôi gởi cho cách mạng. Mấy chú coi nó mần được việc chi thì giao.

Hồ Hiệp và Mười Thiết cảm động ôm chầm lấy ông Năm Hợi.

Cuối năm 1947, Chi đội 16 mở trường Thiếu sinh quân đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ về quân sự để bổ sung cho các lực lượng vũ trang ta đang thiếu và bổ sung cán bộ trẻ cho các ngành. Đồng chí Mai Văn Xuân, cán bộ Phòng Chính trị của Chi đội phụ trách giảng dạy chính trị

- Con tôi có phận của nó. Mấy ông giỏi thì vô rừng mà hỏi.

- Không nói lôi thôi, có chở không thì bảo? - Xe tôi phải đi mần ăn.

- Ngon ha! Ta đi Bà Rịa về rồi lão biết. Cai tổng rít lên rồi gọi tụi lính giam xe ông vào bót. Hắn quay ra đường, nhảy tót lên một chiếc xe khác vừa từ phía Xuyên Mộc chạy về Long Điền, quát người chủ xe:

- Chạy lẹ lên!

Ông Năm Hợi bỏ xe, về bàn với vợ đưa cả gia đình lên chiến khu tránh sự trả thù của tổng Tòng. Ông dựng lều cho ba mẹ con ở Cầu Trọng, gần đơn vị của anh Năm. Ông phát rẫy trồng tỉa, còn bà mở gánh bún ở đầu cầu. Khách ăn ít, cảnh nhà thêm khó.

Đội Công an xung phong Đất Đỏ do Mai Văn Láng làm đội trưởng nhận nhiệm vụ diệt một số tên ác ôn, phá rã bộ máy hội tề ở thị trấn Đất Đỏ và các xã lân cận. Láng đề nghị với Hồ Hiệp - Trưởng Công an huyện - cho tuyển Võ Thị Sáu vào Công an xung phong. Các anh đang rất cần người thông thạo địa bàn vùng tạm chiếm, nhất là vùng trọng điểm Đất Đỏ.

Đề nghị của Láng được chấp nhận ngay. Hồ Hiệp cũng đã phát hiện ra cô bé 14 tuổi này

có năng khiếu của một chiến sĩ trinh sát quả cảm. Lúc ấy là mùa thu năm 1947.

Buổi tối, Hồ Hiệp cùng ông Mười Thiết tới nói chuyện với ông Năm Hợi. Mười Thiết (Võ Văn Thiết) là một đồng chí trung kiên, đảng viên đầu tiên của làng Long Mỹ, khi ấy là tỉnh ủy viên lâm thời, đang phụ trách công tác phát triển Đảng ở vùng Đất Đỏ. Mười Thiết quen Năm Hợi từ thời con nít, cùng ôm gà đi chọi khắp làng.

Biết cảnh nhà ông Năm Hợi khó khăn, các anh rất ái ngại. Nhưng công tác phá tề, trừ gian đòi hỏi phải có người thông thạo địa bàn, mưu trí, can đảm. Các anh đã nhắm Võ Thị Sáu. Ông Năm Hợi ngồi nghe suốt buổi. Tới khuya ông mới thủng thẳng trả lời:

- Tôi cũng định nói mấy chú, con Sáu lớn rồi, tôi gởi cho cách mạng. Mấy chú coi nó mần được việc chi thì giao.

Hồ Hiệp và Mười Thiết cảm động ôm chầm lấy ông Năm Hợi.

Cuối năm 1947, Chi đội 16 mở trường Thiếu sinh quân đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ về quân sự để bổ sung cho các lực lượng vũ trang ta đang thiếu và bổ sung cán bộ trẻ cho các ngành. Đồng chí Mai Văn Xuân, cán bộ Phòng Chính trị của Chi đội phụ trách giảng dạy chính trị

và đồng chí Nguyễn Văn Ái giảng quân sự. Trường mở được 4 lớp, gồm 160 em đang công tác tại các đơn vị, các cơ quan, công an xung phong, các huyện đội và xã đội.

Lớp thiếu sinh quân đầu tiên mở tại chiến khu Long Mỹ, Võ Thị Sáu được công an xung phong huyện Đất Đỏ giới thiệu đi học. Về quân sự, học viên được huấn luyện về súng bộ binh, lựu đạn, chiến thuật tổ ba người, đội hình chiến đấu tiểu đội, kỹ thuật trinh sát. Về chính trị, có các bài: Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc ta; Đời hoạt động của Bác Hồ kính yêu; Những tấm gương thiếu niên anh dũng.

Sau khóa học, các em trở về đơn vị công tác và trưởng thành nhanh chóng, với nhiều chiến công diệt ác, trừ gian và khí phách anh hùng khi đối mặt với kẻ thù.

Anh Mai Văn Xuân, người phụ trách khóa thiếu sinh quân năm ấy còn nhớ mãi một kỷ niệm về Võ Thị Sáu. Lớp học có sự kiện cắt tóc thề ngang vai cho các thiếu nữ học viên. Long Mỹ lúc đó là căn cứ địa của tỉnh. Các đoàn cán bộ Trung ương và các đoàn quân Nam tiến chi viện cho Nam Bộ đều dừng chân ở Long Mỹ. Một lần, đoàn quân Nam tiến hành quân qua trường, thấy các chị trong đoàn quân Nam tiến đều cắt tóc thề ngang vai, mặc quân phục, trông rất hùng dũng.

Nhà trường trao đổi với các em, nên học các chị trong đoàn quân Nam tiến, cắt tóc ngang vai.

Võ Thị Sáu là người đầu tiên xin tình nguyện cắt tóc như các chị để tiện lợi trong công tác cách mạng. Theo gương Võ Thị Sáu, các học viên nữ trong lớp thiếu sinh quân khóa I đều xin được cắt tóc ngắn. Buổi chiều, các má đem đồ tiếp tế vào trông lạ mắt, la quá chừng, nhà trường phải cầu cứu đến ông Trần Xuân Độ mới giải quyết êm. Gặp bà con, ông Độ chỉ nói một câu: - Sao các bà lạc hậu thế, các cháu nó cắt tóc ngắn để đi tham gia cách mạng, chứ có làm gì đâu mà các bà thắc mắc, chửi bới om sòm.

Trần Xuân Độ là người tiêu biểu cho phẩm chất của người cộng sản thời ấy. Ông quê ở tỉnh Hà Nam, mồ côi từ năm lên 8 tuổi, lưu lạc gánh nước mướn, giặt đồ thuê, đổ rác hộ, nhặt cơm rơi, mót lá bánh sống qua ngày, rồi thành người thợ, giác ngộ cách mạng, bị Pháp bắt tù, đánh đập chết đi sống lại nhiều lần, đày ra Côn Đảo. Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, ông trở về công tác tại Bà Rịa. Ông phấn đấu hết mình vì cách mạng, vì lợi ích của dân, không riêng tư vụ lợi, kể cả một chút chức vị, một chút danh tiếng cho mình. Trong lòng người dân Bà Rịa, ông là hình ảnh của người cán bộ Cụ Hồ mẫu mực. Bất cứ chuyện gì khúc mắc trong nội bộ, với nhân dân, có ông là giải quyết ổn thỏa.

và đồng chí Nguyễn Văn Ái giảng quân sự. Trường mở được 4 lớp, gồm 160 em đang công tác tại các đơn vị, các cơ quan, công an xung phong, các huyện đội và xã đội.

Lớp thiếu sinh quân đầu tiên mở tại chiến khu Long Mỹ, Võ Thị Sáu được công an xung phong huyện Đất Đỏ giới thiệu đi học. Về quân sự, học viên được huấn luyện về súng bộ binh, lựu đạn, chiến thuật tổ ba người, đội hình chiến đấu tiểu đội, kỹ thuật trinh sát. Về chính trị, có các bài: Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc ta; Đời hoạt động của Bác Hồ kính yêu; Những tấm gương thiếu niên anh dũng.

Sau khóa học, các em trở về đơn vị công tác và trưởng thành nhanh chóng, với nhiều chiến công diệt ác, trừ gian và khí phách anh hùng khi đối mặt với kẻ thù.

Anh Mai Văn Xuân, người phụ trách khóa thiếu sinh quân năm ấy còn nhớ mãi một kỷ niệm về Võ Thị Sáu. Lớp học có sự kiện cắt tóc thề ngang vai cho các thiếu nữ học viên. Long Mỹ lúc đó là căn cứ địa của tỉnh. Các đoàn cán bộ Trung ương và các đoàn quân Nam tiến chi viện cho Nam Bộ đều dừng chân ở Long Mỹ. Một lần, đoàn quân Nam tiến hành quân qua trường, thấy các chị trong đoàn quân Nam tiến đều cắt tóc thề ngang vai, mặc quân phục, trông rất hùng dũng.

Nhà trường trao đổi với các em, nên học các chị trong đoàn quân Nam tiến, cắt tóc ngang vai.

Võ Thị Sáu là người đầu tiên xin tình nguyện cắt tóc như các chị để tiện lợi trong công tác cách mạng. Theo gương Võ Thị Sáu, các học viên nữ trong lớp thiếu sinh quân khóa I đều xin được cắt tóc ngắn. Buổi chiều, các má đem đồ tiếp tế vào trông lạ mắt, la quá chừng, nhà trường phải cầu cứu đến ông Trần Xuân Độ mới giải quyết êm. Gặp bà con, ông Độ chỉ nói một câu: - Sao các bà lạc hậu thế, các cháu nó cắt tóc ngắn để đi tham gia cách mạng, chứ có làm gì đâu mà các bà thắc mắc, chửi bới om sòm.

Trần Xuân Độ là người tiêu biểu cho phẩm chất của người cộng sản thời ấy. Ông quê ở tỉnh Hà Nam, mồ côi từ năm lên 8 tuổi, lưu lạc gánh nước mướn, giặt đồ thuê, đổ rác hộ, nhặt cơm rơi, mót lá bánh sống qua ngày, rồi thành người thợ, giác ngộ cách mạng, bị Pháp bắt tù, đánh đập chết đi sống lại nhiều lần, đày ra Côn Đảo. Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, ông trở về công tác tại Bà Rịa. Ông phấn đấu hết mình vì cách mạng, vì lợi ích của dân, không riêng tư vụ lợi, kể cả một chút chức vị, một chút danh tiếng cho mình. Trong lòng người dân Bà Rịa, ông là hình ảnh của người cán bộ Cụ Hồ mẫu mực. Bất cứ chuyện gì khúc mắc trong nội bộ, với nhân dân, có ông là giải quyết ổn thỏa.

Mái tóc thề đã theo Võ Thị Sáu đi suốt chặng đường kháng chiến, cho đến khi ra tòa án thực dân, rồi trước pháp trường, mái tóc thề ngang vai vẫn hiên ngang trong gió, ngạo nghễ trước mắt kẻ thù, trở thành hình tượng đẹp nhất trong lòng những người đồng đội của chị, sống mãi cùng tuổi thanh xuân Võ Thị Sáu.

* * *

Võ Thị Sáu trở thành chiến sĩ trinh sát của Đội Công an xung phong Đất Đỏ. Cô luồn sâu vào vùng quê bị tạm chiếm, từ Đất Đỏ đến Phước Lợi, Phước Hải. Sáu luôn thay hình đổi dạng: Có lúc cô đóng vai người đi chợ, khi lại giả bộ làm thợ cấy, thợ gặt. Nơi nào đội Công an xung phong chuẩn bị về hoạt động là Sáu đến trước trinh sát địa bàn, nắm tình hình địch. Nơi nào có địch, Sáu báo về hoặc để ám hiệu ở nơi quy định. Từ ngày có Sáu làm trinh sát, Đội Công an xung phong ít bị địch phục kích, đỡ tổn thất, thương vong.

Cơ sở phát hiện một phụ nữ ở Đất Đỏ thường lảng vảng đến cuối xóm, gần địa điểm tập kết của lực lượng vũ trang ta mỗi khi về hoạt động ở Đất Đỏ. Lần nào cô ta đến, anh em đều bị phục kích. Sáu theo dõi đối tượng, thấy mỗi lần thị vào xóm quan sát xong đều vào đồn báo tin cho bọn lính. Công an xung phong đã bố trí bắt thị về khu xử trí, loại trừ được một tên chỉ điểm nguy hiểm.

Đội Công an xung phong được lệnh phá cuộc mít tinh kỷ niệm ngày quốc khánh Pháp 14-7-1948, do Tỉnh trưởng Lê Thành Tường tổ chức tại Đất Đỏ. Địch tăng cường lính từ Bà Rịa về, chăng dây thép gai quanh khu vực mít tinh và cho lính canh từ tối. Chúng bố trí lực lượng kiểm soát mọi ngả đường và lối vào nơi mít tinh. Anh em công an bàn tính mãi, chưa có cách nào đột nhập được.

Sáu xin phép đội trưởng Mai Văn Láng cho cô trực tiếp tham gia trận này. Láng đồng ý phương án của chị. Sáu nhận lựu đạn, ém vào góc chợ sát khán đài từ nửa đêm. Đó là địa bàn cô hết sức quen thuộc. Sáng ra, xe tỉnh trưởng vừa tới, bọn lính lùa đồng bào vào sân thì Sáu sẽ liệng lựu đạn về phía khán đài. Hai tổ Công an xung phong chốt gần đấy nổ súng yểm trợ cho Sáu

Một phần của tài liệu Huyền thoại con người Việt Nam - Võ Thị Sáu: Phần 1 (Trang 38 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)