Thời kỳ phong kiến

Một phần của tài liệu Văn hóa, đất nước và con người Việt Nam - Nặm Đin, Phủ Cốn: Phần 2 (Trang 97 - 99)

Bắt đầu từ thế kỷ II, cùng với việc xây dựng và bảo vệ đất nước, tổ tiên ta đã dành nhiều công sức phát triển nền giáo dục dân tộc. Đặc trưng nổi bật của giáo dục Việt Nam thời phong kiến là nền giáo dục Nho học. Thời kỳ đầu dựng nước, bên cạnh giáo dục Nho học cịn có sự tồn tại của các loại hình giáo dục khác là Phật giáo và Đạo giáo. Tuy có sự khác nhau nhưng các loại hình giáo dục trên không bài trừ lẫn nhau, các triều đại phong kiến nối tiếp nhau luôn lấy Nho giáo làm hệ tư tưởng chính thống. Vì thế,

chùa, đã trở thành trạng nguyên nhỏ tuổi nhất trong lịch sử nước ta, khi mới 13 tuổi, Mạc Đĩnh Chi vì nhà nghèo khơng thể đến lớp, chỉ đứng ngoài nghe thầy giảng, đêm đến phải học dưới ánh sáng của con đom đóm trong vỏ trứng, đã đỗ trạng nguyên và trở thành Lưỡng quốc Trạng nguyên (Trung Hoa và Đại Việt). Đó cịn là những tấm gương hiếu học của các bậc hiền tài đáng kính như: Nhà giáo Chu Văn An, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trạng Lường Lương Thế Vinh, nhà bác học Lê Quý Đôn,...; là tinh thần của nghị lực phi thường vươn lên trở thành nhà giáo ưu tú - Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký,... Sự hiếu học, tinh thần ham học hỏi của dân tộc Việt Nam còn được biểu hiện ở thái độ coi trọng việc học và người có học, tơn trọng thầy cơ, kính trọng họ như cha mẹ của mình “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, “Không thày đố mày làm nên”. Cùng với tiến trình lịch sử dân tộc, dịng chảy của truyền thống hiếu học ấy với tinh thần “Học! Học nữa! Học mãi!” đã được các thế hệ người dân Việt Nam hôm nay tiếp tục phát huy và tỏa sáng.

V. GIÁO DỤC

1. Thời kỳ Bắc thuộc

Từ đầu Công nguyên thời Bắc thuộc, các triều đại Trung Quốc đã truyền bá chữ Nho, mở trường học tại Việt Nam, với quan niệm là công cụ đồng hóa. Trong thời kỳ này, hệ thống cai trị mở trường công và cho phép mở trường tư, chủ yếu là dạy chữ

Hán cho một số ít người Việt và chữ Việt cho đội ngũ quan cai trị. Chúng thi hành chính sách sĩ tộc, tức là lấy con em các gia đình thế tộc vào học đến một trình độ nào đó, khơng cần thi cử, đưa lên làm quan cai trị. Thời kỳ này, trên đất Việt chưa có hệ thống giáo dục.

Mãi đến thời nhà Đường (618-907), Trung Quốc mới bỏ chế độ sĩ tộc mà thay vào đó là chế độ thi cử, đặt ra các học vị đỗ đạt cụ thể. Từ đó, giáo dục Việt Nam mơ phỏng theo nền giáo dục của Trung Quốc, bao gồm cấp bậc tiểu học (thu nạp học sinh dưới 15 tuổi), bậc học này chủ yếu dạy học sinh Tam tự kinh (sách có câu ngắn ba chữ, chủ yếu dạy đạo làm người); ở bậc Đại học dạy Tứ thư (Đại học, Trung dung, Luận ngữ, Mạnh Tử) và Ngũ kinh (Kinh thi, Kinh thư, Kinh lễ, Kinh dịch và Kinh xuân thu). Nội dung giảng dạy này đã giữ mãi đến sau này, gọi là nền Nho học - Khổng học.

2. Thời kỳ phong kiến

Bắt đầu từ thế kỷ II, cùng với việc xây dựng và bảo vệ đất nước, tổ tiên ta đã dành nhiều công sức phát triển nền giáo dục dân tộc. Đặc trưng nổi bật của giáo dục Việt Nam thời phong kiến là nền giáo dục Nho học. Thời kỳ đầu dựng nước, bên cạnh giáo dục Nho học cịn có sự tồn tại của các loại hình giáo dục khác là Phật giáo và Đạo giáo. Tuy có sự khác nhau nhưng các loại hình giáo dục trên khơng bài trừ lẫn nhau, các triều đại phong kiến nối tiếp nhau luôn lấy Nho giáo làm hệ tư tưởng chính thống. Vì thế,

Nho giáo gần như trở thành hệ thống giáo dục chính thống và tồn tại trong suốt thời kỳ phong kiến. Sách giáo khoa chính của Nho giáo ở bậc cao là Tứ thư,

Ngũ kinh và Bắc sử. Phương pháp giáo dục là trí dục

và đức dục. Trí dục chủ yếu là phương pháp học thuộc lòng, dùi mài kinh sử, kinh viện, giáo điều; đức dục chủ yếu sử dụng phương pháp nêu gương (Thân giáo trọng sự ngôn giáo - Nguyễn Trãi).

Cơ sở giáo dục đầu tiên của nhà nước phong kiến Việt Nam (được ghi nhận trong sử sách) là Văn Miếu - Quốc Tử Giám Thăng Long, do vua Lý Nhân Tông cho thành lập vào năm 1070. Khoa thi đầu tiên được tổ chức vào năm 1075. Lúc đầu, Văn Miếu chỉ dạy con của vua và các bậc đại thần, sau mở rộng dần cho những thanh thiếu niên có tư chất và đủ trình độ trong dân gian. Đây là trường Đại học đầu tiên của Việt Nam với lịch sử văn hiến lâu đời. Hệ thống giáo dục thời đó gồm trường tư thục, còn gọi là trường làng dành cho đại chúng do các cụ đồ nho mở lớp dạy học. Cấp cao hơn nữa thì có trường quan học dành cho con cái của các quan huyện và phủ. Cấp cao nhất là trường Quốc Tử Giám dành cho con cái của vua, quan. Giai cấp xã hội thời phong kiến được phản ảnh khá rõ rệt qua cách xưng hơ đối với học trị. Con vua, tức các hồng tử được gọi là Tơn Sinh. Con các quan trong triều đình được gọi là Ấm Sinh.

Song song với việc phát triển hệ thống giáo dục, nhà nước phong kiến rất quan tâm tổ chức các kỳ thi, xem đây là biện pháp quan trọng nhằm chọn

người tài giỏi tham gia bộ máy điều hành quốc gia. Chế độ thi cử thời phong kiến được chia thành 3 cấp: thi Hương, thi Hội và thi Đình.

Đặc biệt, các quy định về thi cử dưới thời phong kiến hết sức chặt chẽ, chứng tỏ năng lực quản lý đối với hệ thống giáo dục của các triều vua từ Lý, Trần đến Lê, Nguyễn rất cao. Tuy việc mua quan, bán tước cũng có lúc xảy ra nhưng việc gian lận trong thi cử thì rất hiếm và đối với những người có hành vi gian lận trong thi cử dù ở bất kỳ cấp bậc nào cũng đều bị trừng trị nghiêm khắc. Việc tuyển chọn nhân tài thông qua thi cử, tuy hết sức khắt khe nhưng lại mang yếu tố dân chủ vì đã tạo được cơ hội cho con em tầng lớp bình dân.

Trong suốt cả nghìn năm, người Việt Nam học chữ Hán (đọc chữ Hán theo cách phát âm riêng của người Việt) và sử dụng chữ Hán làm văn tự chính thức để ghi chép nhưng khơng bị Hán hố, mà vẫn bảo tồn những giá trị văn hóa dân tộc.

Một phần của tài liệu Văn hóa, đất nước và con người Việt Nam - Nặm Đin, Phủ Cốn: Phần 2 (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)