Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân sách Nhà nước ở Việt Nam (Trang 39 - 48)

1.3.1. Tng quan các công trình nghiên cu liên quan đến các nhân t nh hưởng đến quyết định đầu tư vào các d án đầu tư phát trin kết cu h tng hưởng đến quyết định đầu tư vào các d án đầu tư phát trin kết cu h tng

Để hoạt động đầu tư phát triển nói chung đạt được những kết quả nhất định cả về mặt tài chính và những ảnh hưởng lan tỏa khác, các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đồng thời cần đảm bảo các quyết định đầu tư chính xác.

Theo quan điểm của Robbins và Coulter (1996) để ra quyết định đầu tư, quy trình ra quyết định gồm bảy bước: (i) xác định vấn đề, (ii) đưa ra các tiêu chuẩn của quyết định, (iii) lượng hóa các tiêu chuẩn, (iv) xây dựng phương án, (v) đánh giá và lựa chọn phương án tối ưu, (vi) tổ chức thực hiện phương án và cuối cùng là (vii) đánh giá hiệu quả của quyết định. Với mỗi đơn vị đầu tư, quyết định đầu tư chính là quyết định sử dụng vốn và các nguồn lực khác trong hiện tại nhằm tăng thêm tài sản mới, tạo việc làm, phát triển nguồn nhân lực.

Để đưa ra quyết định đầu tư, theo quan điểm của Dunning John H. (1997) có 3 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư đó là: (i) Lợi thế về sở hữu (Ownership advantages – lợi thế O) đó chính là tài sản, chi phí giao dịch; (ii) Lợi thế về khu vực (Locational advantages - lợi thế L) chính là tài nguyên thiên nhiên, sự tăng trưởng của thị trường, hệ thống cơ sở hạ tầng, và các chính sách của Chính phủ) và (iii) Lợi thế về nội hoá (Internalisation advantages - lợi thế I) chính là các lợi thế về chi phí giao dịch; Thông tin đầy đủ; Lợi thế về chi phí thực hiện các bản quyền phát minh, sáng chế). Phát triển trên cơ sở lý thuyết của Dunning (1997), Gilomre và cộng sự (2003) cho rằng các nhân tố sau ảnh hưởng đến quyết định đầu tư: (1) Quan điểm của Chính phủ và các khuyến khích tài chính - Nếu Chính phủ của nước chủ nhà hoạt động tích cực để thu hút đầu tư, thì quốc gia/địa phương hoặc khu vực đó sẽ hấp dẫn hơn so với một nơi mà một nhà đầu tư phải mất nhiều thời gian và thủ tục để dự án đầu tư được phê duyệt. (2) Lạm phát, chính sách kinh tế, mức thuế suất và cơ cấu thuế - là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đầu tư. (3) Giao thông vận tải, vật liệu và chi phí lao động – Đây là các chi phí quan trọng mà các công ty/đơn vị đầu tư đi vào xem xét khi tiến hành đầu tư. (4) Công nghệ - Công nghệ được coi là một trong những nhân tố quan

trọng nhất liên quan đến quyết định đầu tư. (5) Sự ổn định chính trị là nhân tố mang lại sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư.

Kế thừa mô hình OLI, Phùng Xuân Nhạ (2001) chia thành 2 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư là nhân tố Kéo và Đẩy. Nhóm các nhân tố Đẩy là các nhân tố từ môi trường của các nước đầu tư như tiềm lực kinh tế; Khoa học công nghệ; Sự thay đổi chính sách vĩ mô, các hoạt động thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài của Chính phủ. Nhóm các nhân tố Kéo (thu hút) từ các nước nhận đầu tư như tình hình chính trị, chính sách pháp luật, vị trí địa lý - điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế các đặc điểm văn hóa xã hội. Ngoài 2 nhóm nhân tố này quyết định đầu tư còn bị ảnh hưởng bởi các nhân tố thuộc môi trường (Dung môi).

Quyết định đầu tư cũng bị ảnh hưởng tương đối lớn của các nhân tố liên quan đến triển vọng kinh tế vĩ mô và chính sách tiền tệ được thực hiện trong một quốc gia, mà được thể hiện trong tăng trưởng GDP dự kiến và lãi suất (Karim và Azman - Sainib 2013). Bên cạnh đó, quyết định đầu tư cũng bị ảnh hưởng bởi quyết định bên ngoài liên quan đến hoạt động của Chính phủ. Trong đó, quan trọng nhất là chính sách thuế, trực tiếp ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (Alam và Stafford, 1985; Hodgkinson, 1989; Santoro và Wei, 2012). Các nghiên cứu thực nghiệm cũng chỉ ra rằng quyết định đầu tư phụ thuộc vào các nhân tố cơ sở hạ tầng (Dunning, 1997; Le Hoang Ba Huyen, 2012), hoặc phụ thuộc vào GDP, lãi suất (Triệu Hồng Cẩm, 2010). Các nhân tố về nhân lực cũng được đề cập đến như là một trong số các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đầu tư (Le Hoang Ba Huyen).

Bên cạnh đó, khi xem xét quyết định đầu tư cũng căn cứ vào các nhân tố như: Các nhân tố như các chính sách và ưu đãi từ Chính phủ, các nhân tố xã hội, bản chất của cơ sở cung cấp và tình hình chính trị của quốc gia. Những nhân tố này đã được nghiên cứu bởi nhiều nhà nghiên cứu bằng nhiều cách khác nhau. Từ Quang Phương (2013) cũng chỉ ra rằng quyết định đầu tư bị ảnh hưởng bởi ba nhóm nhân tố thuộc về nước nhận đầu tư (tình hình chính trị, môi trường luật pháp, vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế, đặc điểm văn hóa xã hội); Nhóm nhân tố thuộc về nước đi đầu tư và nhóm nhân tố trong khu vực và quốc tế.

1.3.2. Tng quan các công trình nghiên cu liên quan đến các nhân t nh hưởng đến kết quđầu tư phát trin kết cu h tng hưởng đến kết quđầu tư phát trin kết cu h tng

Với các dự án, sau khi đã có quyết định đầu tư, quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư sao cho hiệu quả nhất cũng chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau:

Theo quan điểm của Era Dabla-Norris, Jim Brumby và cộng sự (2011), Esfahani và Ramirez (2003), Haque và Kneller (2008), Flyvbjerg (2003), kết quả nghiên cứu cho thấy có sự đồng nhất tương đối lớn về các nhân tố cũng như chiều tác động của các nhân tố tới hoạt động đầu tư công ở các quốc gia - là địa bàn nghiên cứu được các tác giả lựa chọn nghiên cứu. Trong nghiên cứu, các tác giả chỉ ra rằng các nhân tố như: Thể chế, mức độ quản lý của cơ quan quản lý Nhà nước, việc lựa chọn các dự án đầu tư, chi phí đầu tư,... có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận đầu tư cũng như hiệu quả của các dự án đầu tư. Cụ thể:

+) Về mặt thể chế, bối cảnh chính trị xã hội: Theo tác giả Esfahani và Ramirez (2003) bối cảnh về mặt thể chế có ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động đầu tư cũng như lợi nhuận của các dự án đầu tư, nếu bối cảnh thể chế ổn định sẽ có tác động cùng chiều tới kết quả hoạt động đầu tư này. Quan điểm này cũng nhận được sự đồng thuận của tác giả Haque và cộng sự năm 2008.

Thể chế bao gồm các thể chế chính thức và phi chính thức. Thể chế chính thức là những ràng buộc được quy định bởi Nhà nước như hiến pháp, luật, các quy định… Thể chế phi chính thức là các nhân tố như tập quán, văn hóa, quy tắc ứng xử…

Khi tham gia vào thị trường các cá nhân thường bị giới hạn về thông tin, vì vậy sẽ phát sinh các chi phí giao dịch. Các chi phí này có liên quan đến thể chế. Ngoài ra, thể chế sẽ ảnh hưởng đến việc khuyến khích đầu tư hoặc giới hạn đầu tư ở một lĩnh vực nào đó.

Theo quan điểm của Knack và cộng sự (1995) chất lượng thể chế có ảnh hưởng tích cực tới quyết định đầu tư, trong khi đó Mauro (1995) cũng có sự tương đồng trong quan điểm thể hiện mối quan hệ cùng chiều giữa thể chế và quyết định đầu tư, tuy nhiên thể của tác giả Mauro được đo bằng thang đo: Chỉ số về tham nhũng, chỉ số về chất lượng bộ máy hành chính. Theo quan điểm của Barro Salaimartin (1997) tuân thủ pháp luật có ảnh hưởng dương đến quyết định đầu tư của các đơn vị.

World Bank (2004) cũng chia các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư thành hai nhóm: Hạ tầng cứng (qui mô thị trường, địa lý, lựa chọn của người tiêu dùng…) và các nhân tố hạ tầng mềm (chính sách và ứng xử… của Chính phủ/chính quyền địa phương).

+) Việc lựa chọn các dự án đầu tư: Theo quan điểm của Esfahani và Ramirez (2003), Haque và Kneller (2008) việc lựa chọn dự án đầu tư có ảnh hưởng đến kết quả đầu ra của các dự án, nếu các dự án được lựa chọn một cách chính xác sẽ tránh những rủi ro của hoạt động đầu tư.

+) Năng lực quản lý của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với các dự án đầu tư: Theo quan điểm của Esfahani và Ramirez (2003), Haque và Kneller (2008) bên cạnh những tác động tích cực từ việc lựa chọn dự án đầu tư thông qua việc giảm thiểu rủi ro của hoạt động đầu tư thì việc lựa chọn chính xác các dự án đầu tư có liên quan trực tiếp đến hoạt động quản lý đầu tư của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cũng như ban quản lý các dự án, nhà thầu với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản nói chung và các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nói riêng. Do vậy, quản lý đầu tư với các dự án đầu tư công có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận cũng như hiệu quả của các dự án đầu tư.

+) Chi phí thực hiện dự án: Theo Esfahani và Ramirez (2003), Haque và Kneller (2008) chi phí thực hiện dự án tăng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả đầu ra về mặt tài chính của dự án, bên cạnh đó là tiến độ của các dự án. Khi chi phí thực hiện dự án lớn ảnh hưởng ngược chiều đến lợi nhuận của các dự án, và cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quyết định đầu tư dự án của các chủ đầu tư. Chi phí lớn, lãng phí… tương đối phổ biến ở các nước đang phát triển với các dự án đầu tư đặc biệt là các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng.

+) Chất lượng quản lý hoạt động đầu tư: Để có hoạt động đầu tư hiệu quả theo Esfahani và Ramirez (2003) cần phải có quyết định chính xác trong việc lựa chọn danh mục công trình được đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư tốt, nếu các danh mục dự án đầu tư đáp ứng các hiệu cầu và quy trình quản lý chặt chẽ sẽ có tác động tích cực tới hiệu quả của hoạt động đầu tư.

+) Quy trình phân bổ ngân sách: Theo Esfahani và Ramirez (2003) quy trình phân bổ ngân sách cũng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động đầu tư, nếu việc phân bổ ngân sách cho các dự án xây dựng hiệu quả có tác động tích cực tới kết quả đầu ra cũng như hiệu quả của dự án. Đặc biệt việc phân bổ nguồn lực còn thể hiện vai trò quan trọng hơn nữa với các nước đang phát triển và đang nhận được các dự án được tài trợ bởi các tổ chức hay các nước phát triển khác.

Tại Việt Nam, đầu tư phát triển trong ngành giao thông vận tải là một trong những bộ phận quan trọng của đầu tư phát triển chung của Nhà nước, lựa chọn ngành giao thông vận tải làm không gian nghiên cứu, hoạt động quản lý nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng ngân sách Nhà nước trong ngành giao thông vận tải làm đối tượng nghiên cứu, sử dụng phương pháp nghiên cứu như những nghiên cứu trước đã được thực hiện khi nghiên cứu về quản lý hoạt động đầu tư, đầu tư phát triển..., tác giả Nguyễn Thị Bình (2008), Nguyễn Thị Bình (2009) đã đưa ra cách tiếp cận mới về

quản lý Nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách Nhà nước theo năm khâu của quá trình đầu tư xây dựng cơ bản - cách tiếp cận này cũng được tác giả Trịnh Thị Thúy Hồng (2012) kế thừa khi nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bình Định, quá trình quản lý Nhà nước với hoạt động này bao gồm quản lý Nhà nước trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch; Lập, thẩm định, phê duyệt dự án; Triển khai các dự án; Nghiệm thu, thẩm định chất lượng, bàn giao các công trình, cuối cùng là thanh quyết toán, năm khâu quản lý và bốn nhóm nhân tố ảnh hưởng được tác giả chọn làm khung nghiên cứu thống nhất quá trình nghiên cứu. Đồng thời, tác giả cũng sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp bên cạnh những dữ liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo của ngành, các dự án, các đơn vị thi công... làm dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu. Với 165 mẫu điều tra thu thập từ cán bộ quản lý Nhà nước trong ngành giao thông vận tải tại các tỉnh thành, cán bộ là chủ đầu tư, chủ công trình, người thụ hưởng các công trình và các chuyên gia, các nhà khoa học. Nghiên cứu cũng khảo sát các khâu của quá trình quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu lực đầu tư, hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này trong ngành giao thông vận tải.

Cũng xem xét đến hoạt động đầu tư phát triển trong ngành giao thông, tuy nhiên tác giả Nguyễn Thị Thu Hà (2013) lựa chọn đầu tư phát triển cảng biển Việt Nam làm đối tượng nghiên cứu. Trong nghiên cứu này tác giả đã hệ thống hóa các cơ sở lý luận liên quan đến cảng biển, đầu tư phát triển cảng biển, bên cạnh đó nghiên cứu tập trung phân tích nguồn vốn huy động cho đầu tư phát triển cảng biển đồng thời cũng chỉ ra nguyên nhân tại sao trong những năm trước đó không thu hút được dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và dòng vốn tư nhân cho lĩnh vực này. Phương pháp nghiên cứu được tác giả sử dụng là phương pháp thống kê mô tả với những dữ liệu thu thập từ các tài liệu, báo cáo đã công bố của các cơ quan.

Bên cạnh đó, tác giả Phan Thị Thu Hiền (2015) khi nghiên cứu về đầu tư phát triển đã sử dụng phương pháp nghiên cứu nghiêng về định lượng nhiều hơn so với tác giả Nguyễn Thị Thu Hà (2013). Cũng sử dụng những lý thuyết nền tảng liên quan đến đầu tư phát triển, tuy nhiên tác giả Phan Thị Thu Hiền đã vận dụng mô hình dự báo để dự báo nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Ngoài ra tác giả cũng đã phân tích khá sâu sắc về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư phát triển đó, tuy nhiên nghiên cứu của cả tác giả Phan Thị Thu Hiền và tác giả Nguyễn Thị Thu Hà đều chưa phân tích và chỉ ra mối quan hệ, mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư phát triển trên mỗi lĩnh vực mà các tác giả đã nghiên cứu. Các nhân tố được tác giả Phan Thị Thu Hiền đưa ra khi xem xét tác động của các nhân

tố tới hoạt động đầu tư phát triển được chia thành các nhân tố chủ quan và các nhân tố khách quan trong đó bao gồm cả nhân tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, năng lực cung ứng vốn đầu tư...

Cũng lựa chọn địa bàn một tỉnh làm phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả Hoàng Thị Thu Hà (2015) lại thực hiện nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, bên cạnh việc hệ thống hóa và phân tích những lý luận liên quan đến đầu tư phát triển bền vững kinh tế trên địa bàn một tỉnh, tác giả đã phân tích mối quan hệ giữa đầu tư và phát triển bền vững. Nghiên cứu của tác giả cũng đã chứng minh được rằng phát triển bền vững về mặt kinh tế, phát triển bền vững về mặt xã hội và phát triển bền vững về mặt môi trường là nội dung quan trọng của phát triển bền vững. Để có thể thực hiện được mục tiêu phát triển bền vững thì vai trò của đầu tư là rõ ràng nhất, thể hiện ở ảnh hưởng của đầu tư tới tất cả các nội dung của phát triển bền vững như: Tác động của đầu tư tới tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế,... Phương pháp thống kê mô tả, so sánh đã được tác giả sử dụng khi phân tích đầu tư phát triển bền vững kinh tế trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, mô hình Cobb - Douglas được tác giả sử dụng để xem xét

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân sách Nhà nước ở Việt Nam (Trang 39 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)