Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân sách Nhà nước ở Việt Nam (Trang 69)

tng giao thông đường b s dng vn ngân sách Nhà nước

2.4.1.1. Điều kiện kinh tế xã hội

Điều kiện kinh tế xã hội ảnh hưởng đến quyết định đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân sách Nhà nước có nhiều khía cạnh ảnh hưởng như sự phù hợp với quy hoạch của các dự án, điều kiện chính trị văn hóa xã hội của địa phương nơi quyết định đầu tư,… Trong nghiên cứu này thang đo được tác giả sử dụng để đo lường nhân tố điều kiện kinh tế xã hội là sự phù hợp của dự án với quy hoạch của địa phương. Theo quan điểm của Từ Quang Phương và Phạm Văn Hùng (2013), những dự án được triển khai đầu tư phát triển cần phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của địa phương. Nếu dự án phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, xác suất được chấp thuận đầu tư sẽ tăng lên và ngược lại.

Về Quy hoạch và kế hoạch: Nếu đầu tư phát triển mà không có quy hoạch, kế hoạch hoặc quy hoạch, kế hoạch chất lượng kém, thiếu ổn định thì sự thất bại là điều khó tránh khỏi. Quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển phải bám sát vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Quy hoạch, kế hoạch xây dựng; Quy hoạch ngành; Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Thêm vào đó, với các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải nói riêng cũng như các dự án đầu tư phát triển nói chung để thực hiện và xây dựng các dự án cần dựa trên quy hoạch, kế hoạch để xác định mục tiêu cụ thể cho mỗi giai đoạn. Cụ thể, với định hướng trong giai đoạn năm năm, mười năm mục tiêu tăng trưởng kinh tế như thế nào, giá trị sản xuất ra sao, yêu cầu giải quyết việc làm như thế nào… để đạt được những mục tiêu đề ra yêu cầu đầu tư thực hiện cho các dự án hỗ trợ như thế nào? Chi ngân sách như nào cho các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông… Khi có kế hoạch thực hiện, cần có phương án để thực hiện, phương án huy động vốn để thực hiện hiệu quả các dự án… Chính vì vậy, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội chung, quy hoạch, kế hoạch cho từng ngành, lĩnh vực là cơ sở khoa học, là nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện

và đạt hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng ngân sách Nhà nước

2.4.1.2. Nhân tốđiều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên là nhân tố khách quan có ảnh hưởng tương đối lớn đến quyết định đầu tư. Các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ điều kiện thực hiện ngoài trời, chịu ảnh hưởng tương đối lớn của điều kiện tự nhiên của địa phương nơi thực hiện dự án. Điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ ảnh hưởng tích cực đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư và ngược lại Agnieszka Chidlow & Stephen Young (2008), Từ Quang Phương, Phạm Văn Hùng (2013).

Điều kiện tự nhiên được nghiên cứu là điều kiện về địa lý, điều kiện về địa hình, điều kiện về khí hậu, theo quan điểm của Từ Quang Phương, Phạm Văn Hùng (2013), đối với những địa phương có điều kiện vị trí địa lý thuận lợi, điều kiện tự nhiên địa hình, khí hậu thuận lợi sẽ có điều thiện thu hút vốn đầu tư tốt hơn so với các địa phương khác, quá trình thực hiện và khai thác đầu tư sẽ thuận lợi hơn. Ngược lại với những khu vực khó khăn như vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng thường xuyên gặp thiên tai, bão lũ, địa hình hiểm trở, không thuận lợi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí đầu tư, điều kiện không thuận lợi sẽ ảnh hưởng đến chi phí thực hiện dự án, chi phí tăng trong khi nguồn vốn ngân sách Nhà nước dành cho hạng mục đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ không đổi, sẽ gây ra khó khăn trong việc phân bổ và chất lượng của các dự án.

Trong khi đó, nếu các điều kiện tự nhiên, địa hình, khí hậu thuận lợi sẽ góp phần giảm chi phí dành cho đầu tư (từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện và vận hành kết quả đầu tư). Tại những địa phương hay những nơi thực hiện các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ nơi có địa hình, địa chất thuận lợi sẽ giảm thiểu rủi ro cho các đơn vị thực hiện dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, tạo ra những tiền đề thực hiện dự án đúng tiến độ, đáp ứng yêu cầu về chất lượng của dự án.

Khi đứng dưới góc độ của nhà đầu tư khi quyết định đầu tư đối với một dự án, điều kiện tự nhiên cũng được đặc biệt quan tâm bởi vì điều kiện địa hình thuận lợi, vị trí thực hiện dự án thuận lợi sẽ giúp quá trình thực hiện dự án được thuận lợi hơn, giảm thiểu những rủi ro do vị trí địa lý, địa hình hoặc khí hậu… mang lại.

2.4.1.3. Kết quả dự kiến của dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông

đường bộ sử dụng ngân sách Nhà nước

Kết quả dự án dự án của dự án phản ánh tính khả thi của các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, nếu những tính toán trong báo cáo tiền khả

Theo bảng kết quả, vốn nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1 có xu hướng giảm giữa hai giai đoạn, giai đoạn 2016-2020 giảm 66,67% so với giai đoạn 2012 - 2015. Tuy nhiên khoản vốn đầu tư nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh lại tăng với tốc độ rất nhanh, cụ thể tăng 144,07%, từ 69997 tỷ đồng giai đoạn 2012 - 2015 lên 170842 tỷ đồng giai đoạn 2016 - 2020.

Về vốn đầu tư phát triển hệ thống đường cao tốc khoảng 446289,669 tỷ đồng, bình quân 49092 tỷ đồng/năm, trong đó riêng cao tốc Bắc Nam phía Đông khoảng 209173 tỷ đồng, bình quân 26147 tỷ đồng/năm.

Bảng 3.5: Vốn đầu tư phát triển đường cao tốc

STT Danh mục Chi(Km)ều dài Giá trị

(Tỷ đồng)

A Các dự án đã hoàn thành (5 tuyến) 167

B Các dự án hoàn thành giai đoạn 2013 – 2020 1851,6 446289,669

1 Cao tốc Bắc - Nam (10 tuyến) 776 209172,796 2 Cao tốc phía Bắc (6 tuyến) 705 123660 3 Cao tốc phía Nam (1 tuyến) 76 13802 4 Vành đai Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh (3

tuyến)

94,6 45744,331

5 Cao tốc khác 200 53910,541

Tổng số 2018,6

Nguồn: Quyết định số 355 điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Vốn đầu tư phát triển cho hệ thống đường bộ ven biển khoảng 28132 tỷ đồng (giai đoạn đến 2020 là 16013 tỷ đồng; giai đoạn sau 2020 là 12120 tỷ đồng); Bình quân giai đoạn đến 2020 là 1.600 tỷ đồng/năm.

Trong khi đó, vốn đầu tư phát triển hệ thống đường tỉnh lộ khoảng 120000 tỷ đồng, bình quân 12000 tỷ đồng/năm, giao thông đường bộ đô thị cho thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh khoảng 287500 tỷ đồng, bình quân 29000 tỷ đồng/năm.

Nhu cầu vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt nam theo quyết định 355 là rất lớn, trong khi từ năm 2011 nguồn vốn ODA, đầu tư công trên GDP của Chính phủ cũng giảm dần (trước năm 2011 là > 40% GDP, năm 2012 là 34% GDP và 2013 là 30% GDP). Do đó, để có thể cung cấp cơ sở hạ tầng, cũng như cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ chất lượng cao.

*) Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy mô vốn đầu

Tổng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ giai đoạn 2011 - 2015 đạt khoảng 380000 tỷ đồng, tăng bình quân 38%/năm, trong đó: Vốn ngân sách Nhà nước và có tính chất ngân sách Nhà nước 144 nghìn tỷ đồng (chiếm 38%); Trái phiếu Chính phủ 113 nghìn tỷ đồng (30%); Còn lại huy động ngoài ngoài ngân sách khoảng 121 nghìn tỷ đồng (32%).

Bảng 3.6: Tổng hợp vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông giai đoạn 2011 - 2015 Đơn vị tính: Nghìn tỷđồng TT Nguồn vốn 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng 2011- 2015 cấu (%) Tăng trưởng (%) I NSNN 13,545 23,666 29,98 34,13 42,88 144,201 38,0 33,4 1 ODA 11,385 20,127 21,768 31,5 33,164 117,944 31,1 30,6 2 NSNN 2,16 3,539 8,212 2,63 9,716 26,257 6,9 45,6 II Trái phiếu CP 11,078 16,038 14,768 35,545 36,376 113,806 30,0 34,6 III Ngoài NSNN (BOT, PPP) 8,787 8,005 21,761 41,3 41,98 121,833 32,1 47,8 Tổng số 33,411 47,709 66,509 110,975 121,236 379,84 100 38,0

Nguồn: Vụ Kế hoạch Đầu tư - Bộ Giao thông vận tải năm 2016

Trong giai đoạn 2011 - 2015, vốn đầu tư cho hoạt động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có xu hướng tăng dần trong kỳ nghiên cứu, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn đầu tư cho các hạng mục đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, cụ thể năm 2011 vốn ngân sách Nhà nước cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ khoảng 13,545 nghìn tỷ đồng thì con số này đã tăng lên khoảng hơn 33% trong giai đoạn nghiên cứu với mức đầu tư khoảng 42,88 nghìn tỷ đồng. Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước có từ hai nguồn vốn cơ bản chính là nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức ODA và nguồn vốn ngân sách Nhà nước, trong đó nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức có đóng góp khá lớn trong các hoạt động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2015 với khoảng 31% tổng số vốn đầu tư.

Nguồn vốn từ trái phiếu Chính phủ cũng là một trong những nguồn quan trọng trong các hoạt động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam,

với mức đóng góp chung cho các hoạt động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ này khoảng 30% tổng vốn đầu tư, tăng khoảng hơn 34% trong giai đoạn nghiên cứu, trong năm 2011 vốn đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ khoảng 11,078 nghìn tỷ đồng đến năm 2015 vốn đầu tư này đạt tới con số 36,376 nghìn tỷ đồng. Đây là một trong những nguồn huy động vốn quan trọng cho hoạt động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam.

Năm 2016, theo tổng kết năm của Bộ Giao thông vận tải trên cơ sở kế hoạch vốn được giao, thực hiện Nghị quyết số 60/NQ-CP ngày 08/7/2016 của Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2016. Trong năm 2016, kết quả giải ngân ước đạt 63684 tỷ đồng, đạt 82,6% kế hoạch (Trong đó, kế hoạch năm 2016 giải ngân được 56571 tỷ đồng, đạt 85,3%; Năm 2015 kéo dài giải ngân được 6496 tỷ đồng đạt 64,5%). Cụ thể giải ngân từng nguồn vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông như sau:

+ Nguồn vốn ngân sách Nhà nước: Trong năm 2016, giải ngân được 20242 tỷ đồng, đạt 88,6% kế hoạch. Trong đó: Kế hoạch năm 2016 giải ngân được 20032 tỷ đồng, đạt 88,5% (kế hoạch vốn nước ngoài mới được bổ sung 811 tỷ đồng ngày 29/12/2016); kế hoạch năm 2015 kéo dài giải ngân được 210 tỷ đồng, đạt 100%. Dự kiến đến hết tháng 01 năm 2017, giải ngân được 22830 tỷ đồng, đạt 99,9% kế hoạch (Trong đó, kế hoạch năm 2016 giải ngân được 22620 tỷ đồng, đạt 99,9%; kế hoạch năm 2015 kéo dài giải ngân được 210 tỷ đồng, đạt 100%), phần vốn còn lại (khoảng 12 tỷ đồng nguồn vốn ngân sách Nhà nước của khối khác mới được giao đợt 3).

Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ: Đến hết tháng 12 năm 2016, giá trị giải ngân được khoảng 13144 tỷ đồng, đạt 61% kế hoạch; Trong đó kế hoạch năm 2016 giải ngân được 6858 tỷ đồng, đạt 58,9%; Kế hoạch năm 2015 kéo dài giải ngân được 6286 tỷ đồng, đạt 63,7%. Dự kiến đến hết tháng 01 năm 2017, giải ngân được 16532 tỷ đồng, đạt 76,8% kế hoạch (Trong đó, kế hoạch năm 2016 giải ngân được 9500 tỷ đồng, đạt 81,5%; Kế hoạch năm 2015 kéo dài được 7032 tỷ đồng đạt 71,2%), riêng phần vốn 1883 tỷ đồng mới điều hòa kế hoạch cho các dự án vốn dư Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên vào cuối tháng 10 năm 2016 phải kéo dài giải ngân sang năm 2017.

Tiếp tục tăng cường xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản, quyết toán các dự án hoàn thành, tính đến tháng 12 năm 2016 đã lập, trình duyệt quyết toán 1044 công trình, dự án hoàn thành, vượt 38% kế hoạch; Hoàn thành thẩm tra, phê duyệt quyết toán 1025 công trình, dự án, vượt 45% kế hoạch cả năm 2016.

Bên cạnh nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước và các nguồn vốn mang tính chất của Nhà nước, nguồn vốn bên ngoài Nhà nước cũng là một trong những nguồn vốn quan trọng để thực hiện hoạt động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam, các hình thức thực hiện dự án theo PPP, BOT đang được áp dụng khá phổ biến ở nước ta với các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đặc biệt là dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Tuy nhiên, để có thể thực hiện được các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước theo các hình thức hợp tác triển khai khác nhau thì vẫn cần có nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước để có thể đối ứng, thực hiện các công việc như hỗ trợ đền bù giải phóng mặt bằng hay các hình thức hỗ trợ cụ thể theo từng dự án.

3.1.2. Nhng kết quđạt được vđầu tư phát trin kết cu h tng giao thông

đường b s dng vn ngân sách Nhà nước Vit Nam

3.1.2.1. Kết quảđạt được về hệ thống chiều dài đường bộ

Theo Tổng cục đường bộ Việt Nam, năm 2016 Việt Nam đã đạt được những kết quả nhất định về hoạt động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, cụ thể:

Về hệ thống đường bộ quốc lộ: Tổng số chiều dài đường quốc lộ đã hoàn thành và đi vào hoạt động khoảng 309969 km trong đó tổng chiều dài đường quốc lộ khoảng 22660 km, chiều dài đường tỉnh hoàn thành khoảng 23729 km, chiều dài đường huyện đi vào hoạt động khoảng 53964 km, chiều dài đường xã hoàn thành và đi vào hoạt động khoảng 202705 km và số km đường chuyên dụng hoàn thành và đi vào hoạt động khoảng 6911 km.

Bảng 3.7: Những kết quả vềđầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân sách Nhà nước ở Việt Nam

Danh mục ĐVT Kết quảđạt được

1. V h thng đường quc l

- Tổng số chiều dài Quốc lộ km 22660

- Tổng số chiều dài đường tỉnh km 23729

- Tổng số chiều dài đường huyện km 53964 - Tổng số chiều dài đường xã km 202705 - Tổng số chiều dài đường chuyên dùng km 6911

Danh mục ĐVT Kết quảđạt được

2. V h thng đường b cao tc

- Tổng chiều dài đường bộ cao tốc đang khai thác

km 114146

- Tổng chiều dài cầu trên đường bộ cao tốc km 56563 - Tổng chiều dài đường bộ cao tốc đang

khai thác

km 114146

- Tổng chiều dài cầu trên đường bộ cao tốc km 56563

3. V h thng cu đường b

- Tổng chiều dài cầu trên quốc lộ m 417165 - Tổng chiều dài cầu trên đường tỉnh m 183113 - Tổng số cầu trên quốc lộ cầu 5196 - Tổng số cầu trên đường tỉnh cầu 4601

Nguồn: Tổng cục đường bộ Việt Nam

Với hệ thống đường bộ cao tốc tính đến hết năm 2016 đã đi vào vận hành

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân sách Nhà nước ở Việt Nam (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)