PháT hieÄn sƠùM CáC unG Thư KháC

Một phần của tài liệu Phòng chống ung thư - Những điều cần biết: Phần 1 (Trang 48 - 50)

Ung thư dạ dày: khĩ sàng lọc phát hiện

sớm. Tuy nhiên, những người cĩ nguy cơ cao (tiền sử viêm loét dạ dày, đau vùng thượng vị, ậm ạch khĩ tiêu, nơn hoặc buồn nơn,... điều trị nội khoa khơng khỏi) cần soi dạ dày để phát hiện ung thư.

 Ung thư gan: khĩ sàng lọc phát hiện sớm. Chiến lược phịng chống ung thư gan là tiêm vắc xin phịng viêm gan B, hạn chế uống rượu. Những người cĩ nguy cơ cao (tiền sử viêm gan B, xơ gan, nghiện rượu, nhiễm chất độc dioxin) cần siêu âm gan và xét nghiệm máu định lượng chất chỉ điểm

khối u (AFP) định kỳ 3 - 6 tháng một lần để phát hiện ung thư gan.

 Ung thư phổi: khĩ sàng lọc phát hiện sớm. Chiến lược phịng chống ung thư phổi chủ yếu là khơng hút thuốc lá, thuốc lào. Những người cĩ nguy cơ cao (nghiện thuốc), cĩ thể làm xét nghiệm tìm tế bào ác tính trong đờm, xét nghiệm máu tìm một số chất chỉ điểm khối u (CEA, cifra 21-1, SCC...) và chụp X quang phổi hằng năm.

 Ung thư buồng trứng: khĩ phát hiện sớm. Trong nhiều trường hợp, người phụ nữ khơng hề cĩ triệu chứng gì cho đến khi bệnh phát triển đến giai đoạn muộn. Hiện đang thử nghiệm đo nồng độ chất CA-125 ở trong máu. Chất này thường tăng cao ở những bệnh nhân ung thư buồng trứng. Siêu âm qua đường âm đạo, một xét nghiệm cĩ thể giúp phát hiện bệnh sớm, đang được đánh giá.

Ung thư xương: rất khĩ phát hiện sớm.

Trẻ sau 12 tuổi cĩ chiều cao phát triển nhanh hơn trẻ cùng độ tuổi cần được quan tâm nếu cĩ triệu chứng đau vơ cớ trong xương. Khởi đầu, đau thường mơ hồ, sau đĩ đau rõ từng đợt ngắn trong xương gây rất khĩ chịu. Đau thường xuất hiện ở đầu trên hoặc đầu dưới xương đùi, đầu trên xương chày, đầu trên xương cánh tay, xương chậu, xương bả vai.

Một phần của tài liệu Phòng chống ung thư - Những điều cần biết: Phần 1 (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)