Luật thanh niên

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Ý thức pháp luật của thanh, thiếu niên trong thời kỳ hiện nay (Trang 57 - 61)

- Nhóm thứ 3: lứa tuổi thanh niên là người thành niên (người từ đủ 18 tuổi đến dưới 30 tuổi), thuộc lứa tuổi đã trưởng thành và được pháp luật

2.1.2.1. Luật thanh niên

Luâ ̣t thanh niên là văn bản pháp lý quan tro ̣ng nhất của thanh niên , gồm có 6 chương và 36 điều. Việc ban hành Luật thanh niên là q trình cụ thể hóa Hiến pháp, là địi hỏi của q trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội có liên quan đến thanh niên, góp phần xác định và đề cao trách nhiệm của Nhà nước, các cấp, các ngành, gia đình và xã hội đối với thanh niên và công tác thanh niên, tạo cơ sở pháp lý thúc đẩy việc thực hiện chủ trơng xã hội hóa cơng tác thanh niên, huy

55

động các nguồn lực xã hội trong việc chăm lo giải quyết các nhu cầu chính đáng của thanh niên.

Luâ ̣t thanh niên tạo cơ sở pháp lý thực hiện chăm lo, giáo dục, bồi dưỡng và phát huy thanh niên, quan tâm, đáp ứng nhu cầu, lợi ích chính đáng của thanh niên để họ trở thành nguồn nhân lực có chất lượng cao đi đầu trong cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tăng cường quản lý nhà nước về công tác thanh niên.

Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, với tư cách là công dân, thanh niên có quyền và nghĩa vụ như mọi công dân đã được quy định trong Hiến pháp. Vì vậy Luật thanh niên khơng đưa ra quyền, nghĩa vụ mới ngoài những quyền và nghĩa vụ mà Hiến pháp, pháp luật đã quy định và để tránh trùng lắp nên chỉ đề cập những quyền và nghĩa vụ cơ bản và nhấn mạnh yếu tố đặc thù của thanh niên với định hướng đặt ra là: thanh niên là lớp người cần được bồi dưỡng, đào tạo. Việc phát huy vai trị thanh niên thơng qua việc thanh niên thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân; thể hiện thái độ, trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội đối với việc thực hiện quyền, nghĩa vụ thanh niên như thế nào nhằm phát huy cao vai trò của thanh niên.

Đồng thời thanh niên là một chủ thể, một lớp người, mà quá trình trưởng thành, cống hiến của họ có quan hệ chặt chẽ, hữu cơ với gia đình, Nhà nước, xã hội và các tổ chức thanh niên. Do đó, Luật thanh niên vừa điều chỉnh các quyền, nghĩa vụ của thanh niên, vừa điều chỉnh trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội đối với thanh niên.

Về độ tuổi thanh niên: căn cứ từ sự phân tích về phát triển thể chất, tâm lý, sinh lý, sự phát triển về mặt xã hội, ý thức tự lập, tự chủ của thanh niên; vừa đảm bảo sự kế tiếp với tuổi trẻ em đã được quy định trong Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đồng thời phù hợp với điều kiện thực tế Việt Nam và có tham khảo về quy định độ tuổi thanh niên của các nước trong khu vực và trên thế giới. Điều 1 Luật thanh niên qui định độ tuổi của thanh niên là từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi.

56

Luật thanh niên nhằm tạo hành lang pháp lý thúc đẩy sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng và phát huy thanh niên, căn cứ vào quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân để xác định quyền và nghĩa vụ thanh niên, đồng thời làm cơ sở pháp lý để định hướng cho thanh niên rèn luyện phấn đấu nâng cao trách nhiệm đối với bản thân mình, đối với dân tộc, đất nước thơng qua việc tích cực thực hiện quyền và nghĩa vụ của thanh niên để vươn lên tự hồn thiện mình, tích cực học tập, lao động lập thân, lập nghiệp. Quyền và nghĩa vụ thanh niên quy định trong Luâ ̣t cũng là cơ sở để Nhà nước ban hành các chính sách, xác định trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội nhằm tạo điều kiện cho việc đào tạo, phát huy thanh niên.

Đối với một số đối tượng thanh niên có tính đặc thù như những đối tượng thanh niên có yếu thế trong cơ hội phát triển (thanh niên khuyết tật, tàn tật, thanh niên nhiễm HIV/AIDS, thanh niên sau cai nghiện ma túy, sau cải tạo) hoặc là có tính tiên tiến, tích cực, có khả năng cống hiến (thanh niên xung phong, thanh niên có tài năng), Luật đã có quy định thêm một số chính sách nhằm để hỗ trợ cho nhóm yếu thế và phát huy nhóm thanh niên tích cực, tạo cơ hội bình đẳng về phát triển cho mọi đối tượng thanh niên . Từ Điều 24 đến Điều 27 Luâ ̣t thanh niên quy định chính sách cho một số đối tượng thanh niên, gồm thanh niên dân tộc thiểu số, thanh niên xung phong, thanh niên có tài năng, thanh niên khuyết tật, tàn tật, thanh niên nhiễm HIV/AIDS, thanh niên sau cai nghiện ma túy, sau cải tạo.

Thanh niên từ đủ 16 đến 18 tuổi đã là thanh niên nhưng cũng là người chưa thành niên, là lớp người cần được chăm lo giáo dục, bồi dưỡng để phát triển hoàn thiện bản thân, trở thành người có ích cho xã hội. Đồng thời, theo cơng ước quốc tế về quyền trẻ em của Liên hiệp quốc mà nước ta đã ký kết và gia nhập năm 1990, thanh niên trong độ tuổi này vẫn là trẻ em. Vì vậy Luật thanh niên dành riêng một chương quy định trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội đối với lớp thanh niên này, đây là sự tiếp nối với Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được Quốc hội khóa XI thơng qua tại kỳ họp thứ

57

5 năm 2004, tạo nên một hệ thống các chế định pháp lý để bảo vệ, chăm sóc và giáo dục tốt hơn cho trẻ em theo quy định của công ước quốc tế về quyền trẻ em và cũng là thể hiện sự nhất quán về thái độ tích cực của Nhà nước ta nhằm thực hiện ngày càng tốt hơn những điều mà chúng ta đã cam kết với cộng đồng quốc tế. Các quy định trong chương này thể hiện sự ưu tiên trong việc chăm sóc, bảo vệ, bồi dưỡng, tạo những điều kiện thuận lợi cho thanh niên lứa tuổi này phát triển tồn diện trong q trình hình thành nhân cách.

2.1.2.2. Luật bảo vê ̣, chăm sóc và giáo dục trẻ em

Khi Việt Nam phê chuẩn Công ước quốc tế về Quyền trẻ em vào đầu năm 1990 (là nước đầu tiên ở Châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Cơng ước này), thì đến đầu năm 1991, Việt Nam ban hành hai đạo luật quan trọng dành riêng cho trẻ em , trong đó có Luật b ảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Tiếp đến là hàng loạt các văn bản pháp luật và văn bản dưới luật có những điều khoản liên quan đến trẻ em và bảo vệ trẻ em được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới, như Hiến pháp 1992, Bộ luật Dân sự năm 1995, Bộ luật Lao động năm 1995, Bộ luật Hình sự năm 1999, Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000, Pháp lệnh phịng, chống mại dâm năm 2003, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, Luật Giáo dục năm 2005... Sự ra đời của các văn bản pháp luật nêu trên đánh dấu một bước tiến dài trong công tác lập pháp của Việt Nam, nhất là trong xây dựng, hoàn thiện các văn bản pháp luật về trẻ em, làm cho pháp luật quốc gia từng bước hài hòa với các quy định của Công ước quốc tế về Quyền trẻ em mà Việt Nam đã phê chuẩn. Năm 1991, Quốc hội Việt Nam đã ban hành Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Qua 13 năm thực hiện, nhiều quy định trong Luật đã thật sự đi vào cuộc sống, tạo những cơ sở pháp lý quan trọng cho việc hoạch định các chính sách bảo vệ và chăm lo cho trẻ em. Tuy nhiên, đứng trước những đòi hỏi ngày càng cao của công cuộc đổi mới, sự vận động của thực tiễn trong quá trình

58

phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện hội nhập, Luật đã bộc lộ một số điểm bất cập cần được nghiên cứu bổ sung, sửa đổi. Vì vậy, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XI ngày 15-6-2004 đã thông qua Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi), được coi là đạo luật khá hoàn chỉnh.

Luâ ̣t bảo vê ̣, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 gồm 05 chương, 60 điều quy định về các quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em; trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội trong việc bảo vê ̣ , chăm sóc và giáo dục trẻ em. Để bảo đảm các quyền trẻ em được thực hiện trong thực tế, Luật đã quy định những vấn đề mang tính nguyên tắc về trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội trong lĩnh vực này, trong đó có cơng tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hồn cảnh đặc biê ̣t. Theo đó, trong mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân có liên quan đến trẻ em thì lợi ích của trẻ em phải được quan tâm hàng đầu; trong bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em phải coi trọng việc phịng ngừa, ngăn chặn trẻ em rơi vào hồn cảnh đặc biệt; kịp thời giải quyết, giảm nhẹ hoàn cảnh đặc biệt của trẻ em; kiên trì trợ giúp trẻ em có hồn cảnh đặc biệt…

Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã dành riêng một chương với 19 điều quy định về việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hồn cảnh đặc biệt. Trong đó, quy định rõ các nhóm đối tượng trẻ em có hồn cảnh đặc biệt cần sự quan tâm đặc biệt của các cấp, các ngành, gia đình và xã hội, gồm: trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em là nạn nhân chất độc hóa học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em làm việc xa gia đình; trẻ em nghiện ma túy.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Ý thức pháp luật của thanh, thiếu niên trong thời kỳ hiện nay (Trang 57 - 61)