Giải pháp khác trong việc nâng cao ý thức pháp luật của thanh thiếu niên

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Ý thức pháp luật của thanh, thiếu niên trong thời kỳ hiện nay (Trang 103 - 112)

- Về phía xã hội: cần thu hút thanh, thiếu niên vào các hoạt động đoàn

3.2.5. Giải pháp khác trong việc nâng cao ý thức pháp luật của thanh thiếu niên

thanh thiếu niên

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng là yếu tố quyết định thắng lợi của công tác thanh, thiếu niên, trong đó có việc nâng cao ý thức pháp luật của thanh, thiếu niên:

Thực tiễn cho thấy rằng ở nước ta, phong trào thanh, thiếu niên luôn gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng, qua đó để phấn đấu, rèn luyện và trưởng thành; Đoàn đã làm tốt chức năng tập hợp quần chúng thanh niên, bổ sung lực lượng và sức chiến đấu của Đảng. Đây không chỉ là một nhu cầu tồn tại có tính ngun lý về mặt lý luận mà cịn là giải pháp thực tiễn cực kỳ quan trọng để đẩy mạnh cơng tác Đồn và phong trào thanh thiếu niên.

Thanh thiếu niên là một lực lượng xã hội, nhưng là lực lượng có tổ chức, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng là một thuận lợi để chỉ đạo cả hệ thống chính trị đẩy mạnh cơng tác thanh niên như lời đồng chí Tổng Bí thư Đỗ Mười: "Công tác thanh niên không chỉ là việc của Đảng, của

101

Trên cơ sở các chủ trương, nghị quyết của Đảng, Nhà nước đã bổ sung, ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, tạo ra những cơ sở pháp lý quan trọng và các cơ chế cần thiết để huy động và tổ chức lực lượng thanh niên tham gia phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời tăng cường chăm lo giáo dục, bồi dưỡng thanh niên. Nhiều địa phương có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thanh niên. Đầu tư của nhà nước để giải quyết việc học, việc làm, việc vui chơi, giải trí cho thanh niên được tăng thêm hàng năm. Sự phối hợp giữa các Bộ, ngành, các đoàn thể và chính quyền các cấp với Đồn Thanh niên tốt hơn trước. Xã hội hóa cơng tác thanh niên từng bước được đẩy mạnh. Hoạt động đối ngoại nhà nước trong lĩnh vực thanh niên được mở rộng.

Văn kiê ̣n Đa ̣i hô ̣i Đảng toàn quốc lần thứ IX nêu rõ :

Đối với thế hệ trẻ , chăm lo giáo dục , bồi dưỡng , đào tạo phát triển tồn diện về chính trị , tư tưởng, đạo đức, lới sớng, văn hóa, sức khỏe,nghề nghiê ̣p, giải quyết việc làm , phát triển tài năng và sức sáng tạo , phát huy vai trò xung kích tr ong sự nghiê ̣p xây dựng và bảo vê ̣ Tổ quốc [10].

Văn kiê ̣n Đa ̣i hô ̣i Đảng IX và các văn kiê ̣n của Đảng về công tác thanh niên là cơ sở pháp lý quan tro ̣ng để xác đi ̣nh các giải pháp nhằm nâng cao ý thức pháp luâ ̣t của thanh thiế u niên trong thời kỳ hiê ̣n nay .

Cần xây dựng Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thực sự là đội dự bị tin cậy của Đảng. Củng cố tổ chức và đổi mới phương thức hoạt động của Đoàn, nhất là đoàn cơ sở. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn, nhất là cán bộ đoàn cơ sở. Đoàn kết, tập hợp rộng rãi các tầng lớp thanh niên trong các tổ chức của Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, do Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh làm nịng cốt. Chăm lo xây dựng Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và các hình thức tập hợp, giáo dục nhi đồng.

102

- Giải pháp tạo điều kiện thuận lợi về kinh tế - xã hội cho sự hình thành, phát triển ý thức pháp luật của thanh, thiếu niên:

Theo quan điểm duy vật về lịch sử thì tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, C.Mác viết: "Không phải ý thức của con người quyết định tồn tại của

họ; trái lại, tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ" [19, tr. 15].

Ý thức pháp luật được hình thành xuất phát từ những điều kiện kinh tế, vật chất nhất định của xã hội; phản ánh những điều kiện vật chất nhất định và chịu sự chi phối của chính những điều kiện vật chất đó, mà trước hết là thực trạng nền kinh tế - xã hội. Do vậy, nền kinh tế - xã hội phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi tới việc nâng cao ý thức pháp luật trong các tầng lớp xã hội - trong đó có thanh, thiếu niên và ngược lại. Muốn nâng cao ý thức pháp luật của thanh, thiếu niên, cần thiết phải cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của họ.

Thực tế xã hội luôn diễn ra đa dạng, phong phú và phức tạp với nhiều sự việc, sự kiện, hiện tượng xã hội hay quá trình xã hội khác nhau.Vì vậy phải xây dựng một nền kinh tế mà trong đó con người, vai trị của cá nhân, lợi ích của cá nhân được coi trọng trong sự kết hợp hài hịa với lợi ích của tập thể và lợi ích của xã hội. Đó phải là nền kinh tế phát triển theo trật tự, kỷ cương, cạnh tranh lành mạnh và quyền con người được đảm bảo. Trong đó việc thực hiện các chính sách xã hội, đảm bảo các ngun tắc của cơng bằng xã hội có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó là điều kiện cần thiết cho sự ổn định chính trị, tăng cường pháp chế và đoàn kết mọi tầng lớp nhân trong xã hội; củng cố ý thức của con người về cái chung trong các lợi ích, lý tưởng của họ, khơi dậy thái độ tích cực của quần chúng đối với việc tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật. Do đó, ý thức pháp luật trong các tầng lớp nhân dân được nâng lên một bước, xây dựng lối sống theo pháp luật trong nhân dân. Do vậy, cần phát triển kinh tế - xã hội và phát huy vai trò của thanh niên tham gia phát triển kinh tế - xã hội tạo ra những tiền đề, điều kiện thuận lợi cho công tác chăm lo giáo dục, bồi dưỡng thanh niên.

103

Việc xây dựng các điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi cho sự hình thành, phát triển và tác động của ý thức pháp luật thanh, thiếu niên cần tập trung vào các vấn đề sau: tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách đối với thanh, thiếu niên như học tập, việc làm, dạy nghề, vay vốn sản xuất, thực hiện các chương trình dự án phát triển kinh tế-xã hội thu hút lao động thanh niên như giao thông, thủy lợi, trồng rừng, xây dựng vùng kinh tế mới...

- Giải pháp xây dựng mơi trường văn hóa - xã hội lành mạnh, thuận lợi cho sự phát triển của thanh, thiếu niên:

Xây dựng mơi trường văn hóa - xã hội lành mạnh, thuận lợi cho sự phát triển của thanh, thiếu niên là việc của toàn xã hội và của chính thanh, thiếu niên niên, tập trung vào các vấn đề: tổ chức tốt các hoạt động văn hóa cho thanh, thiếu niên, quan tâm đến các đối tượng thanh, thiếu niên ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và các vùng đặc biệt khó khăn. Tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa - thông tin; ngăn chặn sự phục hồi của những hủ tục lạc hậu, mê tín; ngăn chặn tác động của các ấn phẩm văn hóa phản động, đồi trụy, kích động bạo lực, ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của thanh, thiếu niên; phát triển mạnh phong trào thể dục thể thao quần chúng, xây dựng nếp sống vệ sinh, thường xuyên rèn luyện thân thể trong thanh, thiếu niên.

Tăng cường đầu tư xây dựng các cơ sở giáo dục chất lượng cao, mở rộng mạng lưới dạy nghề, dạy nghề tại chỗ cho thanh, thiếu niên nông thôn, dạy nghề cho thanh, thiếu niên trong thời gian tại ngũ và đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Phát triển hệ thống dịch vụ việc làm, tư vấn nghề nghiệp, việc làm cho thanh niên, xây dựng các thiết chế văn hóa, sân bãi thể dục thể thao, các điểm sinh hoạt, trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi ở cơ sở; hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động truyền thơng, báo chí, xuất bản, hoạt động nghệ thuật phục vụ thanh thiếu nhi và công tác thanh thiếu nhi.

Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật trong thanh, thiếu niên, tập trung phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm, động viên thanh,

104

thiếu niên tích cực tham gia đấu tranh chống các tệ nạn, tiêu cực xã hội. Nhanh chóng thanh tốn tệ nạn ma túy trong học sinh, sinh viên và vị thành niên. Mở rộng quy mô và tổ chức tốt việc cai nghiện, giáo dục, tạo điều kiện cho thanh niên tái hòa nhập cộng đồng. Triệt phá các băng đảng tội phạm có tổ chức. Kiên quyết đấu tranh, xử lý các tội phạm buôn bán phụ nữ, lạm dụng tình dục vị thành niên.

- Giải pháp về chính sách và chế độ đối với thanh, thiếu niên:

Phát biểu tại Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII, Tổng Bí thư Đỗ Mười đã nhấn mạnh:

Đảng và Nhà nước ta phải hồn thiện các chính sách đối với thanh niên, nhằm vừa phát huy tiềm năng sáng tạo của tuổi trẻ, vừa tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để thanh niên cống hiến tốt nhất, nhiều nhất và trưởng thành nhanh nhất... những chính sách đó bao gồm các vấn đề sử dụng tốt nguồn lực trẻ, tạo việc làm, giao trách nhiệm xứng đáng, bồi dưỡng các mặt trí, đức, thể, mỹ, phát huy tài năng trẻ, chăm lo đến các vấn đề xã hội của thanh niên [21].

Chính sách, chế độ đối với thanh, thiếu niên có vai trị quan trọng và có tác động to lớn đến tình hình thanh, thiếu niên, cơng tác thanh, thiếu niên và việc giáo dục nâng cao ý thức pháp luật đối với thanh, thiếu niên. Do vậy, cần xây dựng và ban hành các chủ trương, chính sách đối với thanh niên và công tác thanh niên để bồi dưỡng, giáo dục, phát huy vai trò thanh niên trong việc tạo nguồn nhân lực trẻ cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Từ các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về thanh niên cơng tác thanh niên cần được thể chế hóa bằng pháp luật và hệ thống các văn bản pháp quy của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền… để từ đó có cơ sở xây dựng các chương trình, dự án, kế hoạch và đặt nhiệm vụ thanh niên vào kế hoạch của Nhà nước để đầu tư phát triển.

105

Ban hành các chính sách kinh tế-xã hội lồng ghép trên mọi lĩnh vực có liên quan đến đối tượng thanh, thiếu niên; tổ chức nghiên cứu rà soát để chỉnh sửa bổ sung các chính sách đã ban hành, nhất là về lĩnh vực giáo dục đào tạo, lao động việc làm, phân công tuyển dụng lao động, phụ cấp khu vực, phụ cấp thu hút, đầu tư vay vốn (vốn giải quyết việc làm, vốn tín dụng học tập) v.v.. và thực hiện nghĩa vụ theo pháp luật như nghĩa vụ quân sự, dân qn tự vệ, lao động cơng ích...

Đổi mới việc xây dựng và thực hiện chính sách đối với thanh, thiếu niên, nâng cao tính khả thi và hiệu quả của chính sách thanh, thiếu niên; chú trọng phát huy sự tham gia của thanh niên và tổ chức Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong q trình xây dựng và thực hiện chính sách thanh, thiếu niên. Đặt rõ vai trò của thanh, thiếu niên trong các chính sách, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Lồng ghép các mục tiêu phát triển thanh, thiếu niên trong các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, các chiến lược, chương trình phát triển các ngành, các lĩnh vực, phát triển các vùng lãnh thổ...

106

KẾT LUẬN

Ý thức pháp luật là tổng thể các học thuyết, tư tưởng, tình cảm của con người thể hiện thái độ, sự đánh giá về tính cơng bằng hoặc không công bằng, đúng đắn hoặc không đúng đắn của pháp luật hiện hành, pháp luật trong quá khứ và pháp luật cần phải có, về tính hợp pháp hoặc khơng hợp pháp trong cách xử sự của con người, trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, xã hội. Với những chức năng cơ bản như phản ánh, mơ hình hóa, điều chỉnh... với vai trị năng động, sáng tạo, ý thức pháp luật đã góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triển đất nước, nhất là phát triển đời sống pháp luật, văn hóa pháp lý và điều chỉnh hành vi pháp luật tích cực, tiến độ của con người.

Thanh, thiếu niên là nhóm xã hội - nhân khẩu đặc thù trong xã hội, ở độ tuổi sung sức nhất về thể chất và phát triển trí tuệ, ln năng động, sáng tạo, muốn tự khẳng định mình. Đây lớp người trẻ khỏe, năng động, dám nghĩ, dám làm, là lực lượng chính của sự nghiệp đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong hiện tại và tương lai. Lứa tuổi thanh, thiếu niên cũng là lứa tuổi bồng bột, chủ quan, nơng nổi, tiếp nhận thơng tin ít chọn lọc, vốn sống và vốn hiểu biết pháp luật còn nhiều hạn chế, dễ bị ảnh hưởng, lôi kéo bởi những tác động. Đây là lứa tuổi chưa phát triển đầy đủ về thể chất cũng như về tâm - sinh lý, kinh nghiệm sống và trình độ nhận thức cịn hạn chế, khả năng kiềm chế chưa cao, dễ bị kích động, lơi kéo vào những hoạt động phiêu lưu, mạo hiểm, hoạt động vi phạm pháp luật…Tuổi thanh, thiếu niên là tuổi đang hình thành "cái tơi", song lại lứa tuổi biểu hiện và ý thức về cá tính của mình rất rõ nét. Chính vì vậy, thanh, thiếu niên cần được sự giúp đỡ, chăm lo, giáo dục của các thế hệ đi trước và của toàn xã hội trong đó có giáo dục nâng cao ý thức pháp luật.

107

Công tác giáo dục nâng cao ý thức pháp luật của thanh, thiếu niên đang trở thành một nhu cầu cấp bách hiện nay và là yêu cầu khách quan phù hợp với quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước; phù hợp với những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về pháp luật, tăng cường pháp chế. Nâng cao ý thức pháp luật của thanh, thiếu niên góp phần thắng lợi để thực hiện "Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, theo pháp luật"; mọi

người "Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật".

Việc giáo dục nâng cao ý thức pháp luật cho thanh, thiếu niên phải phát huy được sức mạnh tổng hợp của xã hội, chính quyền, đồn thể, cộng đồng và gia đình cho cơng tác quan trọng này. Trong đó, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng là yếu tố quyết định thắng lợi của công tác thanh, thiếu niên nói cung, trong đó có việc nâng cao ý thức pháp luật của thanh, thiếu niên nói riêng. Cần xây dựng, củng cố mối quan hệ thường xuyên , bền chă ̣t giữa gia đình , nhà trường và xã hội trong việc nâng cao ý thức pháp luật của

thanh thiếu niên . Gia đình , nhà trường và xã hội đều là các môi trường hoạt đô ̣ng quan trọng của con người , đều có tác dụng định hướng , hình thành và phát triển nhân cách , đạo đức của con người . Cần xây dựng và thực hiện các nhóm giải khác nhau: nhóm giải pháp tạo điều kiện thuận lợi về kinh tế - xã hội cho sự hình thành, phát triển ý thức pháp luật của thanh, thiếu niên; nhóm giải pháp xây dựng mơi trường văn hóa - xã hội lành mạnh, thuận lợi cho sự phát triển của thanh, thiếu niên; nhóm giải pháp về chính sách và chế độ đối với thanh, thiếu niên; nhóm giải pháp về xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật về thanh thiếu niên - môi trường pháp lý thuận lợi cho sự hình thành, phát triển và giáo dục nâng cao ý thức của thanh, thiếu niên; giải pháp xử lý nghiêm minh mọi vi phạm pháp luật; nhóm giải pháp tăng cường và đổi mới công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh, thiếu niên theo hướng kết hợp giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức và kỹ năng sống cho họ...

108

Với mục đích nâng cao ý thức pháp luật cho thanh, thiếu niên, nhằm xây dựng một thế hệ trẻ thanh, thiếu niên có ý thức chấp hành pháp luật tốt, có hiểu biết pháp luật để tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình và xã

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Ý thức pháp luật của thanh, thiếu niên trong thời kỳ hiện nay (Trang 103 - 112)