- Nhóm thứ 3: lứa tuổi thanh niên là người thành niên (người từ đủ 18 tuổi đến dưới 30 tuổi), thuộc lứa tuổi đã trưởng thành và được pháp luật
3.2.1. Giải pháp xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về thanh thiếu niên (môi trƣờng pháp lý thuận lợi cho sự hình thành, phát
thanh thiếu niên (môi trƣờng pháp lý thuận lợi cho sự hình thành, phát triển và giáo dục nâng cao ý thức của thanh, thiếu niên)
Pháp luật là yếu tố không thể thiếu được đối với mọi nhà nước, xã hội. Muốn tổ chức, quản lý tốt nhà nước, xã hội đòi hỏi mỗi người trong cộng đồng đó phải hiểu biết và không ngừng nâng cao ý thức pháp luật. Nếu cơng dân khơng có ý thức pháp luật tốt sẽ dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật, sẽ tìm những kẽ hở của pháp luật để vụ lợi cá nhân, bất chấp lợi ích cộng đồng. Xác định rõ vai trò to lớn của pháp luật trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản, những năm gần đây ở nước ta nhiều bộ luật, đạo luật quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội và cải cách bộ máy nhà nước đã được ban hành. Cùng với việc tạo lập hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ cần tạo ra những điều kiện, xây dựng cơ chế hữu hiệu bảo đảm mọi quy định pháp luật ban hành đều được mọi người, mọi cơ quan, tổ chức tơn trọng. Phải tìm cách đưa pháp luật vào cuộc sống con người, xây dựng lối sống tốt đẹp, sống và làm việc theo pháp luật. Để đạt mục đích đó cần khơng ngừng nâng cao trình độ dân trí chung của xã hội và tăng cường giáo dục pháp luật sâu rộng trong quần chúng.
Môi trường pháp lý thuận lợi được hiểu theo ý nghĩa, về phía Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương cần xây dựng và ban hành hệ thống pháp
86
luật, văn bản pháp quy đồng bộ, phù hợp và kịp thời nhằm định hướng, điều chính q trình hình thành và phát triển ý thức pháp luật của thanh, thiếu niên. Trước hết, đó là sự đảm bảo về mặt pháp luật để nhân dân nói chung và thanh, thiếu niên nói riêng được biết, được bàn, được kiểm tra, giám sát những công việc, những vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống của chính họ và đối với cơng việc chung của đất nước, của xã hội. Vấn đề này đã được Đảng ta nhấn mạnh: "Tiếp tục phát huy tốt hơn và nhiều hơn quyền làm chủ của nhân dân qua hình thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp để nhân dân tham gia xây dựng và bảo vệ Nhà nước, nhất là việc giám sát, kiểm tra của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước" [9, tr. 41].
Chúng ta cần phải xây dựng đồng bộ và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Phương châm chỉ đạo của Đảng ta là: "Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong văn bản pháp luật". Vấn đề này có
liên quan chặt chẽ với việc nghiên cứu các giá trị, đặc biệt là các giá trị truyền thống. Thơng qua q trình đó, chúng ta có thể lựa chọn các chuẩn mực, các giá trị phù hợp để luật hóa chúng, biến thành những quy phạm chung của xã hội mà mỗi cơng dân đều có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ, nghiêm chỉnh. Có thể nói, đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng và thực sự cấp bách trong quá trình xây dựng một xã hội tiến bộ, văn minh ở nước ta hiện nay.
Giải pháp có tính thực tiễn trong việc phát huy vai trò của ý thức pháp luật trong việc thực hiện pháp luật là "Các luật ban hành cần đảm bảo tính khả
thi, dễ hiểu, quy định cụ thể để giảm bớt tình trạng phải chờ đợi quá nhiều văn bản hướng dẫn mới thi hành được. Tăng cường cơng tác tun truyền, giải thích, giáo dục pháp luật để nhân dân tự hiểu và tự giác chấp hành" [9, tr. 48].
Nghiên cứu soạn thảo một số văn bản pháp luật mới đồng thời với việc chỉ đạo các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ở các cấp trong quá trình xây dựng những chính sách, chương trình, đề án của Nhà nước cần có sự lồng
87
ghép đến đối tượng thanh niên, tạo hành lang pháp lý và môi trường thuận lợi để giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng thanh niên phát triển toàn diện, tạo điều kiện cho thanh niên cống hiến, trưởng thành. Mở rô ̣ng đối tượng điều chỉnh của pháp luật cho các đối tượng thanh thiếu niên đă ̣c thù vùng sâu , vùng xa , vùng dân tộc ; nhóm thanh thiếu niên yếu thế trong cơ hội phát triển (thanh niên khuyết tật, tàn tật, thanh niên nhiễm HIV/AIDS, thanh niên sau cai nghiện ma túy, sau cải tạo) hoặc là có tính tiên tiến, tích cực, có khả năng cống hiến (thanh niên xung phong , thanh niên có tài năng… cần quy định thêm một số chính sách nhằm để hỗ trợ cho nhóm yếu thế này và phát huy nhóm thanh niên tích cực, tạo cơ hội bình đẳng về phát triển cho mọi đối tượng thanh niên.
Xây dựng và hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; kịp thời cụ thể hóa các chế định pháp luật phù hợp với hoàn cảnh, đặc điểm của lứ a tuổi thanh thiếu niên , làm cơ sở chỉ đạo và triển khai thực hiện tốt các quyền của thanh thiếu niên . Bảo đảm cho thanh thiếu niên thực hiện đầy đủ quyền và bổn phận của mình…
Nghiên cứu , sửa đởi, hồn thiện hệ thống pháp luật về xử lý người chưa thành niên vi pha ̣m pháp luâ ̣t hiê ̣n hành theo hướng quy đi ̣nh rõ hơn n ữa quy trình xử lý hành chính và xử ly hình sự . Hồn thiện hệ thống pháp luật hình sự đối với thanh thiếu niên phạm tội : trong một số hình phạt khơng tước tự do áp dụng đối với người chưa thành niên , có hình phạt chưa thực sự phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, cũng như nhu cầu giáo dục của đối tượng này (ví dụ hình phạt tiền - khoản 2 Điều 71. Đây là hình pha ̣t đánh vào lơ ̣i ích vâ ̣t chất của người pha ̣m tô ̣i. Thế nhưng phần lớn người chưa thành niên vi pha ̣m pháp luâ ̣t đều khơng có tài sản và chưa nhận thức đầy đủ giá trị đồng tiền. Do vậy, việc áp dụng hình phạt tiền đối với đối tượng này xem ra không hợp lý). Nhiều chế tài pháp luật hình sự đối với người chưa thành niên còn nặng về giam giữ… . (xem phần giải p háp xử lý hành vi vi phạm pháp luật ).
88
3.2.2. Giải pháp tăng cƣờng và đổi mới giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên theo hƣớng kết hơ ̣p giáo dục pháp luâ ̣t , giáo dục đạo thanh thiếu niên theo hƣớng kết hơ ̣p giáo dục pháp luâ ̣t , giáo dục đạo đƣ́c và kỹ năng sớng cho ho ̣
Giáo dục pháp luật có vị trí, ý nghĩa rất quan trọng. Vai trị của giáo dục pháp luật bắt nguồn từ giá trị xã hội của pháp luật, từ sự hiểu biết và thực hiện nghiêm túc của các chủ thể pháp luật. Nếu là pháp luật là công cụ rất quan trọng để Nhà nước quản lý đất nước, quản lý xã hội, là phương tiện để công dân thực hiện nghĩa vụ và bảo vệ quyền và lợi ích hợp của mình thì giáo dục pháp luật giúp cho Nhà nước và công dân biết sử dụng đúng đắn phương tiện đó.
Trước đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhắc nhở: "Việc công bố đạo luật chưa phải là đã xong, mà còn phải tuyên truyền giáo dục lâu dài mới thực hiện được tốt". Theo Người, việc giáo dục pháp luật là một trong những
công đoạn hết sức quan trọng. Nó khơng chỉ giúp nâng cao ý thức pháp luật cho người dân, mà cịn tạo ra khả năng hình thành những nhu cầu, tình cảm, những chuẩn mực mới, đồng thời, góp phần củng cố ý thức về nghĩa vụ, trách nhiệm đạo đức, ngăn chặn các biểu hiện xâm phạm lợi ích chính đáng của người khác, khuyến khích những hành vi hợp pháp và hợp đạo lý.
Phần lớn đối tượng thanh, thiếu niên đều ở lứa tuổi học sinh, sinh viên và đang còn ngồi trên ghế nhà trường. Do đó, giáo dục pháp luật cho thanh, thiếu niên là quan trọng và hết sức cần thiết. Đối với thanh, thiếu niên, việc giáo dục ý thức pháp luật giúp cho thanh, thiếu niên quan tâm hơn đến pháp luật, nâng cao kiến thức pháp luật, có thái độ đúng đắn, động cơ tích cực trong thực hiện pháp luật và đấu tranh chống các biểu hiện vi phạm pháp luật. Muốn vậy phải tiến hành bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nâng cao trình độ nhận thức pháp luật trong thanh, thiếu niên. Thực hiện tốt việc giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật dưới mọi hình thức, biện pháp tích cực, đưa pháp luật rơi vào mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Đồng thời phải kết hợp giáo dục ý
89
thức pháp luật với giáo dục đạo đức xã hội. Hiện nay Nhà nước ta đang tích cực tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật sâu rộng trong quần chúng và bước đầu thu được những kết quả tốt đẹp.
Hoạt động giáo dục pháp luật cho thanh, thiếu niên tập trung vào các nội dung:
- Tăng cường giáo dục lý tưởng, đạo đức cách mạng, truyền thống dân tộc; xây dựng lối sống, nếp sống văn minh lành mạnh; khơi dậy trong thanh niên hồi bão lớn của dân tộc khơng cam chịu đói nghèo, lạc hậu; nêu cao tinh thần chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn, ý chí tự lực, tự cường, xung phong, tình nguyện đi đầu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc - vì tương lai tươi sáng của dân tộc và của thế hệ trẻ.
- Chăm lo bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp, thể lực của thanh niên; động viên và tổ chức thanh, thiếu niên tiến quân vào lĩnh vực giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ; rèn luyện tác phong làm việc kỷ luật, hiện đại, góp phần nhanh chóng phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ. Bồi dưỡng hình thành một lớp thanh niên ưu tú tiêu biểu cho thế hệ trẻ, vững vàng về chính trị, kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, trở thành những nhà lãnh đạo, quản lý, kinh doanh giỏi, những chuyên gia xuất sắc, những người lao động lành nghề trên các lĩnh vực. Phát huy lực lượng và tiềm năng của thanh niên thực hiện thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Trang bị những kiến thức pháp luật phổ thông cơ bản về Nhà nước và pháp luật Việt Nam, về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và một số kiến thức pháp luật thiết yếu cho cuộc sống, học tập và lao động sau này của học sinh.
- Những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ trẻ em như Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, Công ước Liên hiệp quốc về quyền của trẻ em, Luật giáo dục.
90
- Những nội dung pháp luật liên quan đến đời sống cộng đồng như: bảo vệ mơi trường, an tồn Giao thơng đường bộ, phịng, chống ma túy và tệ nạn xã hội.
- Những nội dung pháp luật liên quan đến lứa tuổi thành niên như luật dân sự, hơn nhân gia đình, hình sự, hành chính đối với người thành niên và chưa thành niên. Quyền và nghĩa vụ về kinh tế và lao động của công dân.
Một số nội dung pháp luật cần phổ biến, giáo dục cho thanh thiếu niên:
Từ các yêu cầu về nhận thức pháp luật của thanh, thiếu niên và công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh, thiếu niên và học sinh, sinh viên nhằm đáp ứng nhu cầu về con người và nguồn lực con người - nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước trong thời kỳ đổi mới, tùy theo nhóm các đối tượng, cần nghiên cứu, lựa chọn và phổ biến, giáo dục cho thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên trong nhà trường các nội dung pháp luật sau:
- Nhóm các nội dung pháp luật liên quan đến việc nâng cao dân trí pháp lý, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, ý thức tự giác tuân thủ và bảo vệ pháp luật, bao gồm các nội dung:
+ Các kiến thức cơ bản về Nhà nước và pháp luật, giúp cho thanh, thiếu niên hiểu được về tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước, bản chất Nhà nước, mối quan hệ giữa Nhà nước và pháp luật, vai trò, ý nghĩa của pháp luật trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
+ Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
+ Cùng với việc cung cấp các kiến thức, tăng cường bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu quê hương, gia đình và tinh thần tự tơn dân tộc, hình thành trong thanh, thiếu niên ý thức trách nhiệm người công dân trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu học hỏi các kiến thức pháp luật sau này.
91
- Nhóm pháp luật liên quan đến vấn đề giữ vững kỷ luật, kỷ cương, giữ gìn trật tự an tồn xã hội, tăng cường pháp chế, thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật, bao gồm các nội dung:
+ Pháp luật về hành chính, hình sự (những nội dung liên quan đến thanh, thiếu niên)
+ Pháp luật về trật tự an tồn giao thơng, pháp luật về phòng, chống HIV/AISD, phòng, chống ma túy và các tệ nạn xã hội.
+ Pháp luật về bảo vệ môi trường.
+ An tồn giao thơng, pháp luật về phòng, chống HIV/AISD, phòng, chống ma túy và các tệ nạn xã hội là những vấn đề có liên quan nhiều đến lớp trẻ, gắn với đời sống, sinh hoạt hàng ngày của thanh, thiếu niên, học sinh sinh viên. Những nội dung pháp luật về trật tự an tồn giao thơng, pháp luật về phòng, chống HIV/AISD, phòng, chống ma túy và các tệ nạn xã hội, tuy đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình chính khóa trong nhà trường (từ phổ thơng đến đại học) nhiều năm qua nhưng điều quan trọng khơng chỉ bó gọn trong việc hiểu các quy định pháp luật mà cần phải hình thành được nhận thức đúng, thể hiện thông qua các hành vi tự giác tuân thủ, chấp hành pháp luật về trật tự an tồn giao thơng, đồng thời tích cực tham gia tuyên truyền giáo dục pháp luật phòng, chống HIV/AISD, phòng, chống ma túy và các tệ nạn xã hội, giúp các cơ quan hữu quan phát hiện và ngăn ngừa kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ma túy và tệ nạn xã hội. Nâng cao nhận thức và ý thức của thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên về môi trường và bảo vệ mơi trường.
- Nhóm các nội dung pháp luật liên quan trực tiếp đến lứa tuổi thanh, thiếu niên, bao gồm các nội dung:
+ Pháp luật về quyền trẻ em. + Pháp luật về giáo dục đào tạo.
92
+ Luật nghĩa vụ quân sự, luật sĩ quan quân đội nhân dân. + Pháp luật về lao động cơng ích.
Trong đó, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là việc của gia đình, nhà trường và tồn xã hội. Tuy nhiên để giúp cho các em hiểu được các quyền của mình và biết cách tự bảo vệ mình khi bị xâm hại, cần trang bị cho các em những kiến thức về quyền trẻ em, những nhận thức về hành vi xâm hại trẻ em, vi phạm quyền trẻ em.
Giáo dục và đào tạo là những vấn đề liên quan trực tiếp nhất đến thanh, thiếu niên, góp phần quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo lớp người lao động có kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp, có ý thức vươn lên trong khoa học và công nghệ. Học tập và là quyền lợi vừa là nghĩa vụ của cơng dân, vì vậy cần tạo điều kiện cho thanh, thiếu niên hiểu và nắm vững các quy định của pháp luật về giáo dục và đào tạo, để họ thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình.
Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và là quyền cao quý của công dân nhất là lứa tuổi thanh, thiếu niên. Công dân đặc biệt là thanh niên phải làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng Tổ quốc. Thanh niên cũng phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong việc đóng cho xã hội thơng qua lao động cơng ích.
- Nhóm các nội dung pháp luật liên quan đến việc bồi dưỡng chí tiến