Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng một số loài cây họ đậu trong việc thúc đẩy quá trình phục hồi độ phì nhiêu của đất nương rẫy thoái hóa tại huyện con cuông tỉnh nghệ an​ (Trang 26 - 31)

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.3. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu

Đề tài tiến hành nghiên cứu 5 giống cây họ Đậu (do Trung tâm Đậu đỗ - Viện Khoa học Nông nghiệp cung cấp) cải tạo đất trên nương rẫy bỏ hoá của bà con người dân tộc Đan Lai, xã Châu Khê, huyện Con Cng.Gồm:

 Đậu mèo (Mucuna utilis)

 Cốt khí (Tephrosia candida)

 Điền thanh hoa vàng (Sesbania cannabina var. floribunda)

 Đậu triều(Cajanus indicus)

 Đậu nho nhe (Phaseolus calcaratus).

2.3.2.Đặc điểm sinhhọc và lý do lựa chọn của đối tượng nghiên cứu

(1).ĐẬU MÈO (Mucuna utilis)

Mô tả:

Cây leo, họ Đậu (Fabaceae). Lá có 3 lá chét, mặt dưới có lơng dài, trắng. Cụm hoa chùm, dài 30 cm, có nhiều hoa tím sẫm. Quả cong hình chữ "S" phủ lơng màu hung, gây ngứa. Hạt có axit xianhiđric độc, phải rang vàng hay sấy ở nhiệt độ 105 – 106 0C trong 3 giờ hoặc nấu chín thay nước 2 - 3’ lần trước khi dùng cho gia súc ăn.

Đậu mèo

1. Cành mang lá, chùm hoa; 2. Hoa; 3. Quả

Lý do lựa chọn:

- Đậu mèo là cây phủ đất, chống xói mịn và cải tạo đất tốt, năng suất sinh khối cao.Phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng

- Là cây mọc nhanh, trong trường hợp trồng xen khơng canh trạnh lấn át cây trồng chính, cho năng suất cao. Ít bị sâu bệnh phá hoại

- Phù hợp với điều kiện ln canh. Dễ tính, ít địi hỏi chăm sóc, thích hợp với năng lực đầu tư thấp và trìnhđộ khoa học kỹ thuật của người dân địa phương.

(2). CỐT KHÍ (Tephrosia candida)

Mơ tả:

(Tephrosia), chi cây bụi, họ Đậu

(Fabaceae), Cây bụi nhỏ thân gỗ cao 2- 3m, đường kính cổ rễ 4-5cm, tuổi thọ trung bình 3-5năm, thân trịn, có nhiều lơng màu trắng vàng, nhiềucành, nhánh, tán khá dày. Cây ưa sáng, mọc nhanh và thường xanh. Hệ rễ phát triển và có nhiều nốt sần chứa vi khuẩn cố định đạm cộng sinh.

Cốt khí

1. Cành mang chùm hoa; 2. Hạt

Lá kép lơng chim 1 lần lẻ, có 15-27 đơi lá chét hình thuỗn 2 đầu nhọn dài 3-7cm, mặt trên màu xanh thẫm, mặt dưới có nhiều lơng bạc.

Hoa tự chùm mọc đứng, hoa to màu trắng, quả đậu dẹt, dài 8-10cm, rộng 8-9cm, khi non phủ 1 lớp lơng bạc, khi chín vỏ quả màu nâu vàng, có 1-13hạt, hạt màu nâu đen, vỏ cứng,tỷ lệ nảy mầm cao, dễ bảo quản.

Lý do lựa chọn:

- Thích hợp điều kiện khí hậu nóng ẩm ở vùng thấp có độ cao dưới 300m so với mặt biển. Lượng mưa hàng năm từ 1000-1500mm, mùa khô 3-4 tháng, nhiệt độ trung bình năm từ 15-250C (so sánh với điều kiện Nghệ An)

- Cây che phủ và cải tạo đất, chống xói mịn: mọc nhanh đâm chồi khoẻ, tán lá dày, chất xanh dễ phân giải, vì có vi khuẩn cố định đạm cho nênđược trồng để phủ xanh phục hồi bảo vệ đất và làm phân xanh rất tốt. Cây cho sinh khối lớn (theo Lê ĐìnhĐịnh (1999) [2], Lê Đình Sơn (2002) [16])

- Trồng xen che bóng phụ trợ hạn chế cỏ dại xâm lấn

- Cây đa tác dụng: cung cấp củi đun: thân cành nhỏ, chóng khơ, sinh khối lớn là nguồn chất đốt phù hợp cho dân vùng đồi núi, trung du.

(3). ĐIỀN THANHHOA VÀNG (Sesbania cannabina var. floribunda) (Sesbani), chi cây bụi họ Đậu

(Fabaceae), gồm nhiều loài. Cành lá dùng làm phân xanh, thân cành làm củi đun, vỏ cóthể lấy sợi.

Điền thanh hoa vàng (S. cannabina

var. floribunda): cây bụi một năm, cao 1

- 3 m, phân cành ít. Hoa màu vàng, xếp thành chùm 5 - 10 hoa ở nách lá. Quả dài tới 20 cm, vỏ sần sùi, nhiều hạt màu lục sẫm.

Điền thanh hoa vàng

1. Cành mang chùm hoa; 2. Bốn đôi lá chét; 3. Hoa; 4. Quả

Lý do lựa chọn:

- Dễ trồng, không xâm lấn đất với cây lương thực

- Năng suất chất xanh cao, đạt khoảng 31,38 tấn/ha/4tháng. Nếu tính theo 100% chất khơ đạt 6277 kg/ha/4tháng (Lê Hồ Bình và cộng sự, 1987)

(4). ĐẬU TRIỀU(Cajanus indicus)

Mô tả:

Cây bụi, thân gỗ cao 3- 6m, đường kính gốc 5-10cm, thân trịn có phủ lơng bạc, cành có đường nổi sọc, vỏ màu xanh thẫm. Hệ rễ khá phát triển và có nhiều nốt sần cố định đạm cộng sinh.

Lá kép có 3 lá chét hình trái xoan, đầu thon nhọn màu xanh lục, bề mặt phủ một lớp lông bạc.

Đậu triều:1. Cành mang lá, hoa; 2. Lá; 3. Hoa; 4. Quả

Hoa mọc chùm ở nách lá đầu cành, ra hoa tháng 12 đến tháng 1, hoa nở có màu vàng hay điểm những đường dọc tím, đài khơng rụng.

Quả đậu hình dải dài 5cm rộng 1,2cm, có 2-3 vệt lõm chạy chéo theo quả, có rãnh nơng ngăn cách các hạt, vỏ quả có lơng vàng, chứa 3-5 hạt trịn 5mm, hạt có vỏ cứng màu vàng nhạt hoặc nâu và có sức sống cao. Quả chín vào tháng 4-5.

Lý do lựa chọn:

- Có thể trồng được trên nhiều loại đất nhưng thích hợp ở đất ít chua, có thành phần cơ giới trung bình, thốt nước và có lượng mùn khá. Mọc được ở cả vùng thấp và vùng cao trên 1000m, cũng có thể chịu được nóng, hạn và rét. - Cây mọc nhanh, chóng khép tán và nhiều nốt sần nên đậu triều có tác dụng cải tạo đất, diệt cỏ dại và khả năng rút ngắn thời gian bỏ hoá trong canh tác nương rẫy

- Đậu triều cũng là cây thức ăn gia súc, kể cả lá, thân non, quả và hạt. Đây là dạng thức ăn bổ sung quan trọng cho gia súc, gia cầm

(5). ĐẬU NHO NHE(Phaseolus calcaratus)

Mô tả:

Cây leo hay đứng, họ Đậu (Fabaceae). Thân ngắn. Hoa kết chùm màu vàng tươi. Quả dài hơi dẹt, cong, lúc già tách ra và xoăn lại. Có 7 - 10 hạt trịn, dài 5 mm, vàng hay xám có vằn. Cây sống hằng năm, ngắn ngày, chín sớm. Cây phủ đất, chống xói mịn tốt.

Lý do lựa chọn:

- Sản xuất lượng sinh khối rất lớn trả lại cho đất. Khôi phục độ phì của đất - Loại trừ cỏ tranh. Che phủ đất tốt trong mùa mưa

- Bộ rễ phát triển mạnh có khả năng giữ đất

- Trồng xen có khả năng kéo dài thời gian canh tác và rút ngắn thời gian bỏ hóa -Tăng thêm chất dinh dưỡng cho đất nhờ có bộ rễ có nốt sần cố định đạm - Dễ trồng, không kén đất, kỹ thuật trồng đơn giản và cho năng suất cao hơn các loại đậu khác.

2.3.3.Địađiểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu: Đất nương rẫy bỏ hố ở xã Châu Khê, huyện Con Cng, tỉnh Nghệ An.

- Thời gian nghiên cứu: Đề tài tiến hành nghiên cứu trong thời gian từ tháng 3/2008đến tháng 03/2010.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng một số loài cây họ đậu trong việc thúc đẩy quá trình phục hồi độ phì nhiêu của đất nương rẫy thoái hóa tại huyện con cuông tỉnh nghệ an​ (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)