Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng một số loài cây họ đậu trong việc thúc đẩy quá trình phục hồi độ phì nhiêu của đất nương rẫy thoái hóa tại huyện con cuông tỉnh nghệ an​ (Trang 37 - 41)

Chương 3 ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Con Cng nằm ở phía Tây Nam tỉnh Nghệ An, với tổng diện tích 1.744,51 km2, chiếm 10,58% tổng diện tích tồn tỉnh.

Huyện có địa giới hành chính như sau: - PhíaĐơng Nam giáp huyện Anh Sơn

- PhíaĐơng Bắc giáp huyện Quỳ Hợp và Tân Kỳ - Phía Tây Bắc giáp huyện Tương Dương

- Phía Tây Nam giáp nước bạn Lào với 55,5 km đường biên giới.

3.1.2.Đặc điểm về địa hình

Con Cng là một huyện vùng cao, cách thành phố Vinh 130km về phía Tây Bắc, cách cửa khẩu Nậm Cắn (Kỳ Sơn) 120 km, có quốc lộ 7 chạy qua. Dịng sơng Cả chia huyện thành hai cùng rõ rệt. Vùng tả ngạn gồm 5 xã, độ cao trung bình, trong đó cao nhất là đỉnh Pù Su cao 900 m, độ dốc trung bình 20 –300. Vùng hữu ngạn gồm 7 xã và 1 thị trấn, có địa thế hiểm trở hơn, cao trung bình 1.000 m. Trongđó cao nhất là đỉnh Pù Luông cao 1.880 m, độ dốc 30 –350. Với độ dốc quá lớn nhưvậy nên hiện tượng thoái hoá đất diễn ra rất mạnh và nhanh trên nương rẫy trồng cây lương thực của bà con đồng bào dân tộc.

Bên cạnh đó huyện có nhiều sơng suối nhỏ rải rác như khe Mọi, khe Choăng, khe Thơi, khe Bố, sông Giăng,..phân bố rộng khắp trên địa bàn huyện. Đây là nhân tố làm phong phú thêm nguồn tài nguyên thiên nhiên của huyện.

3.1.3. Điều kiện về khí tượng - thuỷ văn

3.1.3.1. Điều kiện khí hậu

Con Cng chịu tác động của khí hậu Bắc Trung Bộ và của miền Tây Bắc Nghệ An, mang đặc điểm chung là nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt là mùa nắng nóng và mùa lạnh ẩm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng10 (mùa nước lũ), mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau (mùa khô kiệt).

- Chế độ nhiệt:

Nhiệt độ trung bình năm biến đổi từ 23 đến 250C, tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 7: 39 - 410C, tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1: 80C. Số giờ nắng bình quân khoảng 1.570- 1.590 giờ/năm.

Lượng mưa bình quân hàng năm khoảng 1.550 mm, tháng cao nhất là hai tháng 8, 9; tháng thấp nhất là hai tháng 1, 2.

- Chế độ gió:

Chịu ảnh hưởng một phần của gió Tây Nam từ tháng 4 đến tháng 8 gây khơ nóng ở một số vùng trong huyện. Do đặc điểm vị trí địa lý nên Con Cng ít bị ảnh hưởng của bão, là một trong những huyện có tốc độ gió thấp nhất so với các huyện trong tỉnh, bình quân 0,6 m/giây. Đồng thời do đặc điểm của địa hình có nhiều đồi núi, nhiều thung lũng nhỏ nên ở đây thường xuất hiện những cơn lốc có thể xảy ra vào mọi thời điểm trong năm.

- Độ ẩm khơng khí:

Độ ẩm khơng khí bình qn 86%, tháng khô nhất 18% (tháng 1 - 3), tháng ẩm nhất 90% (tháng 8 - 9). Hàng năm thỉnh thoảng vẫn có hiện tượng sương muối xảy ra. Nhìn chung, thời tiết khí hậu của Con Cng tương đối ơn hồ, điều kiện nhiệt lượng ánh sáng dồi dào, thường có lũ ở các sông suối, song không bị úng, nước rút rất nhanh. ở Tương Dương có độ che phủ của rừng lớn nên lượng bốc hơi thấp (697,6) mm. Độ ẩm cao hơn so với các vùng khác trong tỉnh, thường có mưa chiều.

3.1.3.2. Nguồn nước, thuỷ văn

- Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt của huyện Con Cuông chủ yếu dựa vào sông Cả. Sông Cả là con sông lớn nhất Nghệ An, bắt nguồn từ thượng Lào chảy theo hướng Đông Nam qua các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Đô Lương, Nam Đàn, Hưng Nguyên và đổ ra biển Đông tại Cửa Hội. Sơng có tổng chiều dài hơn 530 km, có lưu vực 27.103 km2trong đó đoạn chảy qua Nghệ An dài 375km, có lưu vực 17.730km2.Bên cạnh đó Con Cng cịn có nhiều sơng suối nhỏ rải rác như khe Mọi, khe Choăng, khe Thơi, khe Bố, sông Giăng,..phân bố rộng khắp trênđịa bàn huyện.

-Đặc điểm nước dưới đất:

+ Tầng chứa nước Đệ tứ nằm trong trầm tích Aluvi, về mặt cấu tạo trầm tích này gồm cát, sạn, sỏi vàđá tảng. Bề dày đất đá ngậm nước không ổn định từ 1,5-26,5m trung bình là 8m. Nước có thành phần khống hoá phổ biến từ 0,068 - 0,28g/lứng với nước Bicacbonat Clorua Natri, khả năng ăn mòn sulfat và ăn mòn axit thấp (hàm lượng SO4-2 là 0 - 40 mg/l, pH từ5 - 6).

+ Hàm lượng CO2 cũng phổ biến trong khoảng 0,013 - 0,28 mg/l. Các yếu tố nhiễm bẩn hoá học như Fe, NO2-, NO3- hầu như rất thấp. Nước sinh hoạt chủ yếu từ giếng đào mực nước ngầm trung bình từ 10 - 15 m, chất lượng nước tốt.

3.1.3.3. Tài nguyên đất và rừng

Huyện Con Cngcó tổng diện tích đất tự nhiên là 174.400 ha, trong đó:

Loại đất Diện tích Tỷ lệ Đất nơng nghiệp 4.010 ha 2,3% Đất có rừng 121.500 ha 69,67% Đất chuyên dùng 7.669,2 ha 4,3% Đất ở 1.220,8 ha 0,7% Đất chưa sử dụng > 40.000 ha 22,94%

Tuy diện tích đất lớn nhưng đất nơng nghiệp chiếm tỷ lệ thấp. Rừng có độ che phủ tương đối lớn (trên 70%). Do lợi nhuận từ việc buôn bán gỗ, động vật cao và đời sống của người dân cịn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu phụ thuộc vào khai thác rừng như: săn bắt động vật, đốt rừng làm nương rẫy, vận chuyển gỗ, khai thác dược liệu… nên diện tích rừng bị tàn phá trong những năm qua không giảm so với trước.

- Tài nguyên rừng:

Huyện Con Cuôngnằm trong hai khu rừng đặc dụng là:

+ Vườn quốc gia Pù Mát có diện tích 67.233 ha. Đây là khu rừng ngun sinh có giá trị về mơi sinh, nghiên cứu khoa học và được ưu tiên bảo tồn đa dạng sinh học cấp Quốc gia. Đồng thời là khu rừng có diện tích tự nhiên lớn nhất miền Bắc Việt Nam và có ý nghĩa trong việc bảo tồn các hệ sinh thái dải Trường Sơn.

+ Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống: 60.000 ha với các kiểu rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh, rừng kín thường xanh á nhiệt đới ẩm hỗn giao, lá kim. Các kiểu rừng này đang bị suy thoái ở Bắc Trung Bộ. Với thảm thực vật rộng lớn, trong đó cịn bảo tồn được những giá trị sinh học lớn với các loài thú được ghi vào sách đỏ thế giới và Việt Nam.

Với độ tán che trên 70%, rừng Con Cng có gần 12 triệu m3 gỗ, trên 140 triệu cây nứa, mét và nhiều loại gỗ quý như Pơ Mu, Sa Mu, Trầm, Lát hoa, Kiền kiền. Sự phong phú về loại hình rừng, thảm động thực vật cùng với các danh thắng, di tích như: thác Khe Kèm, thác Bổ Bố (Vải trắng),...đã tạo cho Con Cuông nhiều tiềm năng du lịch, có sức hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng một số loài cây họ đậu trong việc thúc đẩy quá trình phục hồi độ phì nhiêu của đất nương rẫy thoái hóa tại huyện con cuông tỉnh nghệ an​ (Trang 37 - 41)