Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.5. Phương pháp nghiên cứu
2.5.3. Phương pháp thu thập số liệu
* Các chỉ tiêu về sinh trưởng Doo và Hvn (đối với Đậu triều, Cốt khí và điền thanh hoa vàng): đo đường kính gốc bằng thước Pan – me, đo chiều cao cây bằng thước mét từ gốc đến đỉnh sinh trưởng. Đối với Đậu mèo và Đậu nho nhe, đo chiều dài sinh trưởng bằng thước dây. Lựa chọn cây đo theo phương pháp ngẫu nhiên 60 cây/ơ thí nghiệm.
*Xác địnhtỷ lệ nảy mầm (%): Tính số lượng hạt nảy mầm trên số lượng hạt gieotrên tồn ơ, so sánh với tỷ lệ nảy mầm trong phịng thí nghiệm
* Số đo lá (cm2): chiều dài, rộng lá bánh tẻ, lá già bằng thước cầm tay vạch chia đến mm. Đo ngẫu nhiên 10 cây/ơ thí nghiệm, số lượng 4 lá/cây.
* Xác định độ che phủ (%): quan sát, ước lượng tỷ lệ che phủ của cây thí nghiệm với diện tích ơ thí nghiệm
* Xác định độ dày tầng thảm mục rơi rụng (cm): đo bằng thước cầm tay (vạch chia đến mm) từ lớp đất mặt trở lên.
* Xác định sinh khối (cây 24 tháng tuổi): Dùng cân điện tử để xác định khối lượng tươi sau đó phơi khô và xác định khối lượng khơ. Mỗi ơ thí nghiệm nhổ ngẫu nhiên 10 cây để cân xác định sinh khối tươi và khơ. Sau đó dùng phương pháp nội suy để tính kết quả cho ơ thí nghiệm và cho 1ha.
- Năng suất tươi sinh học: Lấy toàn bộ cây thí nghiệm cân trên diện tích ơ thí nghiệm để tính năng suất tươi sinh vật học.
- Năng suất khô: Phơi khô cây dưới nắng tự nhiên sau khi xác định năng suất tươi
* Xác định lượng vật rơi rụng hàng năm trên các ơ dạng bản (5 ƠDB/ơ thí nghiệm), diện tích là 1mx1m=1m2 theo phương pháp của Motranop, định kỳ thu thập mẫu vật 1 tháng 1 lần trên các ô dạng bản trong vòng 2 năm.
* Xác định sự phân bố của hệ rễ bằng phương pháp đào phẫu diện 0,4x0,4x0,4m, số lượng gồm 18 phẫu diện. Điều tra theo từng lớp đất 20 cm từ trên xuống dưới tới độ sâu 40cm.
* Xác định số lượng nốt sần bằng cách nhổ gốc cây lênđếm số lượng nốt sần trên rễ, nhổ ngẫu nhiên 10 cây/ơ thí nghiệm, kết quả thu được lấy trung bình cộng.
* Điều tra động vật đất bằng phương pháp đào phẫu diện, quan sát và đếm số lượng loài cũng như số lượng cá thể. Kích thước phẫu diện 1mx1mx0,4m, với số lượng gồm 19 phẫu diện đất, điều tra theo từng lớp đất: 0–20cm và 20 –40cm.
*Phương pháp lấy mẫu đất
- Lấy mẫu đất hỗn hợp:
Việc lấy mẫu đất được thực hiện theo phương pháp lấy mẫu hỗn hợp được trình bày trong tài liệu “Sổ tay phân tích đất, nước, phân bón, cây trồng” của Viện Thổ nhưỡng nơng hố (1998) [24] và tham khảo thêm tài liệu: “Phương pháp phân tíchđất, nước, phân bón” của Lê Văn Khoa (1998) [8].
Số lượng mẫu đất phân tích gồm 38 mẫu. - Phương pháp xử lý mẫu:
+ Phơi khô mẫu: Mẫu đất lấy về được hong khơ trong khay nhựa, trong phịng nơi thoáng mát, tránh ánh nắng, khơng có hố chất bay hơi như: NH3, Cl2, SO2, nhặt sạch xác thực vật và sỏi đá. Thường xuyên lật đảo đất đến khô. Đất khô nàyđược gọi là đất khơ khơng khí.
- Nghiền và rây mẫu: Cho đất khơ khơng khí vào cối sứ nghiền nhỏ hơn. Cho đất qua rây 1mm và rây 0,25mm, cho vào túi nilon riêng biệt mỗi loại và dán nhãn.
Phương pháp phân tích mẫu đất:
Q trình phân tích mẫu đất được thực hiện tại Phịng thí nghiệm đất và phân bón – Khoa Nơng Lâm Ngư – Đại học Vinh theo các phương pháp thông thường đã được trình bày trong “Giáo trình thổ nhưỡng” của Lê Văn Thượng [23]. Phân tích đất trước và sau khi trồng cây che phủ theo các chỉ tiêu sau:
TT Các chỉ tiêu theo dõi Phương pháp Đơn vị
(1) (2) (3) (4)
1. Nhiệt độ đất Đo bằng nhiệt kế Savinop oC
2. Độ ẩm đất Cân và sấy khô ở nhiệt độ 1050C % 3. Hàm lượng mùn Phương pháp so màu (theo Grham) %
(1) (2) (3) (4)
5. Tỷ trọng đất Phương pháp Picnomet g/cm3
6. Độ xốp đất Thông qua dung trọng và tỷ trọng %
7. Độ pHKCl pH mét điện cực thuỷ tinh -
8. N tổng số Phương pháp Kjendhal %
9. P2O5 tổng số Cơng phá hố học. So màu %
10. Lân dễ tiêu Phương pháp oniani mg/100gđ
11. Kali dễ tiêu Phương pháp Maslova và đo trên quang kế ngọn lửa
mg/100gđ
* Phân tích các mẫu thực vật: các mẫu thực vật được phân tích tại Phịng thí nghiệm cây trồng – Khoa Nơng Lâm Ngư – Đại học Vinh theo các phương pháp đã được trình bày trong “Giáo trình phân tích đất và cây trồng” của Lê Văn Tiềm và Trần Công Tấu [24].
- Xác định đạm tổng số theo phương phápKjendhal - Xác định lân tổng số (P2O5) theo phương pháp Dentgis - Xác định Kali tổng số (K2O) bằng quang kế ngọn lửa