Xác định thành phần sâu, bệnh hại, tỷ lệ và mức độ bị hại đối với các dòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh trưởng của các dòng keo lai và keo lá tràm tại khu vực u minh hạ, tỉnh cà mau (Trang 27 - 29)

chí Khoa học Lâm nghiệp số 3 năm 2013, trang 2845 – 2853).

Năng suất bình quân tính cho 1 ha như sau: Năng suất = (V x N x P%)/A.

Trong đó: V là thể tích thân cây trung bình; N là mật độ trồng ban đầu; P% là tỷ lệ cây sống;

A là tuổi của Keo lai và Keo lá tràm.

Năng suất bình quân ở đề tài này được xác định trên diện tích bề mặt líp, không bao gồm cả diện tích kênh mương và được xác định trên mỗi công thức mật độ và cao trình bờ líp.

- Phân tích sự ảnh hưởng của giống đến tỷ lệ sống, sinh trưởng, năng suất bình quân của Keo lai và Keo lá tràm. Từ đây, chọn được các giống cho tỷ lệ sống, sinh trưởng và năng suất cao.

- Xây dựng các biểu đồ thể hiện tương ứng với các nội dung phân tích.

2.5.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng rừng và cao trình bờ líp đến tỷ lệ sống, khả năng sinh trưởng về D1.3; Hvn và năng suất bình quân của các dòng Keo lai và năng sinh trưởng về D1.3; Hvn và năng suất bình quân của các dòng Keo lai và Keo lá tràm:

Căn cứ vào các số liệu thu thập được, sử dụng phần mềm Excel và SPSS để sắp xếp, phân tích số liệu và phân tích phương sai theo mô hình thí nghiệm 2 nhân tố lặp lại trên các khối. So sánh trung bình của các chỉ tiêu định lượng bằng trắc nghiệm thống kê Duncan trong SPSS.

Từ đây, xác định được sự ảnh hưởng của các công thức mật độ trồng rừng và cao trình bờ líp đến tỷ lệ sống, sinh trưởng về D1.3, Hvn và năng suất bình quân của Keo lai và Keo lá tràm.

2.5.5. Xác định thành phần sâu, bệnh hại, tỷ lệ và mức độ bị hại đối với các dòng Keo lai và Keo lá tràm: Keo lai và Keo lá tràm:

* Thu thập số liệu: Thu thập mẫu sâu, bệnh hại để phân loại, xác định thành phần sâu, bệnh hại. Xác định mức độ bị hại theo phân cấp sâu, bệnh hại như sau:

- Đối với sâu, bệnh hại lá: Phân cấp theo bảng 2.2 dưới đây:

Bảng 2.2: Phân cấp sâu, bệnh hại lá

STT Chỉ số bị hại Biểu hiện bên ngoài

1 0 Không có lá bị hại

2 1 < 25% tán lá bị hại

3 2 25 - < 50% tán lá bị hại

4 3 50 - <75% tán lá bị hại

5 4 ≥ 75% tán lá bị hại

- Đối với sâu, bệnh hại cành, ngọn: Phân cấp theo bảng 2.3 dưới đây:

Bảng 2.3: Phân cấp sâu, bệnh hại cành, ngọn

STT Chỉ số bị hại Biểu hiện bên ngoài 1 0 Không có cành, ngọn bị hại. 2 1 Số cành, ngọn bị hại chiếm <1/5 tổng số cành, ngọn. 3 2 Số cành, ngọn bị hại chiếm 1/5 -<1/2 tổng số cành, ngọn. 4 3 Số cành, ngọn bị hại chiếm 1/2 - <3/4 tổng số cành, ngọn 5 4 Số cành, ngọn bị hại chiếm 3/4 - 1 tổng số cành, ngọn * Xử lý số liệu:

- Tỷ lệ cây bị hại theo công thức: P% = x100

N n

. Trong đó: P% là tỷ lệ cây bị hại;

n là số cây bị sâu, bệnh hại; N là tổng số cây điều tra.

- Chỉ số bị hại bình quân được tính theo công thức: R=

N nivi n i  1 . Trong đó:

R: chỉ số bị sâu hại bình quân.

ni: là số cây bị hại với chỉ số bị sâu, bệnh hại i. vi: là chỉ số của cấp bị sâu, bệnh hại thứ i. N: là tổng số cây điều tra.

- Mức độ bị hại được xác định dựa trên chỉ số sâu, bệnh hại bình quân và được phân cấp như sau:

R= 0: cây không bị sâu, bệnh hại; 0 <R ≤ 1: cây bị hại nhẹ;

1 <R ≤ 2: cây bị hại trung bình; 2 <R ≤ 3: cây bị hại nặng; 3 <R ≤ 4: cây bị hại rất nặng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh trưởng của các dòng keo lai và keo lá tràm tại khu vực u minh hạ, tỉnh cà mau (Trang 27 - 29)