Bệnh hại Keo lai và Keo lá tràm:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh trưởng của các dòng keo lai và keo lá tràm tại khu vực u minh hạ, tỉnh cà mau (Trang 66 - 80)

Bệnh bồ hóng do nấm có tên khoa học là Meliola brisbanensis Hansf thuộc họ Melanconidaceae, bộ Diaporthales gây ra.

Bệnh bồ hóng gây hại cho cả Keo lai và Keo lá tràm, đặc điểm của chúng là các sợ nấm gây hại tạo ra một lớp màu đen trên mặt lá trông giống như bồ hóng, các lá bị bệnh bồ hóng đều là các lá ở dưới cùng tán cây, còn các lá ở phía trên không bị bệnh.

Hình 4.23. Bệnh bồ hóng hại Keo lai Hình 4.24. Bệnh bồ hóng hại Keo lá tràm

 Bệnh bồ hóng hại Keo lai: Về tỷ lệ cây bị bệnh:

Tỷ lệ cây Keo lai bị bệnh bồ hóng trên 02 dạng bờ líp, 03 công thức mật độ trồng rừng và trên mỗi dòng Keo lai được thể hiện ở các hình dưới đây:

Hình 4.25. Tỷ lệ cây Keo lai bị bệnh bồ hóng khi trồng trên 02 dạng bờ líp

Hình 4.26. Tỷ lệ cây Keo lai bị bệnh bồ hóng khi trồng ở 03 công thức mật

Hình 4.27. Tỷ lệ bị bệnh bồ hóng của các dòng Keo lai

Từ hình 4.25; 4.26 và 4.27 cho thấy: Keo lai trồng năm thứ nhất và năm thứ hai, tỷ lệ cây bị bệnh bồ hóng là 100%, sang năm thứ ba trở đi, tỷ lệ cây bị bệnh mới bắt đầu có sự khác biệt. Nhìn chung, tỷ lệ cây Keo lai bị bệnh bồ hóng có xu hướng giảm dần khi tuổi Keo lai tăng lên, điều này là do bệnh bồ hóng thường phát triển ở phần phía dưới tán, càng sát mặt đất thì bệnh bồ hóng càng phát triển mạnh. Do vậy, khi tuổi Keo lai tăng lên, chiều cao cây cũng tăng theo và sự tỉa cành tự nhiên ở phía dưới tán cũng diễn ra mạnh hơn, nên tỷ lệ cây bị bệnh bồ hóng cũng giảm.

Xét theo cao trình bờ líp (hình 4.25): Keo lai khi được 03 tuổi, tỷ lệ cây bị bệnh bồ hóng khi trồng trên bờ líp 60cm (77,64%) cao hơn so với khi trồng trên bờ líp 80cm (71,58%). Tuy nhiên, sang đến năm thứ tư và năm thứ năm, Keo lai trồng trên bờ líp 60cm tỷ lệ cây bị bệnh lại thấp hơn so với khi trồng trên bờ líp 80cm.

Từ hình 4.26 cho thấy: Keo lai khi trồng ở mật độ 2.400 cây/ha tỷ lệ cây bị bệnh là lớn nhất, 73,37% ở năm thứ ba; 57,22% ở năm thứ tư và 50,86% ở năm thứ năm, sau đó giảm dần ở công thức mật độ 2.000 cây/ha, bình quân là 73,93% ở năm thứ ba; 50,04% ở năm thứ tư và 41,34% ở năm thứ năm. Keo lai trồng với mật độ 1.600 cây/ha, tỷ lệ bị bệnh là thấp nhất, cụ thể: 76,53% ở năm thứ ba; 48,34% ở năm thứ tư và 38,34% ở năm thứ năm.

Đối với các dòng Keo lai (hình 4.27): Dòng TB5 có tỷ lệ cây bị bệnh là 88.66% ở năm thứ ba, 63.06% ở năm thứ tư và 56.76% ở năm thứ năm. Tiếp đến là

dòng TB3, tỷ lệ cây bị bệnh chiếm 81,42% ở năm thứ ba, 60,85% ở năm thứ tư và 51,22% ở năm thứ năm.

Ba dòng Keo lai còn lại (TB1; TB6 và TB7) có tỷ lệ cây bị bệnh tương đương nhau, dòng TB1, tỷ lệ cây bị bệnh chiếm 70,16% ở năm thứ ba, 45,50% ở năm thứ tư và 35,69% ở năm thứ năm; TB6: 63,70% ở năm thứ ba, 45,30% ở năm thứ tư và 38,33% ở năm thứ năm; TB7: 69,10% ở năm thứ ba, 44,63% ở năm thứ tư và 35,56% ở năm thứ năm.

Về mức độ bị hại:

Mức độ Keo lai bị hại bởi bệnh bồ hóng được đánh giá dựa trên chỉ số bị hại bình quân (Rbq).

Chỉ số bị hại bình quân của Keo lai được thể hiện ở các hình dưới đây:

Hình 4.28. Chỉ số bị hại bình quân khi Keo lai trồng trên 02 dạng bờ líp

Hình 4.29. Chỉ số bị hại bình quân khi Keo lai trồng trên 03 công thức

mật độ

Hình 4.30. Chỉ số bị hại bình quân ở các dòng Keo lai

Từ hình 4.28; 4.29 và 4.30 cho thấy: Keo lai trồng năm thứ nhất và năm thứ hai, Rbq = 1, từ năm thứ hai trở đi, chỉ số bị hại mới bắt đầu có sự phân hóa. Nhìn

chung, chỉ số bị hại bình quân của bệnh bồ hóng trên Keo lai có xu hướng giảm khi tuổi Keo lai tăng lên.

Đối với Keo lai trồng trên bờ líp có cao trình 80cm, Rbq đạt 0,72 ở năm thứ ba, 0,53 ở năm thứ tư và 0,46 ở năm thứ năm. Khi trồng trên bờ líp có cao trình 60cm, Rbq đạt 0,78 ở năm thứ ba, 0,51 ở năm thứ tư và 0,41 ở năm thứ năm.

Nhìn chung, Rbq của Keo lai không có sự khác biệt nhiều khi trồng trên 02 dạng bờ líp có cao trình khác nhau.

Khi Keo lai được trồng với 03 công thức mật độ trồng rừng, Rbq không có sự khác biệt nhiều ở năm thứ ba. Cụ thể, Rbq=0,73 ở công thức mật độ 2.400 cây/ha; 0,74 ở công thức mật độ 2.000 cây/ha và 0,77 ở công thức mật độ 1.600 cây/ha.

Keo lai qua năm thứ tư và năm thứ năm, chỉ số bị hại bình quân có sự phân hóa rõ rệt hơn, đạt lớn nhất ở công thức mật độ trồng 2.400 cây/ha (Rbq = 0,57 ở năm thứ tư và 0,51 ở năm thứ năm), giảm xuống ở công thức mật độ 2.000 cây/ha (Rbq= 0,50 ở năm thứ tư và 0,41 ở năm thứ năm), thấp nhất ở công thức mật độ 1.600 cây/ha (Rbq = 0,48 ở năm thứ tư và 0,38 ở năm thứ năm). Nguyên nhân dẫn đến điều này cũng là do khi trồng ở mật độ cao, chỉ số giao tán lớn, dẫn tới độ ẩm cao, tạo thuận lợi cho bệnh bồ hóng phát triển mạnh hơn.

Đối với các dòng Keo lai: Từ năm thứ 2 trở đi, chỉ số bị hại bình quân trên các dòng Keo lai bắt đầu có sự phân hóa. Dòng TB5 có Rbq = 0,89 ở năm thứ ba, 0,63 ở năm thứ tư và 0,57 ở năm thứ năm.

Dòng TB3, Rbq = 0,81 ở năm thứ ba, 0,61 ở năm thứ tư và 0,51 ở năm thứ năm.

Ba dòng Keo lai còn lại (TB1; TB6 và TB7) có Rbq là tương đương nhau, dòng TB1, Rbq = 0,70 ở năm thứ ba, 0,46 ở năm thứ tư và 0,36 ở năm thứ năm; TB6: 0,64 ở năm thứ ba, 0,45 ở năm thứ tư và 0,38 ở năm thứ năm; TB7: 0,69 ở năm thứ ba, 0,45 ở năm thứ tư và 0,36 ở năm thứ năm.

Nhận xét chung: Căn cứ vào chỉ số hại bình quân ta có thể kết luận rằng: Mức độ Keo lai bị hại bởi bệnh bồ hóng là nhẹ (0 < Rbq ≤ 1). Với mức độ bị hại như vậy, chưa cần phải áp dụng các biện pháp phòng trừ bệnh bồ hóng hại Keo lai.

 Bệnh bồ hóng hại Keo lá tràm: Về tỷ lệ cây bị hại:

Tỷ lệ Keo lá tràm bị bệnh bồ hóng trên 02 dạng bờ líp, 03 công thức mật độ trồng rừng và trên mỗi dòng Keo lá tràm được thể hiện ở các hình dưới đây:

Hình 4.31. Tỷ lệ Keo lá tràm bị bệnh bồ hóng khi trồng trên 02 dạng bờ líp

Hình 4.32. Tỷ lệ Keo lá tràm bị bệnh bồ hóng khi trồng ở 03 công thức mật độ

Hình 4.33. Tỷ lệ bị bệnh bồ hóng của các dòng Keo lá tràm

Từ hình 4.31; 4.32 và 4.33 cho thấy: Keo lá tràm trồng năm thứ nhất và năm thứ hai, tỷ lệ cây bị bệnh bồ hóng đều đạt 100%, từ năm thứ hai trở đi, tỷ lệ cây bị bệnh mới bắt đầu giảm xuống và có sự phân hóa. Nhìn chung, tỷ lệ cây Keo lá tràm bị bệnh bồ hóng có xu hướng giảm khi tuổi Keo lá tràm tăng lên, điều này là do bệnh bồ hóng thường phát triển ở phần phía dưới tán, càng sát mặt đất thì bệnh bồ hóng càng phát triển mạnh. Do vậy, khi tuổi tăng lên, chiều cao cây cũng tăng theo và sự tỉa cành tự nhiên ở phía dưới tán cũng diễn ra mạnh hơn, nên tỷ lệ cây bị bệnh bồ hóng cũng giảm.

Khi trồng trên 02 dạng bờ líp có cao trình khác nhau, sự khác biệt về tỷ lệ cây Keo lá tràm bị bệnh bồ hóng là không đáng kể. Ở tuổi 3, tỷ lệ bị bệnh là 47,36% trên bờ líp 80cm và 50,90% trên bờ líp 60cm. Sang đến tuổi 4 và tuổi 5, tỷ lệ bị

bệnh giảm xuống, ở tuổi 4, tỷ lệ cây bị bệnh đạt 37,72% trên bờ líp 80cm và 45,76% trên bờ líp 60cm, tuổi 5, tỷ lệ cây bị bệnh đạt 31,29% trên bờ líp 80cm và 29,22% trên bờ líp 60cm.

Đối với tỷ lệ cây bị bệnh ở các công thức mật độ trồng rừng: Nhìn chung, Keo lá tràm khi trồng ở mật độ 2.400 cây/ha tỷ lệ cây bị bệnh là lớn nhất, 50,73% ở năm thứ ba; 48.39% ở năm thứ tư và 36.12% ở năm thứ năm, sau đó giảm dần ở công thức mật độ 2.000 cây/ha, bình quân là 52.06% ở năm thứ ba; 41.02% ở năm thứ tư và 25.44% ở năm thứ năm. Keo lá tràm trồng với mật độ 1.600 cây/ha, tỷ lệ bị bệnh là thấp nhất, đạt 44.59% ở năm thứ ba; 35.81% ở năm thứ tư và 29.19% ở năm thứ năm.

Tỷ lệ cây bị bệnh đối với từng dòng Keo lá tràm: Dòng AA15 có tỷ lệ cây bị bệnh là cao nhất, 52.54% ở năm thứ ba, 43.63% ở năm thứ tư và 33.80% ở năm thứ năm.

Dòng AA9, tỷ lệ cây bị bệnh chiếm 50.58% ở năm thứ ba, 42.00% ở năm thứ tư và 28.53% ở năm thứ năm.

Dòng AA1, tỷ lệ cây bị bệnh thấp nhất, chiếm 44.27% ở năm thứ ba, 39.58% ở năm thứ tư và 28.43% ở năm thứ năm.

Về mức độ bị hại:

Mức độ Keo lá tràm bị hại bởi bệnh bồ hóng được đánh giá dựa trên chỉ số bị hại bình quân (Rbq).

Chỉ số bị hại bình quân trên Keo lá tràm được thể hiện ở các hình dưới đây:

Hình 4.34. Chỉ số bị hại bình quân khi Keo lá tràm trồng trên 02 dạng bờ líp

Hình 4.35. Chỉ số bị hại bình quân khi Keo lá tràm trồng trên 03 công thức mật độ

Hình 4.36. Chỉ số bị hại bình quân ở các dòng Keo lá tràm

Từ hình 4.34; 4.35 và 4.36 cho thấy: Keo lá tràm trồng năm thứ nhất và năm thứ hai đều có Rbq = 1, từ năm thứ hai trở đi, chỉ số bị hại mới bắt đầu có sự phân hóa. Nhìn chung, chỉ số bị hại bình quân của bệnh bồ hóng trên Keo lá tràm có xu hướng giảm khi tuổi Keo la tăng lên.

Đối với Keo lá tràm trồng trên bờ líp có cao trình 80cm, Rbq đạt 0.47 ở năm thứ ba, 0.38 ở năm thứ tư và 0.31 ở năm thứ năm. Khi trồng trên bờ líp có cao trình 60cm, Rbq đạt 0,51 ở năm thứ ba, 0,46 ở năm thứ tư và 0,29 ở năm thứ năm.

Nhìn chung, Rbq của Keo lá tràm không có sự khác biệt nhiều khi trồng trên 02 dạng bờ líp có cao trình khác nhau.

Khi Keo lá tràm được trồng với 03 công thức mật độ trồng rừng, Rbq không có sự khác biệt nhiều ở năm thứ ba. Cụ thể, Rbq=0,51 ở công thức mật độ 2.400 cây/ha; 0,52 ở công thức mật độ 2.000 cây/ha và 0,45 ở công thức mật độ 1.600 cây/ha.

Keo lá tràm qua năm thứ tư và năm thứ năm, chỉ số bị hại bình quân có sự phân hóa rõ rệt hơn, đạt lớn nhất ở công thức mật độ trồng 2.400 cây/ha (Rbq = 0,48 ở năm thứ tư và 0,36 ở năm thứ năm), giảm xuống ở công thức mật độ 2.000 cây/ha (Rbq= 0,41 ở năm thứ tư và 0,25 ở năm thứ năm), thấp nhất ở công thức mật độ 1.600 cây/ha (Rbq = 0,36 ở năm thứ tư và 0,29 ở năm thứ năm). Nguyên nhân dẫn đến điều này cũng là do khi trồng ở mật độ cao, chỉ số giao tán lớn, dẫn tới độ ẩm cao, tạo thuận lợi cho bệnh bồ hóng phát triển mạnh hơn.

thứ ba, 0,44 ở năm thứ tư và 0,34 ở năm thứ năm. Dòng AA9, Rbq = 0,51 ở năm thứ ba, 0,42 ở năm thứ tư và 0,29 ở năm thứ năm.

Dòng AA1 có chỉ số bị hại bình quân thấp nhất, Rbq = 0,44 ở năm thứ ba, 0,40 ở năm thứ tư và 0,28 ở năm thứ năm.

Nhận xét chung: Căn cứ vào chỉ số hại bình quân ta có thể kết luận rằng: Mức độ Keo lá tràm bị hại bởi bệnh bồ hóng là nhẹ (0 < Rbq ≤ 1). Với mức độ bị hại như vậy, chưa cần phải áp dụng các biện pháp phòng trừ.

4.4.2.2. Bệnh đốm lá:

Bệnh đốm lá do nấm đĩa gai có tên khoa học là Colletotrichum gloeosporioides (Penz) Sacc thuộc họ nấm đĩa Melanconiaceae, bộ nấm đĩa Melanconiales gây ra.

Bệnh đốm lá gây hại cho cả Keo lai và Keo lá tràm, đặc điểm của chúng khi gây bệnh tạo ra các vòng tròn màu nâu trên lá cây.

Hình 4.37. Lá Keo lai bị bệnh đốm lá

 Bệnh đốm lá hại Keo lai: Về tỷ lệ cây bị bệnh:

Tỷ lệ cây Keo lai bị bệnh đốm lá trên 02 dạng bờ líp, 03 công thức mật độ trồng rừng và trên mỗi dòng Keo lai được thể hiện ở các hình dưới đây:

Hình 4.38. Tỷ lệ cây Keo lai bị bệnh đốm lá khi trồng trên 02 dạng bờ líp

Hình 4.39. Tỷ lệ cây Keo lai bị bệnh đốm lá khi trồng ở 03 công thức mật độ

Hình 4.40. Tỷ lệ bị bệnh đốm lá của các dòng Keo lai

Từ hình 4.38 cho thấy: Keo lai khi trồng trên 02 dạng bờ líp có cao trình 80cm và 60cm, tỷ lệ cây bị bệnh không khác biệt nhau nhiều, nhìn chung Keo lai khi trồng trên bờ líp có cao trình 60cm có tỷ lệ bị bệnh đốm lá cao hơn so với khi trồng trên bờ líp 80cm.

Keo lai trồng trên bờ líp 80cm, tỷ lệ cây bị bệnh chiếm 31,89% khi Keo lai được 1 tuổi; 32,33% khi 2 tuổi; 30,30% khi Keo lai 3 tuổi; 28,59% khi Keo lai 4 tuổi và 27,38% khi Keo lai được 5 tuổi. Khi trồng trên bờ líp 60cm, tỷ lệ cây bị bệnh chiếm 32,45% lúc 1 tuổi; 32,09% lúc 2 tuổi; 30,90% lúc 3 tuổi; 28,65% lúc 4 tuổi và 27,66% lúc 5 tuổi.

Từ hình 4.39 cho thấy: Nhìn chung, Keo lai khi trồng ở mật độ 2.400 cây/ha tỷ lệ cây bị bệnh là lớn nhất, chiếm 32,96%; 31,96%; 31,96%; 29,59% và 28,58% ứng với Keo lai từ 1 đến 5 tuổi. Ở công thức mật độ 2.000 cây/ha, tỷ lệ cây bị bệnh

chiếm 32,26%; 33,56%; 29,76%; 28,55% và 27,81% ứng với Keo lai lần lượt từ 1 đến 5 tuổi. Ở mật độ trồng 1.600 cây/ha, tỷ lệ cây bị bệnh thấp nhất, chiếm tỷ lệ 31,28%; 31,98%; 30,08%; 27,71% và 26,17% ứng với Keo lai lần lượt từ 1 đến 5 tuổi.

Từ hình 4.40 cho thấy: Dòng TB5 có tỷ lệ cây bị bệnh nhìn chung là cao nhất, chiếm tỷ lệ từ 33,27% đến 40,48%. Tiếp theo đến dòng TB3, tỷ lệ cây bị bệnh chiếm từ 29,23% đến 35,44%. Dòng TB6: Tỷ lệ cây bị bệnh chiếm từ 26,71% đến 32,68%. Dòng TB7 và TB1 có tỷ lệ cây bị bệnh thấp nhất, chiếm từ 24,85% đến 28,60% ở dòng TB7 và 23,33% đến 27,76% ở dòng TB1.

Về mức độ bị hại:

Mức độ bị hại bởi bệnh đốm lá trên Keo lai được xác định bằng chỉ số bị hại bình quân (Rbq).

Chỉ số bị hại bình quân bởi bệnh đốm lá được thể hiện ở các hình dưới đây:

Hình 4.41. Chỉ số bị hại bình quân trên Keo lai trên 02 dạng bờ líp

Hình 4.42. Chỉ số bị hại bình quân trên Keo lai ở 03 công thức mật độ

Từ hình 4.41 cho thấy: Chỉ số bị hại bình quân cây Keo lai trồng trên bờ líp có cao trình 80cm và 60cm không có sự khác biệt nhiều. Đối với Keo lai trồng trên bờ líp có cao trình 80cm, chỉ số bị hại bình quân (Rbq) trong 5 lần quan sát dao động từ 0,27 đến 0,32. Đối với Keo lai trồng trên bờ líp 60cm, Rbq dao động từ 0,28 đến 0,32.

Chỉ số bị hại bình quân của Keo lai ở 03 công thức mật độ trồng rừng được thể hiện ở hình 4.42, nhìn chung, không có sự khác biệt nhiều. Ở mật độ 2.400 cây/ha, Rbq dao động từ 0,29 đến 0,33; ở mật độ 2.000 cây/ha, Rbq từ 0,28 đến 0,34;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh trưởng của các dòng keo lai và keo lá tràm tại khu vực u minh hạ, tỉnh cà mau (Trang 66 - 80)