Vị trí, diện tích khu vự cU Minh Hạ và địa điểm triển khai đề tài nghiên cứu:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh trưởng của các dòng keo lai và keo lá tràm tại khu vực u minh hạ, tỉnh cà mau (Trang 30 - 32)

3.1. Vị trí, diện tích khu vực U Minh Hạ và địa điểm triển khai đề tài nghiên cứu: cứu:

Khu vực U Minh Hạ nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Cà Mau, bao gồm 7 xã và 1 thị trấn thuộc huyện U Minh và 2 xã thuộc huyện Trần Văn Thời. Tọa độ địa lý như sau:

- Từ 9°12’30’’ đến 9°17’41’’ vĩ độ Bắc

- Từ 104054’ 1’’ đến 104°59’16’’ kinh độ Đông

Diện tích tự nhiên 96.172 ha, chiếm 18 % diện tích của toàn tỉnh (533.163,53 ha) và được thống kế qua bảng 3.1 dưới đây:

Bảng 3.1: Diện tích tự nhiên các xã thuộc vùng U Minh Hạ

STT Tên các xã và thị trấn Diện tích, ha Tỷ lệ, % I Huyện U Minh 77.414,00 80.50 1 Thị trấn U Minh 1.832,89 1.91 2 Xã Khánh Hòa 6.526,80 6.79 3 Xã Khánh Thuận 16.875,45 17.55 4 Xã Khánh Tiến 6.555,72 6.82 5 Xã Nguyễn Phích 15.705,24 16.33 6 Xã Khánh Lâm 10.876,83 11.31 7 Xã Khánh An 15.657,03 16.28 8 Xã Khánh Hội 3.384,04 3.52

II Huyện Trần Văn thời 18.758 19.50

1 Xã Trần Hợi 9.258 9.63

2 Xã Khánh Bình Tây Bắc 9.500 9.88

Tổng cộng toàn vùng U Minh Hạ 96.172 100

(Nguồn: Báo cáo khảo sát phát triển cộng đồng vùng U Minh Hạ, năm 2011)

Địa điểm triển khai đề tài nghiên cứu nằm trên lâm phần của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ quản lý, Vị trí cụ thể được thể hiện ở sơ đồ 3.1 dưới đây:

Hình 3.1: Sơ đồ vị trí triển khai đề tài nghiên cứu

3.2. Địa hình:

U Minh Hạ là vùng đất non trẻ, nền đất thấp, đa số diện tích bị ngập nước vào mùa mưa, địa hình tương đối bằng phẳng, cao độ trung bình so mặt nuớc biển chỉ khoảng 0,2-0,5m. Địa hình bị chia cắt bởi nhiều hệ thống sông rạch và kênh mương thủy lợi chằng chịt, địa tầng trong vùng tương đối đồng nhất, cấp tải trọng yếu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh trưởng của các dòng keo lai và keo lá tràm tại khu vực u minh hạ, tỉnh cà mau (Trang 30 - 32)