Năng suất của các dòng Keo lai và Keo lá tràm khảo nghiệm trên khu vự cU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh trưởng của các dòng keo lai và keo lá tràm tại khu vực u minh hạ, tỉnh cà mau (Trang 62 - 64)

mật độ trồng rừng ban đầu là 2.400 cây/ha trở lên.

4.3.3. Năng suất của các dòng Keo lai và Keo lá tràm khảo nghiệm trên khu vực U Minh Hạ: U Minh Hạ:

Như kết quả phân tích ở mục 4.3.1 và mục 4.3.2 ở trên đã cho thấy: Năng suất bình quân (m3/ha/năm) của Keo lai và Keo lá tràm đạt cao nhất khi trồng trên bờ líp có cao trình 80cm so với mặt đất rừng với mật độ trồng ban đầu là 2.400 cây/ha. Tuy nhiên, để có thể xác định được dòng Keo lai và Keo lá tràm nào cho

năng suất tối ưu để sử dụng cho công tác trồng rừng năng suất cao trên khu vực U Minh Hạ, ta có bảng xếp hạng theo trắc nghiệm Duncan dưới đây:

Bảng 4. 11. Xếp hạng năng suất bình quân (m3/ha/năm) của các dòng Keo lai và Keo lá tràm khảo nghiệm trên khu vực U Minh Hạ

STT Loài cây Tuổi Dòng Xếp hạng theo trắc nghiệm Duncan

A B C D

1 Keo lai 5 năm

TB1 40,94 TB3 33,93 TB5 28,99 TB6 39,48 TB7 41,77 2 Keo lá tràm 5 năm AA1 35,04 AA9 33,10 AA15 25,78 Từ bảng 4.11 trên cho thấy:

Đối với Keo lai: Hai dòng TB1 và TB7 cho năng suất bình quân là tương đương nhau, 40,94 m3/ha/năm đối với dòng TB1 và 41,77m3/ha/năm đối với dòng TB7. Đây là 02 dòng Keo lai cho năng suất tối ưu nhất khi được trồng trên khu vực U Minh Hạ và khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê so với năng suất của dòng TB6: 39,48 m3/ha/năm; TB3: 33,93 m3/ha/năm và TB5: 28,99 m3/ha/năm.

Đối với Keo lá tràm: Dòng AA1 cho năng suất tối ưu nhất, bình quân đạt 35,04m3/ha/năm và khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê so với năng suất bình quân của các dòng AA9: 33,10 m3/ha/năm; AA15: 28,78 m3/ha/năm.

Nhìn chung, Keo lai và Keo lá tràm là hai loài cây rất thích hợp cho trồng rừng kinh tế trên khu vực U Minh Hạ, với ưu điểm là các loài cây mọc nhanh, chu kỳ kinh doanh ngắn, và đây là hướng đi mới trong sản xuất lâm nghiệp trên khu vực, tăng thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo. Năng suất của Keo lai và Keo lá tràm vượt trội hơn năng suất của cây tràm là loài cây truyền thống trên khu vực. Tuy nhiên, nếu so sánh giữa năng suất của Keo lai với Keo lá tràm thì loài cây Keo lai cho năng suất bình quân chung đạt 37,02 m3/ha/năm, cao hơn 31,31m3/ha/năm của loài cây Keo lá tràm.

Trong quá trình trồng rừng kinh tế bằng các loài cây Keo lai và Keo lá tràm trên khu vực U Minh Hạ, cần chọn loài cây trồng cho phù hợp với mục đích kinh doanh rừng, 02 loài cây Keo lai và Keo lá tràm có ưu điểm và nhược điểm khác nhau, cụ thể là: Loài cây Keo lai cho năng suất cao hơn Keo lá tràm, nhưng gỗ keo lai có chất lượng thấp hơn so với gỗ của Keo lá tràm. Căn cứ vào ưu điểm và nhược điểm này để chọn loài cây thích hợp cho mục đích trồng rừng. Nếu trồng rừng với mục đích làm nguyên liệu giấy hoặc sử dụng gỗ vào những mục đích không yêu cầu cao về chất lượng gỗ thì trồng bằng loài Keo lai, còn với mục đích là lấy gỗ để đóng đồ gia dụng hoặc sử dụng vào các mục đích khác mà có yêu cầu cao về chất lượng gỗ thì trồng rừng Keo lá tràm.

Đến đây, có thể đưa ra kết luận: Căn cứ vào mục đích kinh doanh rừng, để đạt được năng suất cao trong công tác trồng rừng Keo lai và Keo lá tràm trên khu vực U Minh Hạ, trước hết, cần tạo bờ líp cao hơn mặt đất rừng từ 80cm trở lên, mật độ trồng rừng ban đầu là 2.400 cây/ha, giống cây trồng rừng là các dòng Keo lai TB1 và TB7 và dòng Keo lá tràm AA1.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh trưởng của các dòng keo lai và keo lá tràm tại khu vực u minh hạ, tỉnh cà mau (Trang 62 - 64)