Phân tích các nhân tố ảnh hưởng

Một phần của tài liệu Phân tích mối quan hệ giữa mạng lưới quan hệ xã hội và cơ hội tìm việc làm của sinh viên học viện ngân hàng (Trang 26)

6. Kết cấu bài nghiên cứu

1.2.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng

Hình 3: Mô hình nghiên cứu

Nguồn: Nhóm tác giả tự đề xuất 1.2.2 Phát biểu các giả thuyết nghiên cứu

Nhiều nghiên cứu đã cho kết quả: tìm kiếm việc làm của sinh viên tốt nghiệp không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như: địa bàn cư trú, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn và nghề nghiệp của cha mẹ, kết quả nghiên cứu trên được thể hiện trong bài phân tích của Try [16] hay Franzen và Hangartner [4]. Mặt khác, nó lại chỉ ra rằng các mạng lưới quan hệ xã hội và quy mô các nguồn lực cá nhân có thể huy động từ các yếu tố không bị ảnh hưởng và có mối liên hệ đến quá trình tìm kiếm việc làm của sinh viên.

Vì vậy, nhóm tác giả xây dựng thang đo của các mạng lưới trong của mạng lưới quan hệ xã hội dựa trên 4 nhân tố chính: thời gian, mức độ tần suất tương tác và độ tin tưởng . Qua đó “nhân tố đó có thể xác định ”có ảnh hưởng đến khả năng tìm kiếm việc làm của sinh viên

H1: Mạng lưới bạn bè tạo sự kết nối cao với sinh viên giúp sinh viên có cơ hội cao trong quá trình tìm kiếm việc làm.

Mạng lưới bạn bè là một mạng lưới cơ bản và phổ biến trong hình thái của mạng quan hệ xã hội. “Thời gian tương tác của một mối quan hệ sẽ quyết định tới việc tăng hay giảm lợi ích giữa các bên cho nhau” (Yeung và Tung, 1996).

Giả thuyết của Ramasamy và cộng sự (2006) đã chỉ ra rằng mức độ thân thiết giữa người với người có tác động đến lượng thông tin mà họ trao đổi với nhau. Dựa trên các yếu tố đo lường bao gồm: mức độ tin cậy lẫn nhau, mức độ chấp nhận lẫn nhau, mức độ giao tiếp hòa hợp. Li Wa Zhang (2007) Doanh nhân chính trị guanxi: Nỗ lực, quan chức chính phủ, quan hệ cá nhân tốt, giữ chân.

Việc nghiên cứu này còn được dựa trên các giả thuyết xây dựng các biến từ tác giả Chen và cộng sự (2009): Guanxi giống như "mức độ đáng tin cậy" Tiếng Nhật đối lập với nhu cầu cá nhân giống như "mức độ nhẹ"để đo lường mức độ thân thiết thiết giữa con người với con người.

Theo biểu đồ khảo sát của tác giả Phạm Huy Cường (2014, tr 47) đã cho thấy rằng các ứng viên sẽ tìm kiếm việc làm từ bạn bè - đồng nghiệp chiếm 33,4%. Trong khi đó 35,4% nguồn từ các kênh chính thức (các đơn vị giới thiệu việc làm) cho thấy các nguồn thông tin về việc làm đã tạo điều kiện thuận lợi đến với người lao động cũng như sinh viên thông qua các mối quan hệ xã hội.

Nghiên cứu về lao động, việc làm ở Việt Nam, theo Henaff và Martin (2006) đã nhận thấy rằng 70% người lao động dựa bạn bè cùng với gia đình là một trong để tìm kiếm việc làm tại Việt Nam.

Thông qua các nghiên cứu trước, nhóm nghiên cứu đã tổng hợp lại các lợi ích từ mạng lưới bạn bè đem lại cho sinh viên đặc biệt là sinh viên của Học viện Ngân Hàng trong tìm kiếm việc làm là rất to lớn vì thế mà nhóm đưa ra giả thuyết trên.

H2: Mạng lưới gia đình có sự kết nối mạnh đến quá trình giúp sinh viên tìm kiếm việc làm tốt

Mạng lưới gia đình được coi là một trong những mạng lưới quan hệ có tần suất sử dụng phổ biến nhất để tìm kiếm việc làm đặc biệt là đối với tầng lớp sinh viên, mạng lưới

này là một điển hình cho yếu tố truyền thống trong mạng lưới quan hệ xã hội bởi nó mạng yếu tố truyền thống của người Việt mình luôn muốn con em mình có được công ăn việc làm ổn định. Nhưng đôi khi lại dễ xảy ra hiện tượng làm công việc mà bản thân mình không phù hợp.

Việc nghiên cứu này được đựa trên giả thuyết Ramasamy và cộng sự (2006) (về mức độ thân thiết giữa người với người gắn liền với lượng thông tin), xây dựng các biến được dựa trên Li Wa Zhang (2007) Doanh nhân chính trị guanxi: Nỗ lực, quan chức chính phủ, quan hệ cá nhân tốt, giữ chân.

Khi nghiên cứu tìm kiếm việc làm ở thị trường lao động Việt Nam, theo nhóm tác giả Henaff và Martin (2006) đã phát hiện ra những chiến lược gia đình: “Gia đình và bạn bè vẫn là chỗ dựa chính để tìm việc làm đối với tất cả những người đi xin việc... gần 70,0% những trường hợp đi xin việc ưu tiên cách tìm việc này (dựa vào các mối quan hệ gia đình và bạn bè)...Việc dựa vào người thân trong khi đi tìm việc cho phép giảm bớt tính bấp bênh nhưng cũng lại hạn chế khả năng tìm đúng công việc mình yêu thích...” (Phạm Huy Cường, 2014, tr 47).

H3: Mạng lưới thầy cô giáo có sự kết nối mạnh đến quá trình giúp giúp sinh viên tìm kiếm việc làm phù hợp với bản thân.

Mạng lưới thầy cô được hiểu là việc sử dụng mối quan hệ thông qua thầy cô để tìm kiếm cơ hội cho bản thân hay những lợi ích mà bản thân muốn thông qua thầy cô để đạt được trong đó bao gồm cả việc tìm kiếm việc làm của sinh viên.

Việc xây dựng các biến được đựa trên nghiên cứu của nhóm tác giả Chen và cộng sự (2009): Guanxi giống như "mức độ đáng tin cậy" Tiếng Nhật đối lập với nhu cầu cá nhân giống như "mức độ nhẹ" để đo lường mức độ thân thiết thiết giữa con người với con người qua đó để đánh giá mức độ thân thiết của giáo viên và học trò.

Nghiên cứu của Farh và cộng sự (1996) cũng chỉ ra rằng các sinh viên thường tìm cơ hội việc làm thông qua các thầy cô giáo cũ dựa trên các thang đo sự vật, quan hệ phía trước, quan hệ trước sau, quan hệ trước sau, cư trú phía trước. Đây cũng là một kênh có độ tin cậy

khá cao để tìm kiếm cơ hội cho bản thân, các thầy cô có nhiều kinh nghiệm cũng như đánh giá chính xác về sinh viên của mình qua đó có thể tư vấn việc làm và vị trí mà phù hợp với sinh viên.

Theo biểu đồ khảo sát nguồn thông tin (Nguyễn Huy Cường) đã cho thấy rằng 7% các ứng viên sẽ tìm kiếm việc làm từ các mối quan hệ thầy cô giáo. Trong khi đó 35,4% thông tin từ các kênh chính thức (các đơn vị giới thiệu việc làm) thì rõ ràng các luồng thông tin này còn khá hạn chế do khối lượng sinh viên nhờ tới thầy cô để xin cung cấp thông tin còn chưa được nhiều do sự tiếp xúc với thầy cô còn ít vì thế mà nhóm nghiên cứu đưa ra giả thuyết trên.

H4: Mạng lưới mạng xã hội có sự kết nối mạnh đến quá trình giúp giúp sinh viên tìm kiếm việc làm.

Mạng lưới xã hội là việc sử dụng mạng xã hội để tìm kiếm thông tin, tìm kiếm cơ hôi cho bản thân mình trên những hội nhóm trên mạng hay tổ chức trong đó đặc biệt là các đối tượng sinh viên dùng để tìm kiếm việc làm cho bản thân. Mạng lưới xã hội là giúp khả năng tìm kiếm việc làm sinh viên thêm thuận tiện, mà cũng mạng lưới sẽ được sẽ dụng nhiều trong tương lai

Theo trang tìm việc 365 thống kê được: “Khoảng 45% các doanh nghiệp hiện nay tìm nhân viên tiềm năng cho mình qua mạng xã hội và kinh doanh, đồng thời rất nhiều các ứng viên tìm việc lựa chọn mạng xã hội cũng như những sàn giao dịch thương mại điện tử để tìm kiếm việc làm.”

Mạng xã hội bây giờ có rất nhiều lợi ích ích so với các mạng lới truyền thống dù có là đang đi học hay đi làm thì mạng xã hội có thể giúp bạn tiếp cận nhanh hơn với các mối quan hệ của mình từ đó có thể tìm kiếm cho mình nhiều cơ hội việc làm hơn thông qua mạng xã hội cũng cung cấp cho sinh viên các kĩ năng cần thiết khi xin việc chính vì thế mà nhóm tác giả đưa ra giả thuyết trên.

H5: Mạng lưới trung tâm môi giới mạng lưới có sự kết nối mạnh đến quá trình giúp giúp sinh viên tìm kiếm việc làm.

Mạng lưới trung tâm môi giới là việc thông qua các tổ chức cung cấp việc làm để tìm kiếm thông tin mà mình mong muốn. Mạng lưới trung tâm môi giới mạng lưới có thể thực hiện chính xác mong muốn phù hợp xin việc của sinh viên nhưng đôi khi nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Theo bảng khảo sát về mạng lưới quan hệ xã hội của Nguyễn Huy Cường (2014) cho thấy 37,0% cá nhân sử dụng các phương pháp tìm kiếm chính thức (ứng tuyển trực tiếp và qua đơn vị môi giới) điều này cho thấy số lượng sinh viên sử dụng mạng lưới này để tìm kiếm việc làm cũng khá đông do mức độ thuận tiện mà nó đem lại.

Dựa theo nghiên cứu của Han Do Hyun (2010) về mạng lưới xã hội và cơ hội tìm kiếm việc làm cho người lao động thì đây là mạng lưới mà đa số người lao động có ít vốn xã hội lựa chọn vì mức độ thuận tiện, không phải tự đi kiếm công việc mà có thể được cung cấp thông tin chính xác về nơi mình sẽ làm việc làm nên từ đó nhóm nghiên cứu đưa ra giả thuyết trên.

H6: Mạng lưới quan hệ xã hội thông qua công việc làm thêm giúp sinh viên hiểu biết về nhiều ngành nghề thông qua đó tăng khả năng tìm kiếm việc làm.

Mạng lưới quan hệ xã hội thông qua việc làm thêm là mạng lưới dựa vào các thông tin trong quá trình làm thêm của mình mà thông qua đó để tìm kiếm việc làm trong tương lai. Đây cũng là mạng lưới khá phổ biến trong các sinh viên ngân hàng hiện nay. Ví dụ như việc đi làm cộng tác việc cho các ngân hàng qua đó tìm hiểu được sơ bộ các kiến thức căn bản của một nhân viên ngân hàng.

Việc đi làm thêm của sinh viên không chỉ giúp sinh viên của Học viện Ngân Hàng mà còn giúp sinh viên tạo dựng được rất nhiều mối quan hệ trong tương lai và quan trọng nhất thông qua đó còn giúp các sinh viên bổ sung, cải thiên thêm kĩ năng mềm của bản thân để phục vụ cho tương lai như BWPortal, những tiêu chuẩn để đánh giá con người như sự tận tâm, tính dễ chịu cũng là những nhân tố dự báo quan trọng đối với thành công trong nghề nghiệp giống như khả năng về nhận thức và kinh nghiệm làm việc.

Dựa trên nghiên cứu của Farh và cộng sự (1996) cũng chỉ ra rằng các sinh viên thường tìm cơ hội việc làm thông qua các mối quan hệ thông qua các mức độ thân thiết trên các thang đo sự vật, quan hệ phía trước, quan hệ trước sau, cư trú phía trước. Từ đó mà lợi ích mà các công việc đi làm thêm là vô cùng tốt đối với sinh viên đặc biệt là sinh viên ngành ngân hàng có thể tìm kiếm tạo dựng mối quan hệ và bổ sung lượng kĩ năng cũng như kiến thức phục vụ cho tương lai từ đó nhóm đưa ra giả thuyết trên.

H7: Mạng lưới cá nhân có sự kết nối mạnh đến quá trình giúp giúp sinh viên tìm kiếm việc làm.

Mạng lưới cá nhân là việc dựa vào chính bản thân không dùng các mối quan hệ mà tự ứng tuyển tuy có chất lượng có thể đảm bảo nhưng có số lượng khiêm tốn. Đây là mạng lưới đặc biệt nhất trong tất cả mạng lưới quan hệ xã hội, lý do là mạng lưới này là tự mình không sử dụng bất kì mối quan hệ nào để tìm kiếm cơ hội cho bản thân.

Mạng lưới cá nhân được chia ra làm bốn nhóm: Nhóm tự ứng tự ứng tuyển, nhóm ứng tuyển thông qua các thông báo đại chúng, nhóm tự tạo việc làm, và nhóm dựa vào các thành tích học tập được tuyển trực tiếp. Mỗi loại mạng lưới quan hệ xã hội có tác dụng khác nhau đối với việc tìm kiếm việc làm của sinh viên đặc biệt là sinh viên Học viên Ngân Hàng.

Đối với nhóm trực tiếp ứng tuyển: Sẽ giúp sinh viên tạo ấn tượng tốt với ngân hàng những sinh viên trong nhóm này thường sẽ được đánh giá cao về tính tự tin mạnh dạn, không chỉ rèn luyện cho sinh viên kĩ năng xin việc mà còn đúc kết được rất nhiều kinh nghiệm. Nhưng đôi khi nếu không tìm hiểu kĩ thông tin thì cũng rất dễ gặp khó khăn trong khi xin việc.

Đối với nhóm ứng tuyển thông qua các thông báo tuyển đại chúng: những nhóm này sẽ dễ dàng trong quá trình tìm việc cũng có tâm lý chuẩn bị tốt hơn nhưng cơ hội cạnh tranh công việc cũng khá cao.

Đối với nhóm tự tạo việc làm: đây là một nhóm khá đặc biệt vì nhóm này sẽ tự tạo ra việc cho bản thân mình, các sinh viên trong nhóm này biết mình giỏi về gì, thích gì, qua

đó có thể nghĩ ra các công việc tuy vậy nhưng phải có một lượng tài chính nhất định cũng với lượng kiến thức trau dồi kinh nghiệm rất nhiều.

Đối với nhóm dựa vào thực lực và kết quả học tập của bản thân hiện này có rất nhiều các công ty rất hay quan tâm đến các sinh viên trong nhóm và thường có xu thế liên lạc trực tiếp để xin tuyển thẳng này bời các sinh viên này thường được đánh giá cao và cũng có tiềm năng hơn đối với công ty cũng có nhiều cơ hội nhất trong các nhóm này.

Theo nghiên cứu của Phạm Huy Cường (2014, tr 47) cho thấy rằng chỉ có hơn 6.5% sinh viên mới ra trường chọn hình thức này đi xin việc đây là một con số thấp so với 35,4% thông tin từ các kênh chính thức (truyền thông đại chúng và đơn vị môi giới việc làm) điều này cũng nói nên rằng tại Việt Nam, số lương sinh viên tự ứng tuyển còn hạn chế cũng bởi thường các sinh viên này thường một là có học lực và trình độ tự duy cao và tự tin vào bản thân mình hoặc một số sinh viên gia đình khộng có các mối quan hệ trong ngành học của họ từ đó nhóm tác giả đưa ra giả thuyết như trên.

Chương 2: XÂY DỰNG QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Quy trình nghiên cứu tổng quát

Hướng tới mục tiêu của quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất các bước nghiên cứu như sau:

Hình 4: Quy trình nghiên cứu tổng quát

Nguồn: Cao Hào Thi, 2006, trích trong Châu Ngô Anh Nhân, 2011 trang 18

2.2. Thiết kế nghiên cứu

Đầu tiên trong việc thiết kế nghiên cứu là cần phải lựa chọn thang đo hoàn chỉnh cho bài nghiên cứu, kiểm định về sự phù hợp và độ tin cậy của thang đo, lựa chọn mẫu và phương pháp thu thập thông tin, cuối cùng là xử lý và phân tích SPSS 20 số liệu vừa thu được.

Mã hóa Yếu tố cấu thành Thang đo MẠNG LƯỚI BẠN BÈ25

Khi mô hình nghiên cứu và các biến quan sát của các nhân tố đã được xác định, tiếp theo là chúng ta đưa ra thang đo phù hợp cho các biến. Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu cho các biến quan sát, các biến phụ thuộc và các biến độc lập là thang đo Likert 5 mức độ.

- Thông qua khảo sát kết hợp với phương pháp chọn mẫu xác suất ngẫu nhiên đã đưa ra được 290 mẫu.

- Cuối cùng là việc chọn ra phương pháp thu thập thông tin phù hợp và thuận lợi nhất cho bài nghiên cứu. Sau khi bảng câu hỏi đã được hoàn thiện thì tiếp tục xác

định được

số mẫu cần thu thập. Lúc này bảng hỏi đã được phát đi để thu thập thông tin. Số liệu thu

thập được sẽ đưa ra xử lý và phân tích để cho ra kết quả dưới dạng số liệu thống kê. Kết

quả thu được sẽ sử dụng để báo cáo kết quả nghiên cứu.

2.2.1. Xây dựng thang đo

Dựa trên cơ sở lí thuyết và mô hình nghiên cứu ở trên, các thang đo được đưa ra là kết quả của việc tham khảo từ các thang đo gốc, được sử dụng trong các nghiên cứu đã được công bố.

Nhóm tác giả sử dụng thang đo Likert 5 cấp độ trong nghiên cứu: (1) Hoàn toàn không đồng ý, (2) Không đồng ý, (3) Không có ý kiến, (4) Đồng ý, (5) Hoàn toàn đồng ý. Trong các lĩnh vực về kinh tế xã hội thang đo này luôn được công nhận và sử dụng nhiều trong công việc nghiên cứu nên nó rất phù hợp với mục đích nghiên cứu của nhóm tác giả.

- Các nhân tố ảnh hưởng mạng lưới quan hệ xã hội và cơ hội tìm việc làm của sinh viên HVNH:

Mạng lưới bạn bè: là một mạng lưới cơ bản và phổ biến trong hình thái của mạng

Một phần của tài liệu Phân tích mối quan hệ giữa mạng lưới quan hệ xã hội và cơ hội tìm việc làm của sinh viên học viện ngân hàng (Trang 26)