6. Kết cấu bài nghiên cứu
2.2.1. Xây dựng thang đo
Dựa trên cơ sở lí thuyết và mô hình nghiên cứu ở trên, các thang đo được đưa ra là kết quả của việc tham khảo từ các thang đo gốc, được sử dụng trong các nghiên cứu đã được công bố.
Nhóm tác giả sử dụng thang đo Likert 5 cấp độ trong nghiên cứu: (1) Hoàn toàn không đồng ý, (2) Không đồng ý, (3) Không có ý kiến, (4) Đồng ý, (5) Hoàn toàn đồng ý. Trong các lĩnh vực về kinh tế xã hội thang đo này luôn được công nhận và sử dụng nhiều trong công việc nghiên cứu nên nó rất phù hợp với mục đích nghiên cứu của nhóm tác giả.
- Các nhân tố ảnh hưởng mạng lưới quan hệ xã hội và cơ hội tìm việc làm của sinh viên HVNH:
Mạng lưới bạn bè: là một mạng lưới cơ bản và phổ biến trong hình thái của mạng quan hệ xã hội.
Mạng lưới gia đình: được coi là một trong những mạng lưới quan hệ có tần suất sử dụng phổ biến nhất để tìm kiếm việc làm đặc biệt là đối với sinh viên, mạng lưới này là một
33
Mạng lưới thầy, cô giáo: việc sử dụng mối quan hệ thông qua thầy cô để tìm kiếm cơ hội cho bản thân hay những lợi ích mà bản thân muốn thông qua thầy cô để đạt được trong đó bao gồm cả việc tìm kiếm việc làm của sinh viên.
Mạng lưới mạng xã hội: là việc sử dụng mạng xã hội để tìm kiếm thông tin, tìm kiếm cơ hôi cho bản thân mình trên những hội nhóm trên mạng hay tổ chức trong đó đặc biệt là các đối tượng sinh viên dùng để tìm kiếm việc làm cho bản thân.
Mạng lưới trung tâm môi giới: là việc thông qua các tổ chức cung cấp việc làm để tìm kiếm thông tin mà mình mong muốn.
Mạng lưới công việc làm thêm: thông qua các công việc làm thêm part time, full time để tìm kiếm thông tin công việc.
Mạng lưới cá nhân: là việc dựa vào chính bản thân không dùng các mối quan hệ mà tự ưng tuyển tuy có chất lương có thể đảm bảo nhưng có sô lượng khiêm tốn.
Cơ hội việc làm: là kết quả cá nhân mong muốn có được nhờ việc tìm kiếm thông qua các loại mạng lưới.
Thang đo cụ thể hoàn chỉnh như sau:
cấp độ MLBB2 Mức độ thân thiết của anh/chị với bạn bè cao
MLBB3 Bạn bè sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cho anh/chị MLBB4
Khi anh/chị làm việc với bạn bè thì anh/chị có thể dễ dàng nhận được sự hỗ trợ tích cực về tri thức, thông tin, kỹ
MLGĐ1 Thời gian anh/chị kết nối với người thân tần suất lớn
Likert 5 cấp độ MLGĐ2 Anh/chị với người thân có mức độ thân thiết cao
MLGĐ3 Người thân sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cho anh/chị
MLGĐ4
Khi anh/chị làm việc với người thân thì anh/chị có thể dễ dàng nhận được sự hỗ trợ tích cực về tri thức, thông tin, kỹ thuật,...
MẠNG LƯỚI THẦY, CÔ GIÁO26 27
MLTC1 Thời gian anh/chị tương tác với thầy, cô giáo tần suất lớn
Likert 5 cấp độ MLTC2 Anh/chị với thầy, cô giáo có mức độ thân thiết cao
MLTC3 Thầy, cô giáo sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cho anh/chị
MLTC4
Khi anh/chị làm việc với thầy, cô giáo thì anh/chị có thể dễ dàng nhận được sự hỗ trợ tích cực về tri thức, thông tin, kỹ thuật,...
MẠNG LƯỚI MẠNG XÃ HỘI28
25Yeung và Tung (1996), Chen và cộng sự (2009), Ramasamy và cộng sự (2006) thuật,...
MLXH1
Thời gian anh/chị sử dụng các trang mạng xã hội để tìm kiếm thông tin với tần suất lớn
Likert 5 cấp độ MLXH2
Anh/chị sử dụng nhiều trang mạng xã hội để tìm kiếm thông tin
MLXH3 Mức độ tin tưởng vào các thông tin có trên các trang mạng xã hội lớn
MLXH4 Các thành viên trên mạng xã hội sẵn sàng chia sẻ kinhnghiệm cho anh/chị
MLXH5
Khi anh/chị sử dụng các trang mạng xã hội thì anh/chị có thể dễ dàng nhận được sự hỗ trợ tích cực về tri thức, thông tin, kỹ thuật,...
MẠNG LƯỚI TRUNG TÂM MÔI GIỚI29 MLMG1 Anh/chị và bên môi giới có tần suất liên hệ lớn
Likert 5 cấp độ MLMG2 Anh/chị liên hệ với nhiều trung tâm môi giới để tìm kiếmthông tin
MLMG3
Mức độ tin tưởng của anh/chị về thông tin mà bên môi giới cung cấp cao
MLMG4 Bên môi giới nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm cho anh/chị MLMG5 Khi anh/chị làm việc với bên môi giới thì có thể dễ dàngnhận được sự hỗ trợ về tri thức, thông tin, kỹ thuật,.
MẠNG LƯỚI CÔNG VIỆC LÀM THÊM30
26Yeung và Tung (1996), Chen và cộng sự (2009), Ramasamy và cộng sự (2006)
27Yeung và Tung (1996), Chen và cộng sự (2009), Ramasamy và cộng sự (2006)
CVLT1 Tần suất anh/chị dành ra để đi làm cao
Likert 5 cấp độ CVLT2
Số lượng các công việc parttime mà anh/chị tham gia nhiều
CVLT3
Anh/chị tin tưởng về các thông tin mà các công việc làm thêm mang lại
CVLT4
Các thành viên trong tập thể sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cho anh/chị
CVLT5
Khi anh/chị đi làm thêm thì có thể dễ dàng nhận được sự hỗ trợ về tri thức, thông tin, kỹ thuật, kỹ năng,...
MẠNG LƯỚI CÁ NHÂN31
MLCN1 Tần suất anh/chị tự đi tìm kiếm thông tin việc làm cao
Likert 5 cấp độ MLCN2 Số lượng thông tin công việc mà anh/chị tìm được nhiều
MLCN3 Anh/chị tin tưởng về các thông tin mà mình tìm được MLCN4 Anh/chị thuận lợi trong việc tìm kiếm thông tin việc làm
CƠ HỘI TÌM VIỆC LÀM* 35
CHVL1 Anh/chị có nhiều lựa chọn cho việc làm của mình
Likert 5 cấp độ CHVL2
Có nhiều người hoặc công ty tìm đến anh/chị để cung cấp thông tin việc làm
CHVL3 Cơ hội có việc làm của anh/chị cao
THÔNG TIN VỀ NHÂN KHẨU HỌC
29Han Do Hyun (2010)
TT1 “Giới tính” Định danh
TT2 “Trình độ”
Định danh
31 Chen X. P and Chen C. C (2004)
Nguồn: Nhóm tác giả tự điều chỉnh và tổng hợp 2.2.2. Bảng hỏi điều tra
Bảng hỏi được nghiên cứu xây dựng qua các bước sau:
Bước 1: Trên cơ sở lý thuyết, nhu cầu nghiên cứu và hệ thống các thang đo để từ đó hình thành nên bảng hỏi sơ bộ.
Bước 2: Tiến hành khảo sát sơ bộ bằng cách sử dụng bảng hỏi vừa lập qua đó thu thập thông tin của đối tượng được khảo sát.
Bước 3: Sau khi thu được kết quả ở bước 2 thì chỉnh sửa từ đó nâng cao chất lượng bảng hỏi và đưa ra bảng hỏi chính thức. Tiếp theo tiến hành nghiên cứu số liệu và đưa ra kết quả tốt nhất.
Ta đã có được một bảng khảo sát chính thức, hoàn chỉnh nhất dựa trên cơ sở bảng hỏi sơ bộ.
2.2.3. Phương pháp lấy mẫu và thu thập số liệu
Nghiên cứu khảo sát với những sinh viên đã và đang theo học tại HVNH Hà Nội và Phân viện Bắc Ninh.
Kích thước mẫu: phải đảm bảo tối thiểu 5:1 tỉ lệ mẫu trên biến quan sát theo Bollen (1989, trích trong Châu Ngô Anh Nhân, 2011, tr. 19) quy định. Từ đó với số lượng quan sát là 27 thì số mẫu tối thiểu phải là 135.
Cách lấy mẫu cụ thể: thông qua việc gửi qua đường link online và phát bảng hỏi khảo sát trực tiếp
Việc khảo sát trực tiếp được thực hiện tại trường HVNH tại cơ sở Hà Nội và Bắc Ninh.
Bảng hỏi cho việc khảo sát online được gửi vào hội, group, các fanpage của trường HVNH:
https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSfetuepWcDkvruA6E7lLRMa5A- CTX0VgMAItdCziB sCw02Hg/viewform
2.2.4. Thông tin về mẫu
Dựa trên các hình thức khảo sát thu được 290 mẫu với 97 mẫu trực tiếp và 193 mẫu online.
Trong lúc thu thập 290 mẫu được gửi đi chúng tôi nhận thấy và loại bỏ 15 mẫu không hợp lệ, nhóm thu được 275 mẫu hợp lệ chiếm 94,83% . Tất cả các mẫu hợp lệ được đưa vào chạy SPSS 20 để phân tích độ tin cậy Cronbach Alphal, phân tích tương quan person và cuối cùng là chạy mô hình hồi quy, phân tích nhân tố EFA.
2.2.5. Phương pháp phân tích dữ liệu
Dữ liệu thu thập được xử lí rồi đưa vào SPSS 20 để tiến hành phân tích theo trình tự như sau:
2.2.5.1 Kiểm tra độ tin cậy của hệ số Cronbach Alpha
Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach's Alpha là công cụ này sẽ giúp kiểm tra xem các biến quan sát có đáng tin cậy hay không, có tốt không. Phép kiểm định này phản ánh mức độ tương quan chặt chẽ giữa các biến quan sát trong cùng 1 nhân tố. Nó cho biết trong các biến quan sát của một nhân tố, biến nào đã đóng góp vào việc đo lường khái niệm nhân tố, biến nào không.
Hệ số Cronbach’s Alpha chỉ đo lường độ tin cậy của thang đo (bao gồm từ 3 biến quan sát trở lên) chứ không tính được độ tin cậy cho từng biến quan sát (Nguồn: Nguyễn Đình Thọ, Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, NXB Tài chính, Tái bản lần 2, Trang 355). Với hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên thì thang đo lường đủ điều kiện và đưa vào phân tích tiếp. Từ 0.7 đến gần bằng 0.8 thang đo lường sử dụng được xem là tốt và và mức độ tương quan sẽ tốt. Bên cạnh đó, hệ số Corrected Item - Total Correclation > 0.3 thì thang đo lường được chấp nhận.
2.2.5.2 Phân tích các nhân tố khám phá EFA
❖ Phân tích nhân tố khám phá EFA được dùng để xem xét mối quan hệ giữa các biến ở tất cả các nhóm (các nhân tố) khác nhau nhằm phát hiện ra những biến quan sát tải lên nhiều nhân tố hoặc các biến quan sát bị phân sai nhân tố từ ban đầu.
• Với hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) nằm trong khoảng từ 0.5 ≤
KMO ≤ 1 là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là phù hợp. Nếu trị số này nhỏ hơn 0.5, thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với tập dữ liệu nghiên cứu. (Nguyễn Đình Thọ, 2011)
• Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) dùng để xem xét các biến quan sát trong nhân tố có tương quan với nhau hay không. Khi kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (sig Bartlett’s Test < 0.05), chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong nhân tố. Còn nếu kiểm định cho thấy không có ý nghĩa thống kê thì không nên áp dụng phân tích nhân tố cho các biến đang xem xét.
• Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) ≥ 50% cho thấy mô hình EFA là phù hợp. “Số lượng nhân tố được xác định dựa vào hệ số Eiganvalue đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố, hệ số này phải có giá trị ≥ 150” (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
❖ Phân tích tương quan
Phân tích tượng quan Person được thực hiện giữa các biến phụ thuộc và các biến độc lập, khi đó việc sử dụng phân tích hồi quy tuyến tính là thích hợp. Giá trị tuyệt đối của Pearson càng gần đến 1 thì hai biến này có mối tương quan tuyến tính càng chặt chẽ.
❖ Phân tích hồi quy đa biến: được thực hiện qua các bước sau:
• Adjusted R Square (R bình phương hiệu chỉnh), nó phản ánh mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Nếu Adjusted R
Square hay còn gọi là R bình phương hiệu chỉnh, nó phản ánh mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc.
• Kiểm định giả thuyết và độ phù hợp của mô hình
• Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của hệ số hồi quy từng thành phần
• Kiểm định về hiện tượng đa cộng tuyến thể hiện qua giá trị Tolerance và hệ số VIF (Varince Inflation Factor). Nếu VIF > 10 thì có hiện tượng đa cộng tuyến36. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố được xác định bởi hệ số beta. Nếu hệ số beta của nhân tố nào càng lớn thì có thể nhận xét mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó cao hơn các nhân tố khác trong mô hình nghiên cứu.
Phương sai (Analysis of Variance) (kiểm định ANOVA)
❖
• Phân tích ANOVA có chức năng đánh giá sự khác biệt tiềm năng trong một biến phụ thuộc mức quy mô bằng một biến mức danh nghĩa có từ 2 loại trở lên. Thử nghiệm ANOVA để xác định ảnh hưởng của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc trong nghiên cứu hồi quy. Với hệ số F và giá trị Sig. <5% cho thấy R bình phương của tổng thể khác 0. Đồng nghĩa với việc mô hình hồi quy tuyến tính xây dựng được là phù hợp với tổng thể.
Như vậy, ở chương 2 trình bày quy trình nghiên cứu tổng quát, các phương pháp phân tích số liệu, việc đánh giá bảng hỏi sơ bộ từ đó đưa ra bảng hỏi chính thức được thu thập thông qua hai phương thức: khảo sát trực tiếp và khảo sát online. Số liệu nhận về được xử lí và chạy phần mềm SPSS 20 để đánh giá độ tin cậy của hệ số Cronbach Alpha và tiến hành phân tích tiếp để tìm ra các nhân tố nào thích hợp cho việc phân tích hồi quy đa biến tiếp theo. Sau khi số liệu được tiến hành phân tích xong thì kết quả phân tích hồi quy sẽ là đáp án cho câu hỏi nghiên cứu của đề tài.
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Tổng quan chung về Học viện Ngân Hàng
3.1.1. Giới thiệu chung về Học viện Ngân Hàng
Học viện Ngân Hàng (tiền thân là Trường Cao cấp Nghiệp vụ Ngân Hàng), trực thuộc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam và Bộ GD & ĐT. Được thành lập từ năm 1961 học viện có trụ sợ chính tại Hà Nội, các phân viện tại Bắc Ninh, Phú Yên và 1 cơ sở đào tạo tại Sơn Tây. Các cơ sở đào tạo của trường được xây dựng trên các vị trí địa lý thuận lợi, cơ sở vật chất hiện đại, phù hợp cho việc học tập và sinh hoạt. Do đó, sinh viên HVNH luôn được chú trọng phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn tinh thần. Với bề dày lịch sử lâu năm, trong suốt quá trình hình thành và phát triển học viện đã gặt hái được rất nhiều thành tích đóng góp to lớn cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Cụ thể, HVNH đã được Đảng và Nhà nước, ghi nhận và trao tặng nhiều phần thưởng, danh hiệu cao quý ở tất cả các cơ sở đào tạo và Huân chương lao động các hạng cho các cán bộ, công nhân viên và giảng viên của học viện. Ngoài ra, HVNH còn được Nhà nước nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trao tặng Huân chương độc lập Hạng nhất cho cả học viện và hơn 100 cán bộ lãnh đạo, quản lý và giẩng viên của trường qua các thời kỳ. Vì vậy, HVNH luôn nằm trong top 10 các trường kinh tế hàng đầu Việt Nam.
Để tiếp tục phát huy những truyền thống tốt đẹp đó, Học viện Ngân Hàng đưa ra kế hoạch phát triển đến năm 2030 hướng đến sứ mạng là trường đào tạo nhân lực chất lượng cao và nghiên cứu khoa học chuyên sâu trong các lĩnh vực kinh tế. Trong đó, đạt mục tiêu chiến lược như: thực hiện tự chủ đại học theo quy định của pháp luật; đa dạng hóa các lĩnh vực, phương thức đào tạo, nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo đạt chuẩn; thúc đẩy phát triển quá trình chuyển đổi số, hoạt động nghiên cứu khoa học và tăng cường các hoạt động gắn kết cộng đồng,... nhằm đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và HVNH nói riêng.
Chỉ tiêu Phân loại Tần số Tỷ lệ (%) Giới tính
Nam 108 39,3
3.1.2. Các chuyên ngành đào tạo
Theo khảo sát thường niên của Phòng Thanh tra, Khảo thí & Đảm bảo chất lượng giáo dục, sinh viên sau khi tốt nghiệp Học viện Ngân hàng đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng với tỷ lệ có việc làm trong năm đầu tiên sau khi ra trường là hơn 90% ( 2015 - 2019). Nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp đã thành công và có những vị trí quản lý cao trong các ngân hàng, doanh nghiệp, công ty kiểm toán... ở trong nước, liên doanh, nước ngoài, cũng như các cơ quan Bộ, Ngành, Chính phủ, Cơ quan nghiên cứu... Học viện Ngân Hàng tập chung chủ yếu vào đào tạo chính quy gồm: Đại học, sau Đại học, các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ và cập nhật kiến thức và các chương trình liên kết đào tạo.
Hệ Đại học: sinh viên được đào tạo 4 năm với đầy đủ các chuyên ngành, khoa bộ môn như: Tài chính - Ngân hàng Chất lượng cao; Tài chính - Ngân hàng; Kế toán Chất lượng cao; Kế toán; Quản trị kinh doanh Chất lượng cao; Quản trị kinh doanh; Hệ thống thông tin quản lý; Ngôn ngữ Anh; Kinh doanh quốc tế; Luật kinh tế; Kinh tế. Đối với sinh