Kiểm định sự khác biệt về các biến định tính

Một phần của tài liệu Phân tích mối quan hệ giữa mạng lưới quan hệ xã hội và cơ hội tìm việc làm của sinh viên học viện ngân hàng (Trang 65)

6. Kết cấu bài nghiên cứu

3.9. Kiểm định sự khác biệt về các biến định tính

Mục tiêu của kiểm định sự khác biệt về các biến định tính để tìm ra sự khác nhau giữa cơ hội việc làm với các nhân tố về nhân khẩu học như: giới tính, trình độ học vấn. Kiểm định về sự khác biệt trung bình sử dụng với trường hợp biến định tính có 2 giá trị: giới tính, trình độ học vấn. (Hoàng Trọng & Mộng Ngọc, 2005, tr. 115 & 123)

assumed Equal variance s not assumed . 87 2 222.54 5 . 384 .07642 .08760 -.0962 1 2490 5 Group Statistics GIOITINH

N Mean Std. Deviation Std. Error

Mean Nam

Y ________

108 3.3858 .71935 .06922

Nữ 167 3.3094 .69379 .05369

Bảng 3.10: Kết quả kiểm định sự khác biệt các biến định tính

Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp phân tích 3.9.1. Kiểm định cơ hội việc làm giữa nam và nữ

Bảng 3.11: Kiểm định Levene

Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp phân tích

Để tiến hành kiểm định Levene, ta xây dựng 2 giả định: “H0: không có sự khác biệt giữa các biến.”

“H1: Có sự khác biệt giữa các biến.”

Từ kết quả phân tích bảng 3.9, bảng 3.10, “kiểm định levene” cho thấy hệ số Sig. = 0.669 > 5% “nên ta chấp nhận Ho”: Do đó, không có sự khác biệt về “phương sai của 2 tổng thể” nên ta “sử dụng kết quả ở dòng Equal variances assumed”. Với hệ số Sig (2- tailed) = 0.380 > 5%, vì vậy không có sự khác nhau về trung bình của 2 tổng thể.

Chương 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Ket luận và đóng góp của đề tài

Trên cơ sở kết quả thu được ở chương 3, chúng tôi đi đến kết luận và đưa ra một số đề xuất giải pháp phù hợp, bên cạnh đó nêu ra được một vài hạn chế trong quá trình nghiên cứu đồng thời bổ sung thêm một số hạn chế mà nhóm tác giả chưa thực hiện được cho hướng đi tiếp theo của đề tài nghiên cứu.

Kết luận: Mô hình đề xuất ban đầu 7 nhóm nhân tố mạng lưới mối quan hệ xã hội ảnh hưởng tới cơ hội việc làm của sinh viên: mạng lưới bạn bè, mạng lưới gia đình, mạng lưới thầy cô giáo, mạng lưới mạng xã hội, mạng lưới công việc làm thêm, mạng lưới trung tâm môi giới, mạng lưới cá nhân.

Sau quá trình phân tích tương quan, và độ tin cậy của thang đo thì kết quả vẫn giữ nguyên các biến trong các nhóm nhân tố với hệ số tải lớn hơn 5% và tiếp tục được đưa vào phân tích nhân tố (EFA). Kết quả cho thấy các biến quan sát không phù hợp (do có hệ số tải nhân tố <0,05) đã bị loại gồm: CVLT2, MLTC4, MLXH4, MLXH5, MLBB1, còn lại 26 biến quan sát, hội tụ tại 7 nhân tố mới, nhóm nghiên cứu đặt tên tương ứng cho từng nhân tố bao gồm: mạng lưới bạn bè, mạng lưới gia đình; mạng lưới thầy, cô; mạng lưới mạng xã hội; mạng lưới trung tâm môi giới; mạng lưới công việc làm thêm; mạng lưới cá nhân.

Đến với phương pháp hồi quy đa biến, kết quả cho ra Cơ hội việc làm bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi biến mạng lưới cá nhân, và các nhân tố khác ảnh hưởng lần lượt đó là: X1 (mạng lưới bạn bè), X3 (mạng lưới thầy cô giáo), X5 (mạng lưới trung tâm môi giới), X6 (mạng lưới công việc làm thêm), X2 (mạng lưới gia đình). Tuy nhiên với nhân tố X4 (mạng lưới mạng xã hội) lại tác động nghịch viến đến Cơ hội tìm việc làm. Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa các biến định tính thì cho thấy không có sự khác nhau về giới tính nữ và nam.

Trong thời buổi công nghệ phát triển, các thiết bị điện tử robot ngày càng được hiện đại hóa vào hệ thống nhà xưởng, công ty, xí nghiệp,... và cùng với đó là sự cạnh tranh gay gắt từ các nhà tri thức trẻ của Việt Nam khiến cho cơ hội có việc làm của các bạn sinh viên

trở nên khó và nan giải hơn. Trước thách thức như vậy, thì sinh viên Việt Nam nói chung và sinh viên Học viện Ngân Hàng nói riêng đã nhận thức rõ được vấn đề đó, từ đó sinh viên Học Viện Ngân Hàng không ngừng ra sức học tập, rèn luyện kiến thức chuyên môn và các kỹ năng mềm để làm nên tảng đi xin việc làm. Chính vì vậy yếu tố mạng lưới cá nhân (X7) nó có tác động mạnh nhất để việc làm của các bạn sinh viên. Yếu tố cũng ảnh hưởng mạnh đến cơ hội việc làm đó là X1 (Mạng lưới bạn bè) và X3 (Mạng lưới thầy cô giáo). Ngoài việc cá nhân tự cố gắng phấn đấu, thì sự nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ từ bạn bè, thầy cô giáo chính là nguồn hỗ trợ rất quý giá, họ sẽ giúp thêm cho mình rất nhiều kỹ năng và có thể giới thiệu ngoài cho mình các công việc liên quan đến chuyên ngành mình học để trao dồi thêm kiến thức thực tế. Tuy nhiên, theo kết quả nhóm tác giả nghiên cứu thì yếu tố X4 (Mạng lưới mạng xã hội) lại tác động nghịch biến đối với biến Y. Điều đó cũng giải thích rằng, trong thời đại 4.0 như hiện nay, tốc độ lan truyền của một bài quảng cáo về việc làm là vô cùng lớn cũng như các kiểu quảng cáo cũng ngày càng xuất hiện nhiều hơn và cũng đa dạng hơn rất nhiều, làm cho các sinh viên dễ bị thu hút bới các công việc với mức lương thưởng hậu hĩnh, việc nhẹ lương cao. Do vậy sẽ khiến cho sinh viên dễ bị cuốn theo và không tìm hiểu rõ được ảnh hưởng cũng như các tác động của công việc đó đến sinh viên như thế nào.

Đối với các bạn sinh viên, họ có thể thông qua mạng lưới công việc làm thêm trong quá trình đang đi học và cũng thông qua đó thì họ có thể kết nối được rất nhiều mối quan hệ khác nhau, từ đó có thể tìm kiếm được công việc phù hợp với ngành học và đam mê của mình. Bên cạnh đó, sinh viên cũng có thể thông qua sự trợ giúp từ mạng lưới gia đình hoặc mạng lưới trung tâm môi giới để tìm việc. Thông qua mạng lưới gia đình, sinh viên sẽ có được các định hướng cụ thể hơn cho công việc của mình nhờ có sự tư vấn, trợ giúp từ phía gia đình của mình. Còn đối với mạng lưới trung tâm môi giới, họ sẽ có hợp đồng chắc chắn, sẽ cam kết có việc làm cho sinh viên dựa trên cơ sở nguyện vọng và mong muốn của sinh viên.

Đóng góp của đề tài: Đã kiểm định thành công và đưa ra mô hình các nhóm nhân tố mối quan hệ giữa mạng lưới quan hệ xã hội ảnh hưởng đến cơ hội tìm việc làm của sinh viên học viện ngân hàng. Thông qua các phương pháp kiểm định và phân tích, nhóm tác giả đã đưa ra được mô hình gồm 7 nhân tố chính ảnh hưởng đến cơ hội tìm việc làm của sinh viên học viện ngân hàng: (1) mạng lưới bạn bè, (2) mạng lưới gia đình; (3) mạng lưới thầy cô; (4) mạng lưới mạng xã hội; (5) mạng lưới trung tâm môi giới; (6) mạng lưới công việc làm thêm; (7) mạng lưới cá nhân. Điều này là kết quả đóng góp mới mang tính thiết thực và có thể áp dụng trực tiếp cho các bạn sinh viên học viện ngân hàng đang trên hành trình tìm kiếm việc làm.

4.2. Kiến nghị giải pháp

Từ kết quả phân tích - nghiên cứu ở chương 3 nhóm đưa ra một số kiến nghị giải pháp nhằm cải thiện hơn cơ hội tìm kiếm việc làm của sinh viên Học viện Ngân hàng như sau:

4.2.1. Đối với sinh viên Học viện Ngân Hàng

Thứ nhất đối với nhóm “Mạng lưới cá nhân” có mức độ tác động lớn nhất đến cơ hội tìm kiếm việc làm của sinh viên (chiếm tỷ lệ 0.538) nên cần được quan tâm nhất. Trong nhóm này nhân tố MLCN4 (sự thuận lợi trong tìm kiếm việc làm) có tác động lớn nhất chiếm 82.8% toàn nhóm. Trong thực tế cá nhân khi tìm kiếm việc làm luôn mong muốn hướng tới sự thuận lợi nhất đặc biệt là đối với các bạn sinh viên năm 3, năm 4 chuẩn bị và đã ra trường. Các cá nhân luôn mong rằng khi ra trường có thể tìm kiếm ngay cho mình một công việc ổn định, phù hợp với chuyên ngành. Để tăng sự thuận lợi trong tìm kiếm việc làm điều cơ bản nhất cần làm chính là củng cố cho mình một nền tảng tri thức vững chắc không ngừng nỗ lực học hỏi, ngoài ra mỗi người cần tạo nên sự tin tưởng khi giao tiếp với các mối liên hệ, lòng tin càng cao thì cơ hội càng lớn.

Đứng thứ hai ngay sau MLCN cần được quan tâm đến là nhóm “Mạng lưới bạn bè” chiếm tỷ lệ 0.210 cơ hội tìm kiếm việc làm. Với nhân tố MLBB3 (sự sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm) tác động mạnh tới toàn nhóm chiếm 79.2%. Sự tin tưởng giữa các cá nhân là nền

tảng khá quan trọng trong một mối liên hệ đặc biệt là mối liên hệ giữa những người bạn với nhau. Vậy nên các cá nhân cần tìm hiểu, củng cố thêm về các đối tượng bạn bè trong mạng lưới của mình để hiểu thêm cũng như tạo sư tin tưởng, sự sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với nhau. Ngoài ra các cá nhân cũng cần quan tâm đến MLBB4 để nhận được sự sẵn sàng giúp đỡ tích cực về tri thức, thông tin, kĩ thuật, .. .trong công việc thì mỗi cá nhân cần tạo sự thân thiện, vui vẻ hòa đồng với mọi người, tích cực trong công việc hay các mối quan hệ bạn bè.

Thứ ba là nhóm nhân tố “Mạng lưới thầy, cô giáo” cũng chiếm phần khá quan trọng trong cơ hội tìm kiếm việc làm (chiếm 0.167). Trong đó là nhân tố MLTC1 (Thời gian tương tác với thầy cô) tác động lớn nhất chiếm 80% toàn nhóm. Điều này cho thấy rằng đối với các bạn sinh viên thì thời gian tương tác học hỏi từ các thầy, cô giáo là vô cùng quan trọng. Các bạn cần phải chủ động tạo nên sự tương tác thường xuyên liên tục với thầy, cô giáo trên những giờ lên lớp để từ đó củng cố thêm kiến thức chuyên môn cho mình nhiều hơn. Ngoài ra các bạn cần quan tâm thêm về MLTC2, MLTC3 với việc tạo nên lòng tin với thầy cô rằng bản thân đang muốn học hỏi nghiêm túc những kiến thức, kinh nghiệm từ thầy, cô tạo nên sự tin tưởng, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm.

Ngoài ra đối với các nhóm nhân tố lần lượt có tác động vừa phải đến biến “cơ hội việc làm” như “Mạng lưới trung tâm môi giới”, “Mạng lưới công việc làm thêm” và “Mạng lưới gia đình” sinh viên cũng nên quan tâm xây dựng củng cố thêm một vài mối liên hệ cần thiết mở rộng mạng lưới cá nhân bổ sung những kinh nghiệm cần thiết cho tìm kiếm việc làm sau này.

Và cuối cùng là đối với nhóm nhân tố “Mạng lưới xã hội” có quan hệ nghịch biến với cơ hội tìm kiếm việc làm (chiếm -0.009). Với nhân tố MLXH1 (thời gian sử dụng các trang thông tin để tìm kiếm việc làm) chiếm 84% toàn nhóm. Điều này cho thấy rằng trong thời đại 4.0 khi mà mọi người sử dụng mạng xã hội internet ngày càng phổ phiến đặc biệt là đối với giới trẻ khi tìm kiếm việc làm vì lười đi nên đã sử dụng các trang thông tin trên zalo, facebook,.. .Vì những thông tin truyền tải qua đó là quá nhiều nên các cá nhân dễ bị thu hút bởi những thông tin với món hời cao như: làm thêm tại nhà, việc nhẹ lương

cao,.. .với độ tin cậy hầu như là không có thì đã có rất nhiều bạn mất tiền oan. Vậy nên khi tìm kiếm thông qua MLXH cá nhân cần chú ý tìm hiểu kĩ lưỡng về thông tin tuyển dụng như địa chỉ cụ thể để xét về mức độ tin tưởng của nó và không nên tin những công việc như việc làm thêm tại nhà hay không phải làm gì nhưng vẫn có thu nhập.

4.2.2. Đối với Học viện Ngân Hàng

Học viên cần nâng cao mạng lưới thầy cô bằng việc tích cực hỗ trợ các sinh viên trong quá trình tìm việc làm thông qua các hoạt động giới thiệu các sinh viên cho các doanh nghiệp tốt, tổ chức các hoạt động tham quan các ngân hàng, doanh nghiệp trên địa bàn, đăng các thông tin tuyển dụng của các doanh nghiệp, và các tổ chức ngân hàng giúp sinh viên có thể tiếp cân các thông tin nhanh hơn. Thúc đẩy các mạng lưới cá nhân bằng việc nâng cao thêm chất lượng đào tạo sinh viên mà còn còn tạo cho sinh viên sự tự tin. Không chỉ thúc đẩy các mạng lưới mà học viện còn nên tổ chức các khóa học giúp sinh viên hiểu về mạng lưới quan hệ của bản thân và cách duy trì sự lâu dài và cách sử dụng mạng lưới một cách hiệu quả vào trong quá trình tìm kiếm việc làm cho sinh viên.

4.2.3. Đối với Chính phủ

Sinh viên của Học viện Ngân Hàng là sinh viên thuộc khối ngành kinh tế nên các ý kiến đối với chính phủ là xoay quanh việc hỗ trợ của chính phủ vào các doanh nghiệp và các hệ thống các ngân hàng thương mại thông qua các chính sách vĩ mô và vi mô. Qua đó tạo thêm nhiều việc làm hơn cho người lao động từ đó giúp sinh viên có cơ hội tận dụng mạng lưới quan hệ xã hội vào tìm kiếm công việc một cách triệt để.

Đối với các doanh nghiệp là một trong những đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp dưới sự tác động của covid 19 khiển cho tình hình rơi vào khó khăn. Chính phủ cần có các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp thông qua việc giảm thuế và giảm lãi suất cho vay tại các Ngân hàng thương mại qua đó doanh nghiệp mới có cơ hội phục hồi lại. Từ đó mới tạo ra nhiều việc làm hơn cho người lao động nói chung và lực lượng sinh viên của Học viện Ngân Hàng nói riêng. Đối với các tổ chức đặc thù như ngân hàng sau năm 2020 về việc cắt giảm nhân sự do chi phí chi trả cho nhân viên cao mà trong khi đó chưa thu hồi được các

khoản nợ tới hạn. Các doanh nghiệp đang gặp khó khăn không đủ điều kiện để cho vay nên cần chính phủ làm gì đó, như là hỗ trợ thật tốt cho các doanh nghiệp phục hồi và thông qua các chính sách tiền tệ.

Không chỉ quan tâm tới việc phục hồi cho các doanh nghiệp để tăng lượng công việc ra ngoài giúp sinh viên tận dụng mạng lưới quan hệ một cách tối đa. Doanh nghiệp cần có sự phối hợp giữa bộ GĐ & ĐT với bộ Lao động, TBXH, tổng cục nghề nghiệp trong việc dự báo việc làm với phân bổ chỉ tiêu đào tạo hàng năm.

Trên cơ sở các thông tin có được từ phân tích số liệu điều đầu tiên các bạn sinh viên cần chú ý đến là thiết lập riêng cho mình một kế hoạch để củng cố, nâng cao kiến thức sự hiểu biết về chuyên nghành hay thêm về ngoài ngành; tiếp đó là củng cố thêm về sự tin tưởng, kết nối, tương tác với bạn bè, với thầy cô giáo để tiếp thêm cho mình một nền tảng thông tin sâu rộng, vững chắc hơn. Cuối cùng là các bạn sinh viên không nên quá tin tưởng vào những thông tin những món hời trên mạng xã hội, càng dễ dàng sẽ càng có nhiều rủi ro.

4.3. Các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

Hạn chế:

- Đối tượng khảo sátkhông nhiều so với một đề tài nghiên cứu định lượng.

- Trong phép kiểm định sự tương quan không đánh giá được sự tương quan giữa các biến quan sát trong cùng nhóm nhân tố.

- Chưa làm rõ được kết quả kiểm định các biến định tính về sự khác biệt về trình độ học vấn.

- Các biến định tính đang ít so với một đề tài nghiên cứu. ■ “Hướng đi tiếp theo của đề tài nghiên cứu”:

- Bổ sung thêm số lượng phiếu khảo sát đồng thời nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng thêm “mô hình cấu trúc” “SEM Strutural Equation Modelling” để phân tích sâu hơn về “mối

- Trong bài nghiên cứu tiếp theo, nhóm sẽ cố gắng làm rõ hơn sự khác nhau giữa các “biến định tính”, cụ thể là biến Trình độ học vấn giữa sinh viên và những người đã tốt nghiệp, đi làm.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I.Tài liệu tiềng Việt:

Châu Ngô Anh Nhân (2011). Cải thiện tiến độ hoàng thành dự án Xây dựng thuộc Ngân sách tỉnh Khánh Hòa, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Chương trình Giảng dạy

Đỗ Hữu Nhân. (2018). Đề cương nghiên cứu khoa học hành vi mở rộng mạng lưới quan hệ xã hội và cơ hội có việc làm của sinh viên đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Đại học kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Phân tích mối quan hệ giữa mạng lưới quan hệ xã hội và cơ hội tìm việc làm của sinh viên học viện ngân hàng (Trang 65)