Đối với sinh viên Học viện Ngân Hàng

Một phần của tài liệu Phân tích mối quan hệ giữa mạng lưới quan hệ xã hội và cơ hội tìm việc làm của sinh viên học viện ngân hàng (Trang 70 - 72)

6. Kết cấu bài nghiên cứu

4.2.1. Đối với sinh viên Học viện Ngân Hàng

Thứ nhất đối với nhóm “Mạng lưới cá nhân” có mức độ tác động lớn nhất đến cơ hội tìm kiếm việc làm của sinh viên (chiếm tỷ lệ 0.538) nên cần được quan tâm nhất. Trong nhóm này nhân tố MLCN4 (sự thuận lợi trong tìm kiếm việc làm) có tác động lớn nhất chiếm 82.8% toàn nhóm. Trong thực tế cá nhân khi tìm kiếm việc làm luôn mong muốn hướng tới sự thuận lợi nhất đặc biệt là đối với các bạn sinh viên năm 3, năm 4 chuẩn bị và đã ra trường. Các cá nhân luôn mong rằng khi ra trường có thể tìm kiếm ngay cho mình một công việc ổn định, phù hợp với chuyên ngành. Để tăng sự thuận lợi trong tìm kiếm việc làm điều cơ bản nhất cần làm chính là củng cố cho mình một nền tảng tri thức vững chắc không ngừng nỗ lực học hỏi, ngoài ra mỗi người cần tạo nên sự tin tưởng khi giao tiếp với các mối liên hệ, lòng tin càng cao thì cơ hội càng lớn.

Đứng thứ hai ngay sau MLCN cần được quan tâm đến là nhóm “Mạng lưới bạn bè” chiếm tỷ lệ 0.210 cơ hội tìm kiếm việc làm. Với nhân tố MLBB3 (sự sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm) tác động mạnh tới toàn nhóm chiếm 79.2%. Sự tin tưởng giữa các cá nhân là nền

tảng khá quan trọng trong một mối liên hệ đặc biệt là mối liên hệ giữa những người bạn với nhau. Vậy nên các cá nhân cần tìm hiểu, củng cố thêm về các đối tượng bạn bè trong mạng lưới của mình để hiểu thêm cũng như tạo sư tin tưởng, sự sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với nhau. Ngoài ra các cá nhân cũng cần quan tâm đến MLBB4 để nhận được sự sẵn sàng giúp đỡ tích cực về tri thức, thông tin, kĩ thuật, .. .trong công việc thì mỗi cá nhân cần tạo sự thân thiện, vui vẻ hòa đồng với mọi người, tích cực trong công việc hay các mối quan hệ bạn bè.

Thứ ba là nhóm nhân tố “Mạng lưới thầy, cô giáo” cũng chiếm phần khá quan trọng trong cơ hội tìm kiếm việc làm (chiếm 0.167). Trong đó là nhân tố MLTC1 (Thời gian tương tác với thầy cô) tác động lớn nhất chiếm 80% toàn nhóm. Điều này cho thấy rằng đối với các bạn sinh viên thì thời gian tương tác học hỏi từ các thầy, cô giáo là vô cùng quan trọng. Các bạn cần phải chủ động tạo nên sự tương tác thường xuyên liên tục với thầy, cô giáo trên những giờ lên lớp để từ đó củng cố thêm kiến thức chuyên môn cho mình nhiều hơn. Ngoài ra các bạn cần quan tâm thêm về MLTC2, MLTC3 với việc tạo nên lòng tin với thầy cô rằng bản thân đang muốn học hỏi nghiêm túc những kiến thức, kinh nghiệm từ thầy, cô tạo nên sự tin tưởng, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm.

Ngoài ra đối với các nhóm nhân tố lần lượt có tác động vừa phải đến biến “cơ hội việc làm” như “Mạng lưới trung tâm môi giới”, “Mạng lưới công việc làm thêm” và “Mạng lưới gia đình” sinh viên cũng nên quan tâm xây dựng củng cố thêm một vài mối liên hệ cần thiết mở rộng mạng lưới cá nhân bổ sung những kinh nghiệm cần thiết cho tìm kiếm việc làm sau này.

Và cuối cùng là đối với nhóm nhân tố “Mạng lưới xã hội” có quan hệ nghịch biến với cơ hội tìm kiếm việc làm (chiếm -0.009). Với nhân tố MLXH1 (thời gian sử dụng các trang thông tin để tìm kiếm việc làm) chiếm 84% toàn nhóm. Điều này cho thấy rằng trong thời đại 4.0 khi mà mọi người sử dụng mạng xã hội internet ngày càng phổ phiến đặc biệt là đối với giới trẻ khi tìm kiếm việc làm vì lười đi nên đã sử dụng các trang thông tin trên zalo, facebook,.. .Vì những thông tin truyền tải qua đó là quá nhiều nên các cá nhân dễ bị thu hút bởi những thông tin với món hời cao như: làm thêm tại nhà, việc nhẹ lương

cao,.. .với độ tin cậy hầu như là không có thì đã có rất nhiều bạn mất tiền oan. Vậy nên khi tìm kiếm thông qua MLXH cá nhân cần chú ý tìm hiểu kĩ lưỡng về thông tin tuyển dụng như địa chỉ cụ thể để xét về mức độ tin tưởng của nó và không nên tin những công việc như việc làm thêm tại nhà hay không phải làm gì nhưng vẫn có thu nhập.

Một phần của tài liệu Phân tích mối quan hệ giữa mạng lưới quan hệ xã hội và cơ hội tìm việc làm của sinh viên học viện ngân hàng (Trang 70 - 72)