2.4.1 Lựa chọn các tiêu chí điển hình đánh giá năng lực cạnh tranh ngành vậntải biển tải biển
NLCT ngành VTB cần được đánh giá thông qua các thước đo thành tích kinh tế ngành, có thể lượng hoá, và được thể hiện bằng các tiêu chí định lượng. Phân tích, lựa chọn các nhóm tiêu chí có thể áp dụng được để sử dụng đánh giá NLCT của ngành VTB. Đánh giá chính xác NLCT ngành VTB sẽ cho chúng ta có cách nhìn khoa học và chuẩn xác hơn về cạnh tranh, đối thủ cạnh tranh và bức tranh tổng thể về sức mạnh cạnh tranh trong vận tải hàng hóa VN.
2.4.1.1 Nhóm các tiêu chí đánh giá các yếu tố năng lực cạnh tranh nguồn lực ngành vận tải biển
a. Tiêu chí tổng trọng tải đội tàu (Total Deadweight Criteria - TWC): là tổng trọng tải đội tàu của các DN trong ngành VTB, đủ điều kiện hoạt động vận tải quốc tế, đăng ký treo cờ quốc gia và đang tham gia vận tải hàng hoá XNK VN bằng đường biển. Đơn vị: DWT.
n
TWCDWTi (2.1)
i 1
Trong đó: + DWTi: trọng tải tàu i của các DN VTB XNK trong ngành.
+ i=1-n: n là tổng số tàu của các DN VTB XNK trong ngành.
- Tiêu chí tổng trọng tải đội tàu (TWC): phản ảnh cơ sở vật chất kỹ thuật đội tàu VTB về quy mô tấn trọng tải đội tàu hay tổng sức vận tải về quy mô đội tàu đủ điều kiện hoạt động vận tải quốc tế, đăng ký treo cờ VN thuộc các DN trong ngành có thể tham gia vận tải.
b. Tiêu chí tổng số tàu (Ship’s Quantity Criteria - SQC): là tổng số tàu của các DN trong ngành VTB, đủ điều kiện hoạt động vận tải quốc tế, đăng ký treo cờ quốc gia và đang tham gia vận tải hàng hoá XNK VN bằng đường biển. Đơn vị: tàu.
n
SQCNi (2.2)
i 1
Trong đó: + Ni: tàu thứ i của các DN VTB XNK trong ngành.
- Tiêu chí tổng số tàu (SQC): phản ảnh cơ sở vật chất kỹ thuật đội tàu VTB về quy mô số lượng tàu.
c. Tiêu chí tuổi tàu bình quân (Average Fleet Criteria): là tuổi tàu bình quân hay
năm khai thác bình quân của đội tàu của các DN VTB XNK thuộc ngành VTB VN. Đơn vị: năm.
n A
AFC i
(2.3)
Ni
i 1
Trong đó: + Ai: tuổi (năm khai thác) của tàu VTB XNK thứ i.
+ Ni: tàu thứ i của các DN VTB XNK trong ngành.
+ i=1-n: với n là tổng số tàu của các DN VTB XNK trong ngành.
- Tiêu chí tuổi tàu bình quân (AFC): thể hiện kỹ thuật công nghệ đội tàu về mức độ tự động hóa cao và mức độ trang thiết bị hiện đại của trang thiết bị tàu (cấp độ tự động điều khiển, tự động xác định vị trí tầu, xác định hải đồ cho hướng đi của tầu, tự động tính toán xếp dỡ hàng hoá, ..). Trong ngành VTB, tuổi tàu phản ảnh về cơ bản mức độ hiện đại hóa của kỹ thuật công nghệ của ngành so với các quốc gia khác, quyết định vùng biển và tuyến vận tải của tàu, ảnh hưởng quan trọng đến hành vi lựa chọn phương tiện vận tải của các chủ hàng. d. Tiêu chí trọng tải bình quân đội tàu (Average Deadweight Criteria): là bình quân tổng trọng tải đội tàu của các DN VTB XNK trong ngành VTB VN, đủ điều kiện hoạt động vận tải quốc tế, đăng ký treo cờ quốc gia và đang tham gia vận tải hàng hoá XNK VN bằng đường biển. Đơn vị: DWT/tàu.
n DWT
ADC i
(2.4)
Ni
i 1
Trong đó: + DWTi: trọng tải tàu i của các DN VTB XNK trong ngành.
+ Ni: tàu thứ i của các DN VTB XNK trong ngành.
+ i=1-n: n là tổng số tàu của các DN VTB XNK trong ngành.
- Tiêu chí trọng tải bình quân đội tàu (ADC): phản ảnh lợi thế DN về năng lực kinh tế - kỹ thuật đội tàu VTB. Tiêu chí trọng tải bình quân đội tàu được các chủ tàu lựa chọn phù hợp với khai thác tuyến vận tải và cảng biển bốc xếp và luồng lạch, ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác tàu.
e. Tiêu chí cơ cấu tàu chuyên dụng (Specialized Bulk carrier Criteria): là tỷ lệ %
trọng tải tàu chuyên dụng container trong đội tàu VTB XNK hàng hoá bằng đường biển hay tỷ trọng container hoá đội tàu. Đơn vị: %.
m SBC DWTci
i 1n (2.5)
DWT j
i 1
Trong đó:+ DWTci: trọng tải tàu container i của DN VTB XNK trong ngành.
+ DWTj: trọng tải tàu j của các DN VTB XNK trong ngành.
+ i=1-m: m là số tàu container của DN VTB XNK trong ngành.
+ j=1-n: n là tổng số tàu của các DN VTB XNK trong ngành.
- Tiêu chí cơ cấu tàu chuyên dụng (SBC): biểu hiện lợi thế DN về NLCT thế mạnh, sở trường của đội tàu vận tải, tính chuyên nghiệp và chuyên dụng hóa của vận tải. Với xu thế phát triển mạnh container hóa và chuyên môn hoá container trên thế giới hiện nay, khi đánh giá tính chuyên nghiệp trong đội tàu vận tải thường đánh giá tiêu chí chuyên nghiệp của tàu container.
f. Tiêu chí tỷ lệ thuyền viên đạt chuẩn quốc tế (Standard Seafarer Criteria - SSC):
là tỷ lệ % giữa số lượng thuyền viên quốc gia trên tổng số thuyền viên quốc tế (được đào tạo đạt tiêu chuẩn theo Công ước STCW 78 sửa đổi 2010). Đơn vị: %
SSC= Tổng số thuyền viên ngành VTB đạt chuẩn quốc tế (2.6)
*100%
Tổng số thuyền viên quốc tế
- SSI không tính đến lượng thuyền viên nội địa hay tổng số thuyền viên được đào tạo mà chỉ tính số lượng thuyền viên đạt tiêu chuẩn lao động trên các tàu biển quốc tế theo Công ước STCW 78 sửa đổi 2010.
- Tiêu chí tỷ lệ thuyền viên đạt chuẩn quốc tế (SSC): đánh giá lợi thế cơ bản mà các DN tận dụng được về nguồn nhân lực VTB. Nguồn nhân lực VTB có nguồn nhân lực quản lý, khai thác tàu, thuyền viên… Trong đó, nhân lực thuyền viên là một yếu tố không thể thiếu trong việc phát triển ngành VTB, là yếu tố chủ chốt trực tiếp khai thác vận hành trên các tàu biển, trực tiếp tham gia hoạt động vận tải. Chất lượng thuyền viên là một yếu tố quan trọng quyết định chất lượng VTB. Tiêu chí tỷ lệ thuyền viên đạt chuẩn quốc tế phản ảnh chất lượng
thuyền viên được đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế, đủ khả năng và trình độ chuẩn làm việc trên các tàu biển quốc tế.
2.4.1.2 Nhóm các tiêu chí đánh giá các yếu tố năng lực cạnh tranh hiển thị ngành vận tải biển
a. Tiêu chí giá cước vận tải (Shipping Freight Criteria – SFC): đo bằng tổng giá
trị vận tải của tất cả các DN VTB XNK trong ngành trên tổng khối lượng VTB XNK của ngành theo km vận tải. Đơn vị: USD/tấn/km.
n SFC Pi *Qi i 1 (2.7) n Qi * Kmi i1
Trong đó: + Pi: Giá cước vận tải hàng hoá XNK i.
+ Qi: Khối lượng vận tải hàng hoá XNK i.
+ Ki: Km tuyến vận tải hàng hoá XNK i.
+ i=1÷n: n là loại hàng hoá XNK của các DN trong ngành.
- Tiêu chí giá cước vận tải (SFC): đánh giá các yếu tố NLCT hiển thị trên thị trường vận tải về mặt chất lượng vận tải, về tính chuyên nghiệp của VTB, phản ánh về chi phí vận tải và chất lượng vận tải của DN, về tính chuyên nghiệp của vận tải hàng hoá. Tiêu chí giá cước vận tải luôn được các chủ tàu vận tải đưa ra để đo trực tiếp tại thời điểm hiện tại về chi phí vận tải của ngành so với chi phí vận tải của các đối thủ cạnh tranh VTB. Tiêu chí SFC được sử dụng như một công cụ để đánh giá một cách tổng quát về NLCT của ngành VTB. Do đó, SFC không chỉ đơn thuần đo giá cước vận tải bình quân mà còn thể hiện sức mạnh vận tải hay hiệu quả vận tải. Vì vậy, tiêu chí giá cước vận tải là một tiêu chí đo lường sức khỏe của ngành. Tiêu chí giá cước vận tải phụ thuộc nhiều vào cung cầu vận tải (cung cầu tàu), chi phí vận tải và khả năng vận doanh của tàu.
b. Tiêu chí khối lượng vận tải: (Freight Volumes Criteria – FVC): đo khối lượng ngành đạt được trong VTB hàng hoá XNK VN bằng đường biển. Đơn vị: tấn.
n
FVCFi (2.8)
i 1
+ i=1-n: n là tổng số các DN VTB XNK trong ngành.
- Tiêu chí khối lượng vận tải (FVC): các yếu tố NLCT hiển thị trên thị trường vận tải về mặt quy mô, khối lượng vận tải, đánh giá khả năng giành giật thị trường hay quy mô thị trường của các DN trong ngành so với các đối thủ khác về mặt khối lượng.
c. Tiêu chí doanh thu vận tải (Shipping Revenue Criteria – SRC): đo doanh thu ngành đạt được trong VTB XNK hàng hoá VN bằng đường biển. Đơn vị: USD.
n
SRCTRi (2.9)
i 1
Trong đó: + TRi: tổng doanh thu của DN VTB XNK i trong ngành.
+ i=1-n: n là tổng số các DN VTB XNK trong ngành.
- Tiêu chí doanh thu vận tải (SRC): các yếu tố NLCT hiển thị trên thị trường vận tải về mặt quy mô, doanh thu vận tải, đánh giá khả năng giành giật thị trường hay quy mô thị trường của các DN trong ngành so với các đối thủ khác về doanh thu.
d. Tiêu chí thị phần vận tải (Market Sharing Criteria - MSC): đo tỷ lệ % khối lượng vận tải của ngành trong VTB hàng hoá VN bằng đường biển. MSC đánh giá các yếu tố NLCT hiển thị trong vận tải về mặt khả năng giành giật thị phần của ngành so với các đối thủ khác về mặt thị phần. Đơn vị: %.
n Qi MSI i 1m *100% (2.10) Q j i1
Trong đó: + Qi: khối lượng vận tải hàng hoá VTB XNK i của ngành.
+ Qj: khối lượng vận tải hàng hoá VTB XNK j trên thị trường.
+ i=1÷n: với n là loại hàng hoá VTB XNK của ngành.
+ j=1÷m: với m là loại hàng hoá VTB XNK trên toàn thị trường.
- Tiêu chí thị phần vận tải (MSC): các yếu tố NLCT hiển thị trên thị trường vận tải về mặt quy mô, thị phần vận tải, đánh giá phần khối lượng VTB mà ngành chiếm lĩnh và giành giật được từ thị trường về phía mình. Tiêu chí thị phần vận tải cũng chính là khả năng đạt được những thành tích bền vững của các
DN trong ngành so với các đối thủ khác, mà không nhờ sự bảo hộ hoặc trợ cấp ngoài ngành (như bảo hộ của Nhà nước hoặc hỗ trợ của ngành khác).
- Tiêu chí thị phần vận tải (MSC): là tiêu chí rất quan trọng trong chiến lược phát triển ngành vận tải, ngành nào chiếm được thị phần lớn sẽ có lợi thế thống trị VTB. Vì chiến lược chiếm lĩnh thị phần, nhiều ngành sẵn sàng chi phí lớn và hy sinh các lợi ích DN trước mắt. Tuy nhiên, việc chiếm được thị phần lớn cũng sẽ đem lại cho ngành vô số lợi ích và cho các DN của ngành. Một ngành được đánh giá là có NLCT nếu ngành chiếm được thị phần trong vận tải và duy trì được lợi nhuận cho ngành. Vì vậy, tiêu chí thị phần vận tải là tiêu chí đo sức mạnh tổng hợp về năng lực vận tải của ngành trong VTB.
e. Tiêu chí năng lực vận tải quốc gia (Capacity Shipping Criteria – CSC): đo tổng sản lượng VTB XNK của quốc gia gia tăng trong một đơn vị thời gian. Năng lực vận tải chính là khối lượng VTB XNK thực tế của đội tàu các quốc gia đó đạt được, không phân biệt tại thị trường nào. Đơn vị: DWT.
n
CSCQi (2.11)
i 1
Trong đó:
+ Qi: sản lượng vận tải của DN VTB XNK i trong ngành.
+ i=1-n: n là tổng số các DN VTB XNK trong ngành.
- Tiêu chí năng lực vận tải quốc gia (CSC): đánh giá năng lực nhận dạng, biểu hiện khả năng khai thác về quy mô vận tải đáp ứng khách hàng. Các quốc gia, tuỳ thuộc trình độ khai thác vận tải khác nhau sẽ có kết quả về năng lực vận tải của đội tàu khác nhau, thể hiện sản lượng vận tải hay khối lượng vận tải khác nhau, tuỳ thuộc các yếu tố khả năng tạo lập năng lực của ngành VTB trong nhận dạng rủi ro, hoạch định, thực thi chiến lược và chính sách đầu tư phát triển ngành, thể hiện khả năng đáp ứng khách hàng.
f. Tiêu chí khai thác tiềm năng vận tải (Shipping Potential Criteria - SPC): là hệ số đánh giá khả năng còn có thể khai thác được về năng lực VTB XNK của từng quốc gia. Đơn vị: %.
SPC CSI (2.12)
Trong đó:
+ CSC: tổng năng lực vận tải đội tàu VTB XNK của quốc gia i.
+ CSCVN: năng lực VTB XNK của các quốc gia i tại VN.
- Tiêu chí khai thác tiềm năng vận tải (SPC): đánh giá năng lực nhận dạng, biểu hiện khả năng khai thác tiềm năng về vận tải để đáp ứng khách đánh giá khả năng còn có thể khai thác được về năng lực vận tải của từng quốc gia, khả năng huy động đội tàu quốc gia cho vận tải trên một thị trường nhất định.
g. Tiêu chí năng lực cảng chuyên dụng (Capacity Port Criteria – CPC): là tiêu chí phản ánh sản lượng bốc xếp hàng hoá cảng chuyên dụng trong một thời kỳ nhất định. Để đánh giá cảng chuyên dụng thường hay nói đến tính chuyên môn hoá của cảng container XNK bằng đường biển. Đơn vị: Teu/năm.
n
CPCQi (2.13)
i 1
Trong đó:
+ Qi: sản lượng bốc xếp cảng container XNK i trong kỳ
+ i=1÷n: với n là số cảng container XNK của ngành trong kỳ.
- Tiêu chí năng lực cảng chuyên dụng (CPC): đánh giá năng lực tổ chức triển khai, các yếu tố tổ chức, mối quan hệ liên kết giữa ngành VTB với các ngành liên quan trong cung ứng VTB, như dịch vụ cảng biển, dịch vụ hàng hải và logistics vận tải, thể hiện thời gian giải phóng tàu, thời gian làm thủ tục tàu nhập cảng và rời cảng, năng lực tiếp nhận tàu và bốc xếp hàng hoá,...
- Tiêu chí năng lực cảng chuyên dụng (CPC): phụ thuộc vào công nghệ bốc xếp và tính chuyên dụng của cảng, nó ảnh hưởng tới hiệu suất vận tải, giải phóng hàng tại đầu bến và khả năng vận doanh của tàu. Trên thực tế, đây là tiêu chí được các chủ hàng đặc biệt quan tâm khi lựa chọn phương tiện vận tải chuyên dụng và cảng chuyên dụng.
2.4.1.3 Tiêu chí năng lực cạnh tranh tổng hợp ngành vận tải biển (Shipping Competitiveness Criteria - SCC):
SCC được sử dụng để đánh giá tổng hợp NLCT ngành VTB dựa trên các tiêu chí thành phần tại một thời điểm nhất định.
n,m i I i, j * n n I max i, j ( i * SCIi ) i 1, j 1 i SCC i 1 n i 1 n (2.14) i i n i 1 i 1 i i 1
Trong đó: + SCC: là tiêu chí tổng hợp đánh giá NLCT ngành.
+ SCCi: là tiêu chí thành phần thứ i; i=1÷13.
+ Iij: giá trị tiêu chí thành phần thứ i của quốc gia j, j=1÷10.
+ αi: hệ số tỷ trọng tiêu chí thứ i.
+ βi: hệ số tầm quan trọng thứ i theo phương pháp chuyên gia.
- Xác định hệ số tỷ trọng tiêu chí thành phần αi và hệ số tầm quan trọng của tiêu chí βi bằng phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia:
+ Hệ số tầm quan trọng của tiêu chí βi: khảo sát lấy ý kiến chuyên gia (Đối tượng điều tra là 30 DN VTB lớn tại VN, sở hữu tàu có trọng tải từ 7.000 DWT trở lên và hoạt động tuyến quốc tế). Tính điểm trung bình cộng theo thang điểm từ 1-5 (rất quan trọng = 5 điểm; quan trọng = 4 điểm; bình thường = 3 điểm; ít quan trọng = 2 điểm; không quan trọng =1 điểm).
+ Hệ số tỷ trọng tiêu chí thành phần αi: tính tỷ trọng (% hay trọng số) điểm hệ số tầm quan trọng của tiêu chí βi so với tiêu chí tổng hợp.