3.2.3.1 Hệ số tỷ trọng tiêu chí năng lực cạnh tranh tổng hợp ngành vận tải biển
Để đánh giá tính chất quyết định và ảnh hưởng của các tiêu chí thành phần tới tiêu chí NLCT tổng hợp ngành VTB (SCC), sử dụng phương pháp chuyên gia theo [Phụ lục 19&20], ta có kết quả như bảng dưới đây:
- Hệ số βi xác định bằng phương pháp chuyên gia (tham khảo ý kiến của 30 DN VTB lớn nhất ở VN có tàu trọng tải 7.000 DWT trở lên, hoạt động vận tải XNK), tính thang điểm từ 1-5 theo mức độ đánh giá quan trọng. Tính hệ số αi
theo tỷ trọng (%) tiêu chí thành phần so với tiêu chí tổng hợp.
Bảng 3.1. Bảng hệ số tỷ trọng tiêu chí năng lực cạnh tranh ngành vận tải biển
Hệ số tầm Hệ số tỷ trọng
STT Tiêu chí đánh giá NLCT quan trọng tiêu chí αi
1. Tiêu chí tổng trọng tải đội tàu tiêu chí βi 0.096
4.967
2. Tiêu chí tổng số tàu 3.600 0.070
4. Tiêu chí trọng tải bình quân đội tàu 4.567 0.089
5. Tiêu chí cơ cấu tàu chuyên dụng 4.967 0.096
6. Tiêu chí tỷ lệ thuyền viên đạt chuẩn quốc tế 4.967 0.096
7. Tiêu chí giá cước vận tải 4.567 0.089
8. Tiêu chí khối lượng vận tải 2.533 0.049
9. Tiêu chí doanh thu vận tải 2.533 0.049
10. Tiêu chí thị phần vận tải 3.600 0.070
11. Tiêu chí năng lực vận tải quốc gia 2.533 0.049
12. Tiêu chí khai thác tiềm năng vận tải 3.600 0.070
13. Tiêu chí năng lực cảng chuyên dụng 4.567 0.089
Nguồn: theo tính toán tổng hợp của tác giả, tháng 4/2015, Phụ lục 19 & 20
3.2.3.2 Đánh giá tiêu chí năng lực cạnh tranh tổng hợp ngành vận tải biển từ 2001-2014
- Tính toán tiêu chí NLCT tổng hợp VTB các quốc gia từ 2001-2014 (SCC):
NLCT VTB Trung Quốc luôn chiếm ưu thế tuyệt đối ở vị trí số 1; Mỹ và Singapore hoán đổi vị trí số 2 và 3; Nhật Bản và Hàn Quốc ổn định ở vị trí số 4 & 5; các vị trí 6,7,8&9 hoán đổi giữa Philipin, Indonexia, Malaysia và VN; Thái lan ở vị trí cố định thấp nhất là 10. VN từ 2001-2005 giữ ổn định ở vị trí 5-6, giai đoạn 2006-2014 tụt hạng mạnh xuống vị trí số 9. Như vậy tiêu chí NLCT tổng hợp cho thấy NLCT tổng hợp của ngành VTB VN đang tụt hạng và yếu thế hoàn toàn, càng mở cửa hội nhập kinh tế tiêu chí NLCT ngành VTB càng giảm mạnh.
Bảng 3.2. Bảng tính tiêu chí năng lực cạnh tranh tổng hợp ngành vận tải biển các quốc gia từ 2001-2014
STT Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 1. TRUNGQUỐC 0.74 0.76 0.74 0.74 0.73 0.72 0.71 0.72 0.73 0.73 0.73 0.74 0.77 0.75 2. MỸ 0.48 0.52 0.52 0.51 0.51 0.51 0.50 0.48 0.49 0.49 0.49 0.49 0.51 0.50 3. SINGAPORE 0.64 0.62 0.56 0.51 0.48 0.56 0.54 0.57 0.55 0.53 0.52 0.52 0.50 0.49 4. NHẬT BẢN 0.42 0.44 0.44 0.42 0.40 0.41 0.39 0.41 0.40 0.40 0.40 0.41 0.45 0.42 5. HÀN QUỐC 0.31 0.34 0.32 0.32 0.30 0.31 0.30 0.33 0.34 0.35 0.34 0.33 0.35 0.33 6. INDONEXIA 0.39 0.37 0.35 0.35 0.35 0.34 0.31 0.34 0.34 0.31 0.28 0.28 0.29 0.30 7. PHILIPPIN 0.34 0.34 0.33 0.32 0.32 0.31 0.30 0.30 0.30 0.29 0.29 0.29 0.29 0.28 8. MALAYSIA 0.30 0.30 0.29 0.28 0.27 0.27 0.26 0.27 0.29 0.28 0.27 0.26 0.30 0.28 9. VIETNAM 0.39 0.38 0.41 0.33 0.34 0.29 0.26 0.29 0.27 0.33 0.31 0.25 0.33 0.22 10. THAILAND 0.26 0.26 0.25 0.23 0.21 0.23 0.22 0.23 0.23 0.22 0.18 0.18 0.20 0.20
THỨ HẠNG TIÊU CHÍ NLCT VTB VN VÀ TRUNG QUỐC TỪ 2001-2014
1. TRUNGQUỐC 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1
3. MỸ 3 3 3 2 2 3 3 3 3 3 3 3 2 2 4. NHẬT BẢN 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 5. INDONEXIA 6 6 6 5 5 5 5 5 5 7 8 7 9 6 6. PHILIPPIN 7 7 7 7 7 6 7 7 7 8 7 6 8 7 7. HÀN QUỐC 8 8 8 8 8 7 6 6 6 5 5 5 5 5 8. VIETNAM 5 5 5 6 6 8 9 8 9 6 6 9 6 9 9. MALAYSIA 9 9 9 9 9 9 8 9 8 9 9 8 7 8 10. THAILAND 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10
Nguồn: theo tính toán tổng hợp của tác giả, tháng 4/2015, Phụ lục 21
- Tiêu chí NLCT tổng hợp ngành VTB VN là kết quả tổng hợp của các tiêu chí NLCT thành phần, giảm liên tục từ 2001-2014, cho thấy:
+ Năng lực vận tải của ngành VTB VN không cải thiện do các tiêu chí thành phần giảm: thị phần vận tải, khối lượng vận tải, năng lực khai thác vận tải, doanh thu vận tải. Xu hướng càng giảm manh với các tuyến vận tải xa, hàng hóa XNK chuyên dụng (hàng container, hàng lỏng, hàng rời) thì NLCT càng giảm mạnh.
So sán h ch? s? nang l? c c?nh tranh t?ng h? p ngành V TB VN và Trun g Qu?c 0.74 0.76 0.74 0.74 0.73 0.72 0.72 0.73 0.73 0.73 0.74 0.77 0.75 0.71 0.39 0.38 0.41 0.34 0.33 0.33 0.29 0.26 0.29 0.27 0.33 0.31 0.25 0.22 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 T RUNGQU? C VIE TNAM
Hình 3.33. So sánh chỉ tiêu năng lực cạnh tranh tổng hợp SCC của
ngành vận tải biển Việt Nam và Trung Quốc từ 2001-2014 Nguồn:
theo tính toán tổng hợp của tác giả, tháng 4/2015, Phụ lục 21
+ Năng lực đội tàu giảm mạnh ở các tiêu chí: tổng trọng tải, số tàu, trọng tải bình quân, tuổi tàu, công nghệ kỹ thuật, cơ cấu tàu chuyên dụng. NLCT đội tàu thấp cho thấy quy mô đội tàu ngành VTB VN nhỏ và xuất phát điểm thấp, cơ cấu đội tàu mất cân bằng, không phù hợp với thị trường tuyến vận tải xa, hàng hoá giá trị và yêu cầu ngày càng cao của các chủ hàng XNK về điều kiện kỹ thuật.
+ Năng lực khai thác các lợi thế tận dụng cho ngành cũng hạn chế và giảm ở các tiêu chí: năng lực khai thác tiềm năng vận tải, năng lực quản lý đội tàu vận tải, lợi thế về cơ cấu tàu, về trọng tải bình quân, lợi thế về thuyền viên, về cảng biển. Năng lực khai thác thị trường hàng hoá XNK của ngành VTB VN ở mức
rất thấp so với khu vực, trong khi các đối thủ cạnh tranh lại có ưu thế vượt trội trong việc giành quyền vận tải hàng hoá XNK.
+ Năng lực quản lý của các DN VTB VN cũng còn nhiều hạn chế, bất cập, khai thác vận tải quốc tế kém, thể hiện ở tiêu chí giá cước vận tải VN không được cải thiện. Nhiều chủ tàu chỉ quản lý một vài tàu nhỏ, quy mô quá nhỏ và tiềm lực tài chính yếu, hiệu quả hoạt động kinh doanh thấp, thiếu NLCT VTB quốc tế.
S o sán h ch ? s? n a ng l? c c? n h tran h t? n g h ? p n g àn h V T B V N và 04 qu ? c gia d ? n d? u TRUNG QU? C M ? SINGAPO RE NH?TB?N VIETNAM 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Hình 3.34. So sánh chỉ tiêu năng lực cạnh tranh tổng hợp SCC của ngành vận tải
biển Việt Nam và 04 quốc gia dẫn đầu từ 2001-2014 Nguồn: theo tính toán tổng
hợp của tác giả, tháng 4/2015, Phụ lục 21
- Tiêu chí NLCT tổng hợp ngành VTB VN vẫn không cải thiện và xu hướng ngày càng giảm, trong khi đội tàu biển VN từ giai đoạn 2006-2014, được đầu tư và phát triển rất mạnh. Theo [Phụ lục 22] về năng lực đội tàu của khu vực ASEAN và thế giới, tốc độ đầu tư cao hơn các nước ASEAN và các nước phát triển, ngày càng già hoá và hoạt động kém hiệu quả. Tuổi tàu bình quân ngày một cao mà không có sự nâng cấp, tái đầu tư để trẻ hóa. Giá cước thấp, điều kiện kinh doanh khó khăn làm cho nhiều công ty VTB VN bị lỗ nặng. Khả năng tài chính hạn chế khiến các chủ tàu không thể nghĩ đến việc đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ thuyền viên. Đội tàu biển VN do đó cứ liên tục tụt hậu so với đội tàu các chủ tàu nước ngoài đang hoạt động trên thị trường VN. Trong khi đó, nhu cầu vận tải vẫn tiếp tục tăng nhanh do ưu thế mạnh xuất khẩu của nước ta từng bước được khẳng định. Đội tàu nhỏ bé, cũ nát, lạc hậu của VN không chuẩn bị kịp để đón đầu ngay được xu thế này và bị các đối thủ cạnh tranh giành mất cơ hội ngay tại nước mình. Thực trạng phân tích cho thấy quy hoạch và chiến
lược đầu tư phát triển đội tàu ngành VTB VN không đem lại kết quả, không cải thiện được NLCT cho ngành và các DN trong ngành VTB VN.
- Thực trạng tiêu chí NLCT tổng hợp ngành VTB VN (SCC) từ 2001-2014 không có sự thay đổi đáng kể về thứ hạng cũng như vị trí cạnh tranh ngày càng giảm cũng chỉ rõ hàng loạt các vấn đề hạn chế của các DN vận tải trong ngành như: sự khó khăn tài chính và nguy cơ phá sản hàng loạt; hiệu quả kinh doanh của các DN VTB trong ngành rất thấp; đội tàu đầu tư lớn song không hiệu quả, không trọng tâm và không cải thiện được NLCT; khả năng quản lý điều hành và khai thác vận tải của các danh nghiệp VTB VN vẫn còn manh múm, quy mô nhỏ, yếu kém toàn diện so với các chủ tàu nước ngoài.