CẢI TIẾN DỤNG CỤ BẮT SÒ, SÚT

Một phần của tài liệu Nông dân sáng tạo - Những giải pháp kỹ thuật (Tập 7): Phần 1 (Trang 34)

Tác giả: LÊ VĂN NHO

Địa chỉ: thôn Tây Nam 1, xã Đại Lãnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa

Điện thoại: 0983113791

1. Tính mới của giải pháp

Để bắt sò, sút về làm mắm, người nông dân phải moi bằng tay bắt những con sò, con sút mỗi khi nước thủy triều rút cạn. Tác giả đã sáng chế ra dụng cụ bắt sò, sút, cấu tạo chính bao gồm:

- 03 miếng sắt mỏng để làm khung cào có chiều dài mỗi miếng 40 cm, rộng 5 cm, dày 2 mm.

- Răng cào làm bằng sắt 6 mm, dài 15 cm/răng, tổng số 20 răng.

- Cán rào làm bằng gỗ hoặc bằng tre.

- Đãy cào tận dụng lưới đánh cá cũ, dùng kéo cắt từng mảng nhỏ, đủ kích cỡ của khung cào rồi dùng cước cột vào.

- Đai bụng, đai lưng.

- Tay nắm để kéo đãy cào lên trút sò, sút sau khi cào.

2. Tính hiệu quả

- Dụng cụ cải tiến khi cào chỉ có các con lớn đọng lại lưới, con nhỏ sẽ tự lọt qua kẽ răng cào. Dụng cụ không tận diệt các loại sò, sút, khi sử dụng làm cho mặt đất tơi xốp, sò, sút sẽ sinh trưởng nhiều hơn; theo đánh giá của người nông dân thì nơi nào đã cào trước đó một tuần sau trở lại cào thì thấy sò, sút đến trú ngụ nhiều hơn cào lần đầu.

- Giá thành cây cào rẻ, với chi phí khoảng 1 triệu đồng, thực tế đã thu hút được nhiều hộ dân tham gia, mô hình này rất phù hợp với hộ nghèo, hộ cận nghèo đều có thể làm được, không đòi hỏi nhiều về vốn.

- Dụng cụ cải tiến giúp người nông dân có thể cào khi mức nước lấp xấp cỡ mắt cá chân (trong khi đó với cách cào cũ thì chỉ có thể chờ nước cạn), không bị rét vào mùa đông và bị nhiễm cảm vào mùa hè như cách cào cũ vì lúc nào cũng phải cúi sát xuống mặt đất.

Một phần của tài liệu Nông dân sáng tạo - Những giải pháp kỹ thuật (Tập 7): Phần 1 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)