CHẾ BIẾN PHÂN HỮU CƠ SINH HỌC TỪ PHÂN LỢN

Một phần của tài liệu Nông dân sáng tạo - Những giải pháp kỹ thuật (Tập 7): Phần 1 (Trang 52 - 54)

TỪ PHÂN LỢN

Tác giả: NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO, VÕ DOÃN THỤ, NGUYỄN ANH TUẤN và LÊ MẬU BÌNH

Địa chỉ: 355/13 Lê Duẩn, thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị

Điện thoại: 0819757959

1. Tính mới của giải pháp

Ngành chăn nuôi lợn ngày càng phát triển đã đặt ra một yêu cầu thiết yếu là làm sao tìm ra được một giải pháp thích hợp để giảm thiểu mùi hôi, giảm ô nhiễm môi trường.

Nhóm tác giả đã nghiên cứu dùng chế phẩm EM chế biến phân lợn thành phân hữu cơ sinh học không còn mùi hôi, không còn trứng hoặc noãn nang của ký sinh trùng, giảm thiểu một số khí độc tác động lên môi trường (giảm hàm lượng khí NH3, H2S, CO2); sử dụng máy ép tạo ra sản phẩm phân hữu cơ có kích thước đồng đều, ép chặt và chắc chắn. Khi đóng bao phân ít xảy ra hiện tượng vỡ vụn. Do đặc tính chậm tan, nên phân vi sinh sau khi được bón dúi sẽ giải phóng từ từ những

chất dinh dưỡng để cây trồng kịp hấp thụ. Từ đó không gây ra thất thoát chất dinh dưỡng do bay hơi và rửa trôi, an toàn cho cây trồng và sức khỏe con người.

2. Tính hiệu quả

- Giải pháp đã giải quyết cơ bản vấn đề chất thải chăn nuôi, giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước xả, tận thu nguồn phân để làm phân bón hữu cơ sinh học cho cây trồng, tăng thu nhập cho người chăn nuôi. Tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh và trứng giun trong phân.

- Sử dụng nguồn phân hữu cơ sinh học vào sản xuất nông nghiệp giúp bổ sung chất hữu cơ, tăng chất mùn, giúp cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu cho đất, giúp bộ rễ cây trồng phát triển mạnh. Tăng khả năng chống chịu cho cây trồng trước các điều kiện bất lợi như hạn hán, xói mòn, có thể dùng bón được tất cả các giai đoạn của cây trồng. Giảm thiểu việc sử dụng phân hóa học, đem lại nguồn thực phẩm sạch cho người tiêu dùng.

3. Khả năng áp dụng

Việc sử dụng chế phẩm EM để chế biến phân lợn thành phân hữu cơ sinh học có thể sử dụng ở quy mô hộ gia đình trên tất cả các nguồn phân từ gia súc, gia cầm và rác thải sinh hoạt hữu cơ, góp

CHẾ BIẾN PHÂN HỮU CƠ SINH HỌC TỪ PHÂN LỢN TỪ PHÂN LỢN

Tác giả: NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO, VÕ DOÃN THỤ, NGUYỄN ANH TUẤN và LÊ MẬU BÌNH

Địa chỉ: 355/13 Lê Duẩn, thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị

Điện thoại: 0819757959

1. Tính mới của giải pháp

Ngành chăn nuôi lợn ngày càng phát triển đã đặt ra một yêu cầu thiết yếu là làm sao tìm ra được một giải pháp thích hợp để giảm thiểu mùi hôi, giảm ô nhiễm môi trường.

Nhóm tác giả đã nghiên cứu dùng chế phẩm EM chế biến phân lợn thành phân hữu cơ sinh học không còn mùi hôi, không còn trứng hoặc noãn nang của ký sinh trùng, giảm thiểu một số khí độc tác động lên môi trường (giảm hàm lượng khí NH3, H2S, CO2); sử dụng máy ép tạo ra sản phẩm phân hữu cơ có kích thước đồng đều, ép chặt và chắc chắn. Khi đóng bao phân ít xảy ra hiện tượng vỡ vụn. Do đặc tính chậm tan, nên phân vi sinh sau khi được bón dúi sẽ giải phóng từ từ những

chất dinh dưỡng để cây trồng kịp hấp thụ. Từ đó không gây ra thất thoát chất dinh dưỡng do bay hơi và rửa trôi, an toàn cho cây trồng và sức khỏe con người.

2. Tính hiệu quả

- Giải pháp đã giải quyết cơ bản vấn đề chất thải chăn nuôi, giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước xả, tận thu nguồn phân để làm phân bón hữu cơ sinh học cho cây trồng, tăng thu nhập cho người chăn nuôi. Tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh và trứng giun trong phân.

- Sử dụng nguồn phân hữu cơ sinh học vào sản xuất nông nghiệp giúp bổ sung chất hữu cơ, tăng chất mùn, giúp cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu cho đất, giúp bộ rễ cây trồng phát triển mạnh. Tăng khả năng chống chịu cho cây trồng trước các điều kiện bất lợi như hạn hán, xói mòn, có thể dùng bón được tất cả các giai đoạn của cây trồng. Giảm thiểu việc sử dụng phân hóa học, đem lại nguồn thực phẩm sạch cho người tiêu dùng.

3. Khả năng áp dụng

Việc sử dụng chế phẩm EM để chế biến phân lợn thành phân hữu cơ sinh học có thể sử dụng ở quy mô hộ gia đình trên tất cả các nguồn phân từ gia súc, gia cầm và rác thải sinh hoạt hữu cơ, góp

phần tích cực vào việc giải quyết vấn nạn ô nhiễm môi trường ở nông thôn; tạo ra nguồn phân bón đã được diệt mầm bệnh hại, tăng hiệu lực hấp thu các chất dinh dưỡng từ đất bằng việc cung cấp các vi sinh vật phân giải những chất cây trồng khó hấp thu (khó tiêu) thành dễ hấp thu (dễ tiêu).

Một phần của tài liệu Nông dân sáng tạo - Những giải pháp kỹ thuật (Tập 7): Phần 1 (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)