CẢI TIẾN CỐI XAY ĐẬU PHỘNG VÀ BỘNG ÉP DẦU ĐẬU PHỘNG

Một phần của tài liệu Nông dân sáng tạo - Những giải pháp kỹ thuật (Tập 7): Phần 1 (Trang 42)

VÀ BỘNG ÉP DẦU ĐẬU PHỘNG

VÀ BỘNG ÉP DẦU ĐẬU PHỘNG pháp giúp tăng thời gian bảo quản sản phẩm sau chế biến và tận dụng phụ phẩm là bánh dầu làm thức ăn bổ dưỡng cho gia súc, gia cầm. Cối xay và bộng ép dầu có cấu tạo gọn, nhẹ, dễ lắp đặt, tính cơ động cao, máy làm việc trong diện tích nhỏ, thao tác sử dụng và sửa chữa dễ dàng; giúp giải phóng được sức lao động; tạo việc làm mới và tăng thu nhập cho nông dân. Giải pháp của tác giả có cấu tạo chính sau:

* Cối xay đậu phộng:

Cối xay được chế tạo bằng các loại sắt, thép có đường kính 60 cm, chiều ngang 15 cm.

- Các thanh nghiền của mâm nghiền chế tạo bằng thép đường kính 16 mm uốn cong đặt theo một chiều và được đặt thẳng; cánh quạt được cải tiến bằng những lá sắt xếp nghiêng để tạo ra sức gió mạnh giúp cho việc thổi đậu vào mâm nghiền và thổi đậu đã xay qua lưới lọc để thoát ra ngoài. Trục ép đường kính 0,4 cm, có 2 vòng bi và một puly truyền lực kết nối với động cơ bằng 2 dây cuaroa.

- Động cơ sử dụng điện công suất từ 3.500 W hoặc máy động cơ D8.

* Bộng ép thủy lực:

- Gồm 1 ống thép có đường kính 45 cm, chiều cao 150 cm, độ dày 0,3 cm, được khoan lỗ 0,2 cm xung quanh thành bộng để dầu chảy ra. Bộng được đặt trong giá đỡ bằng khung sắt chịu lực cao, đầu dưới hàn kín và nằm trên 1 máng gom dầu vào bể chứa dầu.

- Phần ống thép thủy lực: Gồm 1 ống thép bên ngoài có đường kính 12 cm, chiều cao 80 cm, dày 0,1 cm; bên trong cấu tạo như con đội của xe ôtô có cốt đẩy bằng thép.

- Hệ thống bơm dầu thủy lực có sức nén đạt trên 80 tấn, sử dụng môtơ 250 W và có bộ phận bơm thủy lực bằng tay khi mất điện.

Một phần của tài liệu Nông dân sáng tạo - Những giải pháp kỹ thuật (Tập 7): Phần 1 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)