Quá trình đổi mới tư duy lý luận về mô hình kinh tế thị trường của

Một phần của tài liệu KL NGUYỄN THỊ LAN HƯƠNG QH-2015 (Trang 42 - 44)

của Đảng từ 1986 đến nay.

Từ những phân tích chung ở chương 1, chúng ta thấy vấn đề đổi mới tư duy lý luận về mô hình kinh tế thị của Đảng có nguồn gốc sâu xa từ chính thực tiễn của đất nước. Hơn nữa, tư duy mới của Đảng về kinh tế còn là sự phát triển hợp logic từ quan niệm mới khoa học hơn, đúng đắn hơn về con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam nói chung, con đường phát triển kinh tế của đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội nói riêng. Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng về kinh tế- xã hội, cần có những chủ trương và biện pháp mạnh mẽ, kiên quyết nhằm đẩy mạnh sản xuất, ổn định và từng bước cải thiện đời sống của nhân dân. Với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật” [6, 12], Đảng ta đã nhận ra rằng nền kinh tế nước ta rơi vào tình trạng khủng hoảng, kém phát triển là do trong quá trình tổ chức và thực hiện, chúng ta đã quá chủ quan, nóng vội, xác định sai lầm bước đi, không biết tận dụng và phát triển lực lượng sản xuất sẵn có, cải tạo ồ ạt, muốn nhanh chóng xoá bỏ các thành phần kinh tế tư nhân để xác lập một cách phổ biến hình thức sở hữu tập thể và toàn dân đối với tư liệu sản xuất ngay cả khi lực lượng sản xuất còn rất thấp kém, xây dựng kế hoạch tập trung quan liêu, chưa kết hợp chặt chẽ kế hoạch hoá với sử dụng thị trường, chưa phát huy vai trò của kinh tế quốc doanh...

Từ việc rút ra được những yếu kém như vậy, Đảng ta nhận ra rằng cần phải có sự đổi mới tư duy lý luận, đặc biệt là tư duy lý luận về mô hình kinh tế thị trường thì mới có thể đưa nền kinh tế của nước ta thoát khỏi khủng hoảng. Thực tế hiện nay của đất nước đã chứng minh được sự đổi mới tư duy

kinh tế của Đảng ta trong suốt quãng thời gian vừa qua là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp.

Khái quát quan niệm của Đảng được nêu ra trong các văn kiện của mình và căn cứ vào thực tiễn đổi mới những năm qua, có thể thấy rằng “đổi mới kinh tế” ở Việt Nam là quá trình chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, căn bản dựa trên chế độ sở hữu toàn dân và tập thể, sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chuyển từ một nền kinh tế cơ bản là khép kín sang nền kinh tế “mở” đối với khu vực và thế giới, kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và từng bước đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Thành công của đổi mới tư duy lý luận của Đảng về mô hình kinh tế thị trường chính là sự biểu hiện của quá trình đổi mới toàn diện, sâu sắc tư duy về kinh tế- xã hội của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước trong điều kiện và tình hình mới.

Đổi mới và hoàn thiện tư duy lý luận là một quá trình lâu dài, thường xuyên và phải trải qua nhiều bước, nhiều công đoạn với cùng một mục tiêu đó là xây dựng thành công Chủ nghĩa xã hội ở nước ta và toàn diện trên tất cả các mặt như quan hệ sở hữu, quản lý và phân phối nhằm đảm bảo sự phù hợp với lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng. Để đất nước phát triển một cách toàn diện định hướng theo mô hình Xã hội chủ nghĩa thì Đảng và nhà nước ta phải không ngừng đổi mới trên tất cả các lĩnh vực như: đổi mới trên lĩnh vực chính trị; lĩnh vực văn hóa, xã hội và con người; đổi mới trên lĩnh vực quốc phòng an ninh và đối ngoại… Trong các lĩnh vực trọng yếu của đời sống xã hội, Đảng và nhà nước ta cần đặc biệt chú trọng đến việc đổi mới tư duy lý luận về mô hình kinh tế. Có thể nói, lực lượng sản xuất luôn được ưu tiên phát triển để trở thành lực lượng tiên phong, mở đường cho phát triển

kinh tế. Đồng thời quan hệ sản xuất phải luôn được đổi mới hoàn thiện nhằm hỗ trợ cho việc giải phóng, khai thác có hiệu quả những tiều lực kinh tế.

Quá trình phát triển tư duy lý luận cần gắn liền với thực tiễn nhằm đảm bảo lý luận và thực tiễn luôn có sự phù hợp. Trong đó thực tiễn chính là thước đo lý luận và kiểm nghiệm nhận thức lý luận về nền kinh tế thị trường.

“Đổi mới và hoàn thiện tư duy lý luận về mô hình kinh tế- kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa- phải trên cơ sở kết hợp tổng kết, đúc rút kinh nghiệm và nhận thức quá trình phát triển kinh tế trên thực tế” (trong và ngoài nước) [35, 121]. Cùng với đó cần kết hợp với những nhận định, đánh giá đúng xu thế, những nhân tố quan trọng của thời đại nhằm tạo được những “bước đột phát” trong tư duy lý luận và thực tiễn.

“Lý luận về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa của Đảng- lấy chủ nghĩa Mác- Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng” [35, 121] nhằm xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong đó các nhân tố của nền kinh tế thị trường, quy luật kinh tế đóng vai trò là động lực phát triển, đảm bảo nền kinh tế phát triển có hiệu quả cao. Có thể nói, mô hình kinh tế thị trường ở Việt Nam là mô hình kinh tế mà ở đó các quy luật, các nhân tố của nền kinh tế thị trường đều được thể hiện nhưng được hướng tới mục tiêu kinh tế xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu KL NGUYỄN THỊ LAN HƯƠNG QH-2015 (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w