Điều kiện khách quan

Một phần của tài liệu KL NGUYỄN THỊ LAN HƯƠNG QH-2015 (Trang 31 - 35)

Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 thắng lợi đã mở ra một thời đại mới trong lịch sử thế giới, mở ra con đường giải phóng mới cho lịch sử và cho loài người- thời đại quá độ từ Chủ nghĩa tư bản sang Chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới. Nhân dân Liên Xô cũng đã đạt được những thành tựu rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa. Thành công của Liên Xô được thể hiện bước đầu thông qua những thành tựu về kinh tế và khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, chính vì những thành công quá lớn trong các lĩnh vực kể trên đã khiến cho suy nghĩ và hành động của những người lãnh đạo Đảng cộng sản Liên Xô mắc phải những sai lầm. Họ đã vi phạm một thời gian dài các quy luật khách quan của sự phát triển xã hội dẫn đến sự trì trệ của xã hội trong những năm 80 của thế kỷ trước. Khi nhìn nhận được những sai lầm, khuyết điểm của mình, Liên Xô đã cố gắng khắc phục, sửa chữa những sai

lầm đó bằng cách tiến hành những công cuộc cải tổ. Tuy nhiên công cuộc cải tổ đó đã không đem lại được kết quả tốt đẹp hơn mà nguyên nhân trực tiếp là do sự không tính toán kỹ các bối cảnh quốc tế và điều kiện trong nước. Trong khi đó, họ lại liên tiếp đưa ra những quyết định chính trị duy ý chí khiến cho tình hình càng thêm rối ren dẫn đến sự khủng hoảng toàn diện đời sống kinh tế- xã hội vào cuối những năm 80 của thế kỷ XX. Tóm lại, công cuộc cải tổ của Liên Xô đã không thành công và đã làm sụp đổ cả một cường quốc, tan rã chế độ xã hội chủ nghĩa đã tồn tại hơn 70 năm.

Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô sụp đổ đã kéo theo sự sụp đổ mô hình xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu, khiến cho phong trào cách mạng xã hội chủ nghĩa lâm vào tình trạng thoái trào. Có thể nói đã có không ít người nuôi hy vọng đi theo con đường Xã hội chủ nghĩa sẽ phát triển một cách nhanh chóng, không bị những khó khăn, rào cản quá lớn nào. Tuy nhiên họ đã nhanh chóng rơi vào trạng thái bi quan, dần mất niềm tin và đi đến phủ nhận nội dung và tính chất quá độ lên Chủ nghĩa xã hội trong thời đại ngày nay. Khi Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô tan rã, các nước Xã hội chủ nghĩa cũ đều ra sức tìm thêm những hướng đi mới cho dân tộc mình. Tuy nhiên, trong quá trình tìm kiếm những hướng đi mới đó, các nước Xã hội chủ nghĩa cũ đều có điểm chung đó là không lựa chọn định hướng Xã hội chủ nghĩa cũ nữa mà ngả theo sự phát triển của Tư bản chủ nghĩa và dựa vào sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây.

Sự sụp đổ của chế độ Chủ nghĩa xã hội cũ ở Liên Xô và Đông Âu càng khiến cho người ta phải suy nghĩ về những giá trị và ý nghĩa đích thực của Chủ nghĩa xã hội. Muốn Chủ nghĩa xã hội thành công thì chúng ta cần trung thành một cách có phê phán đối với những di tích kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lenin. Cần biết vận dụng và phát triển sáng tạo nó trong điều kiện hoàn cảnh mới. Để Chủ nghĩa xã hội thành công trong tương lai cần phải xây dựng một niềm tin khoa học vào chủ nghĩa xã hội chứ không phải là tin tưởng một cách mù quáng, giáo điều, máy móc.

Cuộc khủng hoảng của Chủ nghĩa xã hội hiện thực và những vấn đề thời đại là nhân tố tác động trực tiếp tới nhận thức và những quyết sách đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam- một Đảng luôn trung thành với

lợi ích của giai cấp công nhân và của dân tộc, luôn lấy chủ nghĩa Mác, Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng, tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của mình.

Một ví dụ điển hình cho những lập luận trên là trường hợp của Trung Quốc. Cũng như Liên Xô, Trung Quốc chọn con đường đi lên Xã hội chủ nghĩa bỏ qua chế độ Tư bản chủ nghĩa. Việc lựa chọn con đường này thời gian đầu đã gặp rất nhiều khó khăn. Trung Quốc đã rơi vào tình trạng khủng hoảng trong một thời gian dài vào những năm 60- 70 của thế kỷ XX. Trong khoảng thời gian này, đời sống của nhân dân rất khó khăn, nhân dân dần mất niềm tin đối với Đảng và nhà nước. Tuy nhiên, sau đó Trung Quốc đã tìm được hướng đi riêng của mình thông qua cuộc cải cách mở cửa. Họ vẫn luôn kiên định với mục tiêu Xã hội chủ nghĩa để xây dựng Chủ nghĩa xã hội hài hòa, mang màu sắc Trung Quốc. Sang đến thế kỷ XXI, Trung Quốc lại chủ trương xây dựng một “xã hội hài hòa”. Những thành tựu mà Trung Quốc đạt được trên các lĩnh vực khoa học- kỹ thuật, công nghệ đã và đang làm cho các nước tư bản phải kính nể và thận trọng hơn trong các đối sách với nước này.

Bối cảnh thế giới và xu thế toàn cầu hoá đang đặt ra những thách thức và yêu cầu lớn đối với các nước nêu trên. Bởi toàn cầu hoá (đặc biệt là toàn cầu hoá về lĩnh vực kinh tế) có tác động nhân quả đối với sự vận động của phương thức sản xuất, là một quá trình xã hội hoá ngày càng lớn, ngày càng sâu sắc, sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất cùng với sự tác động biện chứng giữa hai mặt ở phạm vi toàn cầu.

Xu thế toàn cầu hóa đang đặt các nước đang phát triển và chậm phát triển vào những thách thức và khó khăn lớn như vấn đề bùng nổ dân số, khan hiếm, cạn kiệt tài nguyên môi trường... và tình trạng phát triển kinh tế quá nhanh sẽ dễ rơi vào trạng thái khủng hoảng. Điều đó buộc các nước đang phát

triển (trong đó có Việt Nam) phải lựa chọn cho mình một hướng đi đúng đắn, bắt kịp, đón đầu được bước tiến của thời đại. Thách thức cũng là cơ hội để cho các nước đang phát triển thể hiện mình và khai thác được tiềm năng của chính mình vì mục tiêu phát triển của đất nước, vấn đề là ở chỗ phải nắm bắt được thời cơ và chọn thời cơ.

Toàn cầu hoá như một quá trình vận động lớn bao hàm trong đó những diễn biến mạnh mẽ của quá trình quốc tế hoá và khu vực hoá, từ sản xuất và kinh tế đã thâm nhập vào các lĩnh vực đời sống văn hoá, chính trị, xã hội. Mở cửa hội nhập với thế giới toàn cầu, việc chuẩn bị tiềm lực, việc thường xuyên chăm lo bảo vệ và phát huy bản sắc dân tộc là vấn đề cần giải quyết ở tầm chiến lược chính trị thông qua các quyết sách, chính sách trên nhiều lĩnh vực. Mà điều này cũng đòi hỏi phải có tư duy mới, tức là phải đổi mới tư duy. Chính yêu cầu này trong bối cảnh toàn cầu hoá và các vấn đề toàn cầu nói chung đã có tác động mạnh mẽ tới sự nghiệp đổi mới ở nước ta. Nó không chỉ tác động ở thời kỳ mở đầu đổi mới mà còn tác động lâu dài trong suốt tiến trình đổi mới ở Việt Nam.

Nửa sau thế kỷ XX, thế giới bước vào thời kỳ cách mạng khoa học- công nghệ phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng, thời kỳ này đã xuất hiện nhiều hơn các nghiên cứu, phát minh mới tạo ra sự bùng nổ thông tin mạnh mẽ tác động đến mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Chính những thành tựu to lớn của cách mạng khoa học và công nghệ dẫn tới sự ra đời một nền kinh tế mới: nền kinh tế tri thức. Nền kinh tế này đã tác động làm thay đổi cơ cấu kinh tế thế giới, nó không những tạo ra bước phát triển vượt bậc của lực lượng sản xuất mà còn tác động đến quan hệ sản xuất, đến tư duy (nhất là tư duy kinh tế). Trong điều kiện kinh tế tri thức được triển khai nhanh chóng ở các nước phát triển, thì các nước đang phát triển lại sở hữu một nguồn nhân lực dồi dào. Đây sẽ là thế mạnh cho phát triển kinh tế, nếu biết huy động hết các khả năng sáng tạo của con người, nếu không thì chính nguồn lực to lớn không công ăn việc làm này sẽ là gánh nặng cho các nước với nhiều hậu quả xã hội tiêu cực. Như

vậy, sự tác động to lớn tới đời sống xã hội của khoa học- công nghệ, của sự bùng nổ thông tin và sự hình thành xã hội thông tin, của nền văn minh tin học và kinh tế tri thức đã buộc các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) phải lựa chọn cho mình một hướng đi đúng đắn, bắt kịp, đi tắt, đón đầu bước tiến của thời đại. Trước một thế giới đổi thay và phát triển nhanh, làm thế nào để chúng ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, trì trệ, bắt trúng nhịp sống chung của thế giới hiện đại để bước vào sự phát triển năng động, thích ứng với những đòi hỏi mới của thời đại? Đổi mới- trước hết là đổi mới tư duy đã trở thành một nhu cầu bức thiết, mang tính sống còn và ngày càng trở nên chín muồi, đòi hỏi phải được hiện thực hóa không chậm trễ.

Một phần của tài liệu KL NGUYỄN THỊ LAN HƯƠNG QH-2015 (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w