Tương tự chế độ 1, các thông số trên sơ đồ mô phỏng lộ 473, 474 được cài đặt theo chế độ 3 như sau:
- Điện áp nguồn: 105%
- Chế độ phụ tải: Smax = 100%Sđm
- Tăng công suất bù của các trạm bù theo dữ liệu trên bảng 3.9 Kết quả giải tích, mô phỏng thu được như trên bảng 3.10
Bảng 3. 9 Dữ liệu tăng công suất tụ bù
STT Tên trạm bù Công suất (KVAr) Uđm
1 C71.1 -600 kvar 22 2 C71.2 -600 kvar 22 3 C71.3 -600 kvar 22 4 C74.1 -600 kvar 22 5 C74.2 -600 kvar 22 6 C74.3 -600 kvar 22 7 C74.4 -600 kvar 22 Tổng cộng 4200 kvar
Bảng 3. 10 Tổng hợp dữ liệu kết quả mô phỏng chế độ vận hành 3c (tăng công suất tụ bù)
DỮ LIỆU KẾT QUẢ MÔ PHỎNG ĐIỆN ÁP TRÊN BUS-TẢI VÀ CÔNG SUẤT TẢINHẬN ĐƯỢC Chế độ vận hành 3c: Smax, 102%Uđm, Tăng công suất bù tụ
Số tải có U% >100 : 104,00
Số tải có U% < =100 : 0,00
Số tải có U% < 95 : 0,00 MaxVoltage (%) 102,66
Số tải có U% < 90 : 0,00 Số tải: 104 MinVoltage (%) 100,13
Nhận xét chếđộ vận hành 3:
Giải pháp bù phân tán bằng tụ điện tĩnh có một số ưu nhược điểm sau:
- Nâng cao được chất lượng điện áp, có thể bù phân tán theo vị trí bất kỳ nào có nhu cầu.
- Thiết kế bù có phân cấp tại mỗi vị trí bù cho phép điều khiển thay đổi dung lượng bù lính hoạt theo đồ thị phụ tải.
- Thiết bù là tụ điện tĩnh nên không đòi hỏi chế độ chăm sóc bảo dưỡng phức tạp.
Nhược điểm:
- Điều khiển dung lượng bù không trơn, phụ thuộc nhiều yếu tố thực tế. - Tụ điện có thể hỏng hoặc giảm thọ do tác động của quá áp hoặc sóng hài. - Thiết bị đóng cắt đường dây có tụ bù đòi hỏi điều kiện tính chọn đặc biệt. - Tụ điện gây khó khăn cho các bảo vệ recloser.
- Quan sát các dữ liệu kết quả mô phỏng cho thấy điện áp bus-tai tại lân cận vị trí bù cũng thấy thay đổi không đáng kể, Điều này do 2 nguyên nhân chính là:
- Lựa chọn vị trí bù chưa hợp lý
- Tính toán công suất bù chưa đáp ứng nhu cầu cần thiết.
Giải pháp khắc phục cho trường hợp này là bổ sung thêm các trạm bù mới đồng thời nâng công suất bù các trạm bù hiện có.