Giải pháp này được đề cập nhằm mục đích khai thác tiềm năng sẵn có của địa phương về nguồn năng lượng gió. Mộc Châu vốn là một vùng cao nguyên có độ cao từ 800m đến 1200m so với mực nước biển, có nguồn năng lượng gió khá dồi dào nhất là về mùa hè. Mặc dù tốc độ gió không lớn, trung bình đạt từ 4m/s đến 10m/2, trong 1 năm khoảng thời gian có tốc độ gió trên 10m/s là không nhiều. Từ đặc điểm này, luận văn lựa chọn loại máy phát turbine gió (WTG) công suất nhỏ bởi lẽ:
- Phù hợp tài nguyên gió trong khu vực.
- Phù hợp đặc điểm địa hình lắp đặt dọc tuyến đường dây 22 kV trên cơ sở không tác động xấu đến các hoạt động kinh tế khác trên cùng diện tích khai thác.
- Có giá trị thẩm mỹ thúc đẩy tiềm năng đối với khu du lịch Mộc Châu.
- Có tham khảo những mô hình tương tự đã áp dụng trên thế giới, hình 2.20a,b Ứng dụng trong luận văn này, các WTG công suất nhỏ được tổ hợp lại thành từng nhóm như một trạm nguồn kết nối lưới, mỗi trạm bao gồm từ 4 đến 10 máy phát có công suất từ 100 kW đến 300 kW. Cụ thể áp dụng đối với lộ 473 và 474 Mộc Châu được áp dụng nguồn phân tán WTG như sau:
- Để tiện so sánh ưu nhược điểm với các trạm bù tụ điện, giả thiết có 06 trạm WTG có công suất xấp xỉ nhau được đặt tương ứng với các vị trí trạm bù tụ điện.
- Trong ETAP, mỗi trạm WTG được tổ hợp từ 4 máy phát WTG 300 kW, hình 3.8
Chú ý rằng đối với WTG, khả năng phát công suất tác dụng phụ thuộc vào tốc độ gió (theo tỷ lệ bình phương), trong khi phát công suất phản kháng được xem như một máy bù đồng bộ, nghĩa là không đòi hỏi tiêu tốn năng lượng suất sơ cấp (tốc độ gió). Điều này cho phép khi tốc độ gió thấp, các WTG được áp dụng chủ yếu cho bù công suất phản kháng, hơn nữa WTG còn có khả năng hấp thu công suất phản kháng khi cần thiết. Các tính năng trên đây có thể được mô phỏng bằng ETAP thông qua một số chế độ vận hành sau:
- Chế độ vận hành 5a: các WTG có tốc độ gió đồng đều ở mức 90%, các WTG