2.4.1.1. Phương pháp kế thừa số liệu và phỏng vấn
+ Kế thừa các nguồn tài liệu, các công trình nghiên cứu khoa học, báo cáo của khu BTTN Tây Yên Tử; Sách, tạp chí, các bản báo cáo của Trung ương, địa phương có liên quan đến các loài Dẻ ăn hạt,... được coi là nguồn thông tin quan trọng, định hướng cho các hoạt động nghiên cứu.
+ Phỏng vấn cán bộ khu BTTN Tây Yên Tử và người dân địa phương về các vị trí từng ghi nhận sự xuất hiện của các loài Dẻ ăn hạt loài làm cơ sở để xác định tuyến điều tra và khoanh vùng phân bố của loài.
2.4.1.2. Phương pháp điều tra thực địa
- Chuẩn bị: Máy định vị GPS; địa bàn; bản đồ; máy ảnh,dụng cụ thu mẫu;
bút, giấy ghi chép…
- Thiết lập tuyến điều tra theo tuyến
Sử dụng bản đồ địa hình kết hợp với bản đồ hiện trạng rừng, tham khảo ý kiến của người dân, cán bộ kiểm lâm nhằm xác định tuyến điều tra. Số lượng tuyến điều tra dự kiến 9 tuyến đại diện cho khu vực nghiên cứu.
Tuyến điều tra được thiết kế qua các kiểu thảm thực vật rừng và dạng địa hình, độ cao... khác nhau. Nội dung điều tra trên tuyến theomẫu biểu 01.
Mẫu biểu 01: Biểu điều tra Dẻ ăn hạt theo tuyến
Số hiệu tuyến: ...Chiều dài tuyến:...Địa điểm: ... Ngày điều tra: ... Người điều tra:... Tọa độ điểm đầu:... Tọa độ điểm cuối: ...
STT Tọa độ bắt gặp Trạng thái rừng Độ cao Chiều cao (m) Đường kínhcm) Phẩm chất Ghi chú 1 2 3
Phương pháp thu thập mẫu: Thu mẫu tiêu bản theo đúng quy định (kích thước, phẩm chất, các đặc trưng của loài...); treo etyket đã ghi số hiệu mẫu lên tiêu bản và ghi lý lịch mẫu; ép mẫu theo quy định, hàng ngày thay báo, hoặc sấy, phơi đến lúc mẫu khô kiệt.
2.4.1.3. Phương pháp nội nghiệp
-Xác định các loài Dẻ ăn hạt: Dẻ ăn hạt là các loài trong họ Dẻ
(Fagaceae) mà phần hạt chứa tinh bột có thể làm thực phẩm cho con người. Xác định các loài Dẻ có thể ăn hạt dựa vào các tài liệu “Danh lục các loài thực vật Việt Nam”, “Thực vật chí Trung Quốc”, các báo cáo khoa học và kết quả phỏng vấn người dân địa phương.
- Giám định mẫu: bằng phương pháp hình thái so sánh. Mẫu thu được
tại khu vực nghiên cứu sẽ được đối chiếu với mẫu chuẩn, các mô tả gốc và các tài liệu khoa học để xác định tên Khoa học của loài. Tên phổ thông dựa vào tài liệu “Danh lục các loài thực vật Việt Nam”. Danh sách các loài Dẻ ăn hạt tại khu vực nghiên cứu được tổng hợp theo mẫu biểu 02.
Mẫu biểu 02. Danh sách các loài Dẻ ăn hạt tại khu vực nghiên cứu
TT
Tên loài Mức nguy cấp
(Sách Đỏ Việt Nam, 2007)
Tên phổ thông Tên khoa học
1 2
- Xây dựng khóa định loại các loài Dẻ ăn hạt: bằng phương pháp lưỡng phân
sử dụng các đặc điểm hình thái ổn định của loài để xây dựng khóa tra.
- Xây dựng bản đồ phân bố của các loài Dẻ ăn hạt: Dùng máy định vị GPS để
xác định tọa độ của loài Dẻ ăn hạt. Dùng phần mềm MapSoure 4.0 để chuyển dữ liệu tọa độ sang tọa độ trong Mapinfo. Dùng phần mềm Mapinfo để số hóa và xây dựng bản đồ phân bố của loai Dẻ ăn hạt tại khu vực nghiên cứu.