Xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển loàiDẻ ăn hạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo tồn các loài dẻ ăn hạt tại khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử tỉnh bắc giang​ (Trang 34)

Từ kết quả nghiên cứu của đề tài và tình hình thực tế tại địa phương đã thu thập được, tiến hành đánh giá những thuận lợi, khó khăn, những tác động từ tự nhiên và con người tới các loài Dẻ ăn hạt tại khu vực nghiên cứu để phân tích những cơ hội, thách thức trong việc bảo tồn và phát triển Dẻ ăn hạt. Từ đó đưa ra đề xuất các hướng giải pháp bảo tồn loài, cụ thể.

Cơ sở để xây dựng đề xuất:

- Dựa vào kết quả nghiên cứu.

- Dựa vào các quy phạm Lâm nghiệp về phương thức bảo tồn loài.

Hình thức đề xuất giải pháp bảo tồn:

+ Bảo tồn tại chỗ. + Bảo tồn chuyển chỗ.

Các giải pháp:

- Giải pháp về cơ chế chính sách. - Giải pháp về khoa học kỹ thuật. - Giải pháp về kinh tế - xã hội.

Chương 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.Diện tích và vị trí địa lý

Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử có tổng diện tích đất rừng là 13022,7 ha, nằm trên địa bàn hành chính của các xã An Lạc, Tuấn Mậu, Thanh Luận, Thị trấn Thanh Sơn (huyện Sơn Động), Lục Sơn (huyện Lục Nam).

Tọa độ địa lý của khu bảo tồn: 2109’ - 21013’ vĩ độ Bắc và 106033’ - 10702’ kinh độ Đông

Phía nam giáp các tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương Phía Tây và Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn

Và phần còn lại của thị trấn Thanh Sơn và các xã Thanh Luận, An Lạc, Dương Hưu, Long Sơn, Lục Sơn. Trụ sở chính của khu bảo tồn đặt tại thị trấn Thanh Sơn của huyện Sơn Động.

3.1.2. Địa hình

Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử nằm ở sườn tây của dãy núi Yên Tử với đỉnh cao nhất là đỉnh núi Yên Tử (1068m so với mặt nước biển). Địa thế thấp dần từ Đông sang Tây Bắc. Dãy Yên Tử có độ dốc lơn hơn 300. Địa hình chia cắt phức tạp với nhiều vách đá dựng đứng. Khu giáp danh tỉnh Quảng Ninh có độ dốc bình quân 30-400. Do địa hình phức tạp đã tạo lên cảnh quan thiên nhiên đẹp đồng thời chứa đựng tiềm năng đa dạng sinh học cao, đặc trưng cho vùng Đông bắc Việt Nam.

3.1.3. Khí hậu

Khu vực Tây Yên Tử nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng bởi dạng thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều.Hàng năm có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Mùa xuân và mùa thu là hai mùa chuyển tiếp, khí hậu ôn hoà; mùa hạ nóng, mưa nhiều; mùa đông lạnh, khô hanh, ít mưa.

Theo số liệu của trạm khí tượng thủy văn Bắc Giang: - Nhiệt độ trung bình hàng năm là 22,60C

- Nhiệt độ trung bình cao nhất là 32,90C - Nhiệt độ trung bình thấp nhất là 11,60C.

Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.564mm, thuộc khu vực có lượng mưa trung bình trong vùng. Số ngày mưa trung bình trong năm là 128,5 ngày, những ngày có lượng mưa lớn nhất vào tháng 8, đạt 310,6mm.

Độ ẩm không khí bình quân hàng năm là 82%, thấp nhất là 79%. Sương mù thường xuất hiện vào các tháng 1-2 và 9-12. Sơn Động và Lục Nam chịu ảnh hưởng của hai loại gió mùa là gió mùa Đông Bắc xuất hiện vào mùa đông, kèm theo mưa phùn và gió lạnh (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau); gió mùa đông nam từ tháng 6 đến tháng 10, trong mùa này thường nóng và xuất hiện giông bão kèm theo mưa to đến rất to.

3.1.4. Thủy văn

Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử thuộc lưu vực Yên Tử Tây, có 7 suối lớn là: Đồng Rì, Đồng Bài, Nước Nóng, Nước Vàng, Đá Ngang, Khe Đin và Khe Rỗ. Các suối nằm ở thượng nguồn và cung cấp nước cho sông Lục Nam. Diện tích rừng ở vùng hạ lưu đã giúp cho việc tích lũy nước thường xuyên cho các suối trên. Đây là nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất của người dân ở ở thị trấn Thanh Sơn, Tuấn Mậu, Thanh Sơn, Lục Sơn và An Lạc.

3.1.5. Địa chất thổ nhưỡng

Đất thuộc các xã An Lạc, Thanh Luận, Lục Sơn, và thị trấn Thanh Sơn được hình thành trên phức hệ trầm tích, gồm các loại đá mẹ sa thạch, phiến thạch sét, sa phiến thạch, cuội kết và phù sa cổ. Trong khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử có hai loại đất chính sau:

Đất Feralit trên núi, phân bố ở độ cao 200 – 300m, tập chung chủ yếu ở khu Tây Bắc khu bảo tồn, hình thành trên đá mẹ phiến thạch, sa thạch...Tầng đất từ trung bình đến dầy còn mang tính chất đất rừng.

Đât Feralit trên núi, phân bố ở độ cao trên 300 m trở lên, hầu hết được che phủ bởi các tán thực vật nên tầng đất sâu ẩm có lớp thảm mục khá dày.

3.2.Điều kiện kinh tế, văn hóa và xã hội

3.2.1. Dân số, lao động, dân tộc

Dân số trên địa bàn Thị trấn Thanh Sơn và 4 xã An Lạc, Thanh Luận, Tuấn Mậu và Lục Sơn là 14446 nhân khẩu với tổng số hộ là 3778, số người trong độ tuổi lao động là 6649 người, trong đó có 3524 nữ và 3125 nam. Thành phần dân tộc gồm Cao Lan, Hoa, Kinh, Nùng, Sán Dìu, Sán Trắng, Tày, Dao.

3.2.2. Tình hình sản xuất và đời sống

Từ khi khu bảo tồn Tây Yên Tử được thành lập, một bộ phận các hộ gia đình đã tham gia vào công tác bảo vệ rừng, trồng rừng theo các chương trình, dự án của khu bảo tồn. Hiện nay đời sống của người dân trong khu bảo tồn và vùng đệm đã từng bước được nâng cao do chuyển đổi tập quán canh tác như trồng một số cây công nghiệp (Chè, cây ăn quả), cây dược liệu (Sả, Hương bài).

3.2.3. Cơ sở hạ tầng

Giao thông vận tải: Năm 2009, trục đường chính 289 chạy qua thịt trấn Thanh Sơn, các xã Thanh Luận, Lục Sơn đã được nâng cấp trải nhựa tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông và phát triển kinh tế. Giao thông đi lại trong khu bảo tồn chủ yếu là hệ thống đường lâm nghiệp cũ, đường mòn.

Thủy lợi: Nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của người dân và quanh khu bảo tồn phần lớn phụ thuộc vào nguồn nước suối tự nhiên ở các suối thuộc khu vực Yên Tử Tây.

Y tế, giáo dục, văn hóa: Toàn bộ dân cư trên địa bàn KBT và vùng đệm đã có điện lưới quốc gia, nên đời sống văn hóa các hộ gia đình có sự tiến bộ rõ rệt. Các xã đều có trường học và trạm xá. Việc mua bán trao đổi hàng hóa tập chung ở các chợ: Nòn (Thị trấn Thanh Sơn), Đồng Đỉnh (xã Lục Sơn), và Vân Sơn (xã Vân Sơn).

3.3. Đa dạng thực vật và động vật

3.3.1. Hệ thực vật

Tại Tây Yên Tử đã xác định được 5 kiểu thảm thực vật chính: ở độ cao dưới 100m: trảng cỏ cây bụi; ở độ cao 100- 200m: trảng hóp xen cây gỗ nhỏ, tre nứa; ở độ cao 200- 900m: kiểu rừng kín thường xanh, cây lá rộng xen cây lá kim, mưa ẩm nhiệt đới; trên 900 m: kiểu rừng cây gỗ lá rộng.

Về hệ thực vật, theo kết quả khảo sát của khu BTTN Tây Yên Tử (2012), đã thống kê được 1164 loài thực vật bậc cao có mạch. Trong đó nhóm cho gỗ chiếm 32,3%; nhóm cho cây thuốc 20,9%; nhóm còn lại cho ta nanh, nhóm cho tinh dầu và nhựa, nhóm làm thức ăn cho người động vật nuôi, nhóm làm vật liệu xây dựng, nhóm làm hàng mỹ nghệ và nhóm cây cảnh (chủ yếu là Lan). Trong đó có trên 40% tổng số cây đã được thống kê có khả năng làm dược liệu.

Có 57 loài phân bố tại khu BTTN Tây Yên Tử được ghi nhận trong danh lục đỏ của IUCN và Sách đỏ Việt Nam, 4 loài thực vật quý hiếm (nhóm IIA) được ghi trong nghị định số 32/2006/NĐ-CP của chính phủ.

Các loài cây phân bố ở độ cao dưới 700m gồm các đại diện trong họ Dầu Dipterocarpaceae, họ Thích Aceraceae, họ Long não Lauraceae, họ Thông Pinaceae. Trên 700m có họ Dẻ Fagaceae, họ Sau sau Hamamelidace, họ Ngọc lan Magnoliaceae, họ Chè Theaceae và quần thể Trúc yên tử…

3.3.2. Hệ động vật

Theo kết quả nghiên cứu của Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật (2003, 2009), bước đầu thống kê được sự đa dạng về thành phần phân loại của lớp thú, chim, bò sát và ếch nhái gồm: 27 bộ, 91 họ, 285 loài. Trong số đó có nhiều loài quý hiếm bị đe dọa cấp quốc gia ghi trong sách Đỏ Việt Nam(2007) và cấp toàn cầu ghi trong danh lục sách Đỏ IUCN (2009).Bên cạnh đó, hàng loạt ghi nhận mới đang tiếp tục được nghiên cứu và công bố.Như vậy có thể nói rằng KBT

Tây Yên Tử chứa đựng tiềm năng đa dạng sinh học khá cao, cần tiếp tục được nghiên cứu và khám phá trong thời gian tới.

Các loài thú quan trọng đã ghi nhận ở KBTTN Tây Yên Tử như: Cu li lớn

Nycicebusbengalensis, Khỉ mặt đỏ Macacamulatta, Mèo rừng

Prionailurusbengalensis, Sơn dương Capricornissumatraensis.

Một số loài chim có giá trị bảo tồn có mặt trong khu bảo tồn như: Gà lôi trắng Lophuranycthemera, Cú lợn lưng nâu Tytolongimembris, Cú mèo khoang

cổ Otuslempiji, Yểng Graculareligiosa, Khướu bạc má Garrulaxchinensis.

Các loài bò sát quan trọng như Rùa tròn đẹp Cuoracyclonata, Rùa hộp trán vàng Cuoragalbinifrons, Rùa sa nhân Cuoramouhotii, Rùa đất spangle

Geoemydaspengleri, Rùa đầu to Platysternommegacephalum, một số loài thằn

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Thành phần và phân bố các loài Dẻ ăn hạt tại khu vực nghiên cứu

4.1.1. Thành phần loài

Dựa trên các kết quả giám định mẫu tiêu bản thực vật đã thu trên 9 tuyến nghiên cứu tại khu BTTN Tây Yên Tử, chúng tôi đã xác định khu vực nghiên cứu có 7 loài thuộc chi Castanopsis. Tuy nhiên chỉ có 6 loài Dẻ ăn được hạt, danh sách và khóa tra các loài này được trình bày trong bảng 4.1 và khóa tra 4.1; 1 loài hạt có vị đắng, chát không ăn được là loài Dẻ chẻ

(Castanopsis fissa (Champ. ex Benth.) Rehder & E.H.Wilson).Tại khu vực

nghiên cứu, Dẻ chẻ phân bố khá phổ biến tại khu vực Đồng Thông.

Bảng 4.1: Danh sách các loài Dẻ ăn hạt tại khu vực nghiên cứu

TT Tên loài Mức nguy cấp

(Sách Đỏ VN)

Hình ảnh số Tên phổ thông Tên khoa học

1 Dẻ gai yên thế Castanopsis boisii

Hickel & A.Camus

4.4; 4.5

2 Cà ổi nhỏ Castanopsis carlesii

(Hemsl.) Hayata VU A1c,d 4.6; 4.7; 4.8; 4.9; 4.10; 4.11; 4.12 3 Dẻ gai nhím Castanopsis echinocarpa Miq. 4.13 4 Dẻ gai ấn độ Castanopsis indica (Roxb. ex Lindl.) A.DC. 4.14; 4.15 5 Dẻ gai uông bí Castanopsis

ouonbiensis Hickel &

A.Camus

4.16

6 Cà ổi bắc bộ Castanopsistonkinensi

s Seemen

Khóa tra 4.1. Khóa tra các loài Dẻ ăn hạt tại khu vực nghiên cứu

1a. Mép lá có răng cưa, gai dày phủ kín đấu quả: Dẻ gai ấn độ (Castanopsis indica)

1b. Mép nguyên hoặc phía đầu lá có răng cưa thưa, gai thưa không phủ kín đấu quả.

2a. Gai trên đấu dài trên 5mm, quả kiên thường phủ lông 3a. Cành 1 năm, mặt sau lá thường nhẵn.

4a. Gai trên đấu dài 5–6 mm, gai to thô, phần gốc gai hợp tạo thành 3–4 vòng hình mào gà, gai và vỏ đấu phủ lông mịn: Dẻ gai yên thế (Castanopsis boisii)

4b. Gai trên đấu dài 6–10 mm, gai nhỏ, rời hoặc mọc cụm 2–3 chiếc, gai và vỏ đấu nhẵn: Cà ổi bắc bộ(Castanopsis tonkinensis)

3b. Cành 1 năm và mặt sau lá phủ lông: Dẻ gai uông bí (Castanopsis ouonbiensis)

2b. Gai trên đấu ngắn hơn 5mm, quả kiên thường nhẵn.

5a. Đấu hiếm khi vỡ, gai trên đấu ngắn thô, thường có cạnh, đường kính đấu cả gai khoảng 1.5-2 cm: Dẻ gai nhím (Castanopsisechinocarpa)

5b. Đấu khi chín vỡ thành 3-5 mảnh, gai trên đấu dạng vảy hoặc u nhỏ, đường kính đấu cả gai khoảng 1-1.5 cm: Cà ổi nhỏ (Castanopsis carlesii)

Đối chiếu với danh lục thực vật tại khu BTTN Tây Yên Tử năm 2012, nghiên cứu của chúng tôi đã phát hiện bổ sung cho danh lục 3 loài là: Dẻ gai uông bí (Castanopsis ouonbiensis), Dẻ gai nhím (Castanopsis echinocarpa),

Cà ổi nhỏ (Castanopsis carlesii). Tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi chưa phát hiện được các loài: Dẻ fabri (Castanopsis fabri), Cà ổi đỏ

(Castanopsis hystrix). Đây là các loài đã được ghi nhận trong danh lục của

KBT Tây Yên Tử. Để khẳng định lại sự có mặt của các loài này tại KBT Tây Yên Tử cần tiếp tục có các nghiên cứu bổ sung.

Tại khu vực nghiên cứu phát hiện 1 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam, 2007 là loài: Cà ổi nhỏ (Castanopsis carlesii (Hemsl.) Hayata), ở mức Sẽ nguy cấp (VU A1c,d). Đây là phát hiện mới của nghiên cứu về vùng phân bố của loài Cà ổi nhỏ tại khu vực Tây Yên Tử. Trước đây loài chỉ được ghi nhận phân bố tại Nghệ An (theo: Sách Đỏ Việt Nam, 2007; Vietnam forest

trees, 2009; Từ điển thực vật thông dụng, 2003; Danh lục các loài thực vật

Việt Nam, tập 2, 2003).

4.1.2. Phân bố của các loài Dẻ ăn hạt trên các tuyến nghiên cứu

Kết quả điều tra các loài Dẻ ăn hạt trong chi Castanopsis theo các tuyến tại khu vực nghiên cứu được tổng hợp ở các bản đồ trong hình 4.1, 4.2, 4.3.

Hình 4.1: Bản đồ phân bố các loài Dẻ ăn hạt trên các tuyến điều tra tại phân khu Khe Rỗ - KBTTN Tây Yên Tử

Hình 4.2: Bản đồ phân bố các loài Dẻ ăn hạt trên các tuyến điều tra tại xã Tuấn Mậu phân khu Thanh-Lục Sơn khu bảo tồn Tây Yên Tử

Hình 4.3: Bản đồ phân bố các loài Dẻ ăn hạt trên các tuyến điều tra tại xã Lục Sơn phân khu Thanh- Lục Sơn khu bảo tồn Tây Yên Tử

Kết quả từ bản đồ cho thấy rằng tại phân khu Khe Rỗ qua điều tra 3 tuyến có hai loài Dẻ ăn hạt là Cà ổi bắc bộ và Dẻ gai ấn độ. Hai loài này phân bố không tập trung và số lượng còn nhiều. Phân khu Thanh- Lục Sơn tại xã Tuấn Mậu với 4 tuyến điều tra đã gặp 6 loài Dẻ ăn hạt bao gồm: Dẻ gai ấn độ, Cà ổi bắc bộ, Dẻ gai uông bí, Cà ổi nhỏ, Dẻ gai nhím, Dẻ gai yên thế. Trong đó Cà ổi nhỏ và Dẻ gai nhím có số lượng ít. Các loài khác số lượng gặp tương đối nhiều. Tại xã Lục Sơn với 2 tuyến điều tra bắt gặp hai loài là: Dẻ gai ấn độ và Dẻ gai yên thế. Tại khu vực này loài Dẻ gai yên thế phân bố khá phổ biến.

4.2. Đặc điểm lâm học của các loài Dẻ ăn hạt tại khu vực nghiên cứu

4.2.1. Dẻ gai yên thế - Castanopsis boisii Hickel et A.Camus 4.2.1.1. Đặc điểm hình thái 4.2.1.1. Đặc điểm hình thái

Cây gỗ trung bình, cao 15-20 m, đường kính 20-30 cm hay hơn. Khi non vỏ xám hơi xanh, khi già vỏ xám nâu, nứt dọc dài. Cành lớn vươn dài hơi cong cuống; cành nhỏ màu nâu có đốm trắng. Lá đơn mọc cách có lá kèm sớm rụng, phiến lá hình mác thuôn, dài 9-16 cm rộng 3,5 – 5 cm, mép nguyên, đầu hơi nhọn, phiến lá không đối xứng, màu xanh đậm và bóng ở mặt trên, màu hồng nhạt với nhiều vảyở mặt dưới. Gân bên 10-14 đôi hơi nổi, gân nhỏ rất mảnh, chỉ nhìn được ở mặt dưới lá, cuống lá gần như nhẵn, dài 1,5-1,8 cm. Cụm hoa đực rất mảnh, dài 5-12 cm, cuống hoa mảnh có lông; nhị kéo dài, bao phấn hình tròn. Cụm hoa cái có lông, vòi nhụy chia 3. Chùm quả dài 4-7 cm. Quả kiên có đấu, đấu hình cầu phủ kín quả kiên, đấu vỡ ra khi quả chín, thành đấu và gai phía ngoài phủ lông mịn; gai không che kín đấu, dài 5-6 mm to thô, phần gốc gai hợp tạo thành 3-4 vòng hình mào gà; mỗi đấu chứa 1 quả kiên. Quả kiên màu nâu không đối xứng, có vỏ cứng và có phủ lông màu vàng nhạt, cao 1,2 cm, đường kính 0,7- 1,0 cm. Quả nhiều tinh bột, ăn ngon.

Hình 4.4: Thân, cành hoa Dẻ gai yên thế

(Nguồn: Phạm Thị Thủy 2015)

Hình 4.5: Đấu, quả Dẻ gai yên thế

(Nguồn: Vương Duy Hưng 2012) 4.2.1.2. Tổ thành loài đi kèm với Dẻ gai yên thế

Mật độ và tổ thành tầng cây cao tại khu vưc Dẻ gai yên thế phân bố được thể hiện trong bảng 4.2.

Bảng 4.2: Mật độ, tổ thành tầng cây cao tại khu vực Dẻ gai yên thế phân bố

Địa điểm Mật độ cây /ha Số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo tồn các loài dẻ ăn hạt tại khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử tỉnh bắc giang​ (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)