Cà ổi nhỏ Castanopsis carlesii (Hemsl.) Hayata

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo tồn các loài dẻ ăn hạt tại khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử tỉnh bắc giang​ (Trang 54 - 60)

4.2.2.1. Đặc điểm hình thái

Cây gỗ trung bình thường xanh, cao 15 – 20 cm, đường kính 30-35 cm. Lá đơn, mọc cách, có lá kèm sớm rụng, phiến lá hình trứng, hình bầu dục dài dạng trứng hay hình trứng hẹp, dài 6-8 cm, rộng 2-3 cm, đầu có mũi nhọn, dạng đuôi hay nhọn dài, gốc hình nêm hay hình gần tròn; mép nguyên hay có răng cưa nhỏ ở nửa trên, mặt dưới lúc non phủ những bột màu nâu đỏ, khi già màu xám xanh; gân bên 9-12 đôi; cuống lá dài 5-8 cm.Cụm hoa đơn tính, dạng đuôi sóc. Gié đực phân nhánh hoặc không; hoa đực có bao hoa hình chuông xẻ 6 thùy, có nhụy lép, nhị 12. Gié cái mọc riêng lẻ, dài 7-10 cm; hoa cái có bao hoa, có nhị lép. Ra hoa tháng 3-4.Quả kiên có đấu, đấu không có cuống, đấu bao kín quả kiên, đấu hình bầu hay hình cầu, đường kính 1-1,5 cm, bao kín quả kiên, khi quả chín đấu thường vỡ thành 2-4 mảnh, mặt ngoài đấu có vẩy hoặc u nhỏ xếp thành 6-7 vòng. Mỗi đấu chứa một quả kiên, quả kiên hình chùy tròn, đường kính 0,8 – 1,3 cm; khi chín không có lông; sẹo quả rộng 5-6 mm. Quả chín tháng 11-12.

Hình 4.6: Thân, vỏ Cà ổi nhỏ

Hình 4.7: Cành lá Cà ổi nhỏ (Nguồn: Phạm Thị Thủy 2015)

Hình 4.9: Cành mang quả Cà ổi nhỏ (Nguồn: Vương Duy Hưng 2012)

4.2.2.2. Tổ thành tầng cây gỗ nơi Cà ổi nhỏ phân bố

Dựa vào kết quả điều tra thực tế đã đo đếm và tính toán tôi đưa ra công thức tổ thành cho tầng cây gỗ đi kèm với Cà ổi nhỏ như sau:

0,94 Dt+ 0,94 Kh+0,94Nc+ 0,75 Vt+ 0,75Tr+ 0,75 Đb+ 0,75 Tu+ 0,56Trt+ 0,56 Htg + (0,188 Co) + 2,88 Loài khác

Ghi chú: Dt: Dung trắng, Kh: Kháo, Nc: Nanh chuột, Vt: Vang trứng,

Tr: Trâm, Đb: Đái bò Tu: Táu ruối, Trt: Trám trắng, Htg: Hoa trứng gà, Co: Cà ổi nhỏ.

Kết quả trên cho thấy Cà ổi nhỏ không phải là loài chiếm ưu thế nên không tham gia vào công thức tổ thành. Loài đi kèm với Cà ổi nhỏ gồm: Dung trắng, Trâm, Trám trắng, Kháo, Đái bò, Hoa trứng gà, Táu ruối, Vang trứng là những cây chính tham gia vào công thức tổ thành. Loài khác như: Re xanh, Dẻ gai, Re vàng, Côm tầng, Bứa, Dẻ đỏ, Sến mủ, Ràng ràng mít, Lim xanh, Mò roi, Bưởi bung là những loài có số lượng ít không tham gia vào công thức tổ thành.

Cây bụi thảm tươi: tại khu vực Cà ổi nhỏ phân bố rất đa dạng về số lượng và thành phần loài cây bụi thảm tươi. Cây sinh trưởng và phát triển tốt, chiều cao trung bình đạt 0,6 m, độ che phủ khoảng 55%. Cây xuất hiện phổ biến chiếm ưu thế trong các ô dạng bản là loài Lụi, Lấu, Cỏ rang, Cỏ lá, Trọng đũa quả đen, Mua đất, Bồ cu vẽ, Dương xỉ thường…

Kiểu rừng nơi Cà ổi nhỏ sống: Cà ổi nhỏ sống ở khu vực rừng hỗn giao tre nứa trên núi đất. Đây là kiểu rừng có diện tích nhỏ trong khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử. Diện tích khoảng 78ha chiếm 0,6% diện tích toàn khu.

Hình 4.11: Cấu trúc rừng nơi Cà ổi nhỏ sống

(Nguồn: Phạm Thị Thủy 2015)

4.2.2.3. Đặc điểm phân bố loài Cà ổi nhỏ

Cà ổi nhỏ phân bố ở Trung Quốc và ở Việt Nam. Ở nước ta có gặp ở vùng núi Nghệ An ở độ cao 700 -1100m.

Phân bố theo độ cao

Cà ổi nhỏ là loài có số lượng ít tại khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử. Hai cá thể bắt gặp trên tuyến Đồng Thông – chùa Đồng ở vị trí sườn đồi độ cao 303m và 315 m. Đây là kết quả trùng khớp với kết quả phỏng vấn người dân địa phương và cán bộ kỹ thuật của KBT cho biết Cà ổi nhỏ phân bố rải rác ở độ cao trên 300m.

Phân bố loài Cà ổi nhỏ trong các tầng tán rừng

Ở giai đoạn cây tái sinh cây Cà ổi nhỏ mọc dưới tán rừng. Ở giai đoạn trưởng thành cây ưa sáng cây thường phân bố ở tầng A1. Những nơi có Cà ổi nhỏ phân bố tầng cây cao rõ tầng thứ, có độ tàn che khá cao trung bình khoảng 0,7.

4.2.2.4. Đặc điểm tái sinh của Cà ổi nhỏ

Số lượng cây tái sinh: Trong quá trình điều tra tái sinh tại OTC có Cà ổi nhỏ phát hiện có 1 cây con chiều cao 70 cm. Cà ổi nhỏ không tìm thấy ở các tuyến và OTC khác.Từ kết quả cho thấy khả năng tái sinh tự nhiên của cây Cà ổi nhỏ lá rất thấp. Nguyên nhân chính có thể là do sự cạnh tranh của các loài khác và quả của cây Cà ổi nhỏ là nguồn thức ăn ưa thích của các loài động vật trong khu bảo tồn.

Tổ thành tái sinh, cây đi kèm: Trên các tuyến có sự phân bố của cây có các loài cây tham gia vào công thức tổ thành của cây tái sinh như sau:

1,35 Tr + 1,35 Dc + 0,96 Tu+ 0,76 Thr + 0,57Kh+ 0,57Trt+ (0,19Co)+ 4,25 Loài khác

Ghi chú:Tr: Trâm, DC: Dẻ cau, Thr: Thị rừng, Tu: Táu ruối, Kh: Kháo

Trt: Trám trắng, Cà ổi nhỏ (Co)

Kết quả trên cho thấy Cà ổi nhỏ không phải là loài ưu thế nên không tham gia vào công thức tổ thành. Loài cây tái sinh chủ yếu trong lâm phần chủ yếu là Trâm, Dẻ cau, Thị rừng, Táu ruối, Kháo và Trám trắng. Số lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo tồn các loài dẻ ăn hạt tại khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử tỉnh bắc giang​ (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)