Các nguyên nhân trực tiếp tác động gây suy giảm nguồn tài nguyên thực vật nói chung và các loài Dẻ ăn hạt nói riêng tại khu vực nghiên cứu cụ thể như sau:
Trong những năm gần đây Dẻ ăn hạt đặc biệt là cây Cà ổi nhỏ bị người dân khai thác mạnh. Do các loài Dẻ nói chung và Dẻ ăn hạt nói riêng đa phần là cây gỗ tốt, không bị mối mọt nên người dân khai thác lấy gỗ làm nhà, đóng đồ, làm củi. Gỗ Dẻ và Trám tại khu bảo tồn bị khai thác trái phép, nghiền ra làm dăm trộn với gỗ Keo để bán ra thị trường (Theo nguồn Hạt kiểm lâm
huyện Sơn Động). Với tình trạng này đã làm suy giảm mạnh số lượng cây
trưởng thành, số lượng cây tái sinh hạn chế của các loài Dẻ ăn hạt đặc biệt loài Dẻ quý hiếm như Cà ổi nhỏ.
Hình 4.17: Dẻ ăn hạt bị chặt làm gỗ củi (Nguồn: Vương Duy Hưng 2012)
4.3.1.2. Mất sinh cảnh của loài
Để tạo sinh kế cho người dân khu bảo tồn đã có hoạt động chuyển đổi một phần diện tích rừng tự nhiên sang rừng trồng. Đây là công việc hữu ích trong tạo sinh kế cho người người dân. Nhưng điều này làm mất sinh cảnh sống của các loài sinh vật nói chung và các loài Dẻ nói riêng.
Việc điều tra thăm dò, khai thác than (công ty than 45- công ty than Đông Bắc) tại xã Tuấn Mậu và khu vực Đồng Rì - xã Thanh Luận tuy chưa có những nghiên cứu về tác động của việc khai thác đến môi trường và khu bảo tồn. Nhưng qua quan sát và phỏng vấn thấy rằng việc khai thác ảnh hưởng lớn đến khu vực rừng ở xã Tuấn Mậu và Thanh Luận. Cụ thể là làm mất một diện tích rừng lớn để đào hầm lò, khai thác gỗ để chống lò, việc mở đường vận chuyển than gây chia cắt sinh cảnh, ảnh hưởng đến các loài thực vật và động vật hoang dã.
4.3.1.3. Cháy rừng
Cháy rừng có ảnh hưởng rất lớn đến tài nguyên thực vật rừng. Trong đó phải kể đến sự ảnh hưởng của chúng tới quá trình sinh trưởng phát triển của tầng cây cao, sự tồn tại và phát triển của lớp cây tái sinh và vai trò giữ ẩm cho đất, bảo vệ và hạn chế xói mòn rửa trôi đất của tầng cây bụi thảm tươi. Cháy rừng do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Đốt nương làm rẫy mà không có sự kiểm soát của con người, thiếu ý thức khi mang lửa và sử dụng lửa trong rừng, ...
Trong KBT các vụ cháy rừng xảy ra từ trước tới nay nguyên nhân chủ yếu do người dân dùng lửa săn bắt thú nhỏ, lấy mật ong, đốt nương làm rẫy… đã làm mất sinh cảnh sống của các loài động thực vật. Theo thống kê năm 2014 tại khu bảo tồn xảy ra 3 vụ cháy rừng làm mất 12,5ha rừng (Nguồn: Khu bảo tồn Tây yên Tử).