KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu máy chữa cháy rừng dùng tác nhân chữa cháy là không khí (Trang 99 - 101)

- Khí hậu và thời tiết: Từ thực tiễn ta thấy rằng khí hậu và thời tiết có quan

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Sau khi thực hiện xong đề tài chúng tơi có một số kết luận sau:

1. Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết của quá trình cháy đề tài đã lựa chọn được chất chữa cháy rừng tại chỗ sẵn có đó là: khơng khí rất phù hợp với việc chữa cháy rừng ở những nơi có địa hình đồi núi cao, những nơi khơng có nguồn nước.

2. Đề tài đã tiến hành thực nghiệm từ đó xác định được một số thông số của vật liệu cháy rừng rừng đó là: chiều dày lớp vật liệu cháy rừng, khối vật liệu cháy trên 1m2 diện tích. Đã xác định được nhiệt độ, chiều cao ngọn lửa, khoảng cách người chữa cháy có thể tiếp cận được đám cháy. Đề tài đã xác định được thông số cần thiết của chất chữa cháy là khơng khí, đó là lưu lượng 0,7 m3/s, vận tốc v = 68 m/s. Những thông số đã được xác định ở trên là cơ sở để tính tốn, thiết kế thiết bị chữa cháy rừng.

3. Đề tài đã xây dựng được cơ sở lý thuyết về tính tốn máy quạt gió để dập lửa, q trình nghiên cứu lý thuyết có thể áp dụng trong tính tốn thiết kế quạt gió, đã khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến lưu lượng và vận tốc của quạt gió, kết quả khảo sát cho thấy dạng cánh quạt, đường kính trong, đường kính ngồi, bề rộng, diện tích cửa vào gió, góc lắp ráp đầu vào và đầu ra của cánh quạt là những tham số ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của máy quạt chữa cháy rừng.

4. Đề tài đã tiến hành thực nghiệm xác định được quan hệ giữa chiều dài ống thổi với vận tốc khí thổi, quan hệ giữa lưu lượng và vận tốc với thời gian dập tắt đám cháy. Bằng nghiên cứu thực nghiệm đề tài đã xác định được thông số cần thiết của khơng khí để chữa cháy, sai lệch giữa kết quả tính theo lý thuyết và thực nghiệm nằm trong khoảng giới hạn cho phép, nên mơ hình tính theo lý thuyết là có thể chấp nhận được.

5. Bằng nghiên cứu thực nghiệm đề tài đã xác định được thơng số tối ưu của góc lắp ráp đầu vào β1 = 60,40, góc lắp ráp đầu ra β2 = 126,90, vận tốc lớn nhất của quạt là 59,33m/s, hiệu suất lớn nhất η = 0,53.

6. Đề tài đã tính tốn thiết kế và chế tạo ra được thiết bị chữa cháy rừng chất chữa cháy là khơng khí. Thiết bị có trọng lượng nhẹ hơn, lưu lượng khơng khí lớn hơn, độ rung nhỏ hơn máy hiện có. Đề tài đã tiến hành thực nghiệm máy chữa cháy rừng đã được thiết kế chế tạo, kết quả thực nghiệm đã xác định được một số chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật của thiết bị đó là: thời gian dập tắt đám cháy của thiết bị, năng suất dập lửa.

7. Đề tài đã tiến hành so sánh một số chỉ tiêu kỹ thuật của máy đã được thực nghiệm với một số thiết bị hiện có. Kết quả so sánh cho thấy máy thổi gió đã được thiết kế và chế tạo có trọng lượng nhẹ, độ rung nhỏ, thời gian dập tắt đám cháy ngắn, năng suất dập lửa cao hơn máy MHB - 28 và HB 2301. Từ kết quả thực nghiệm có thể khẳng định là: máy thổi gió đã được nghiên cứu thiết kế và chế tạo hồn tồn có thể áp dụng vào thực tế để dập tắt được đám cháy rừng có cường độ vừa và nhỏ, cháy trên mặt đất.

2. Kiến nghị

Do thời gian nghiên cứu có hạn, với giới hạn của đề tài đã được trình bày ở phần mở đầu, để hoàn thiện thiết bị cần phải tiếp tục nghiên cứu một số vấn đề sau: 1. Cần tiếp tục nghiên cứu rung động của máy để đưa ra các giải pháp chống rung cho thiết bị, tiếp tục nghiên cứu tối ưu thêm một số thông số khác như lưỡi ốc, diện tích cửa vào gió, bề rộng của cánh quạt.

2. Cần phải tiến hành khảo nghiệm thiết bị ở nhiều loại vật liệu cháy rừng cỏ chanh, lau chít, lá thơng...., nhiều loại địa hình khác nhau và những đám cháy lớn, cháy ở trên tán cây để từ đó đánh giá được hạn chế của thiết bị.

3. Công nghệ chữa cháy, kỹ thuật sử dụng thiết bị để dập lửa nó ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và hiệu quả chữa cháy, do vậy cần tiếp tục nghiên cứu công nghệ và kỹ thuật chữa cháy bằng máy thổi gió để nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu máy chữa cháy rừng dùng tác nhân chữa cháy là không khí (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)