- Khí hậu và thời tiết: Từ thực tiễn ta thấy rằng khí hậu và thời tiết có quan hệ chặt chẽ với cháy rừng Khí hậu và thời tiết khô hanh làm cho độ ẩm của vật liệu
THỰC NGHIỆM MÁY CHỮA CHÁY RỪNG DÙNG TÁC NHÂN CHỮA CHÁY LÀ KHÔNG KHÍ
5.3. So sánh khả năng dập lửa của thiết bị chữa cháy đã đƣợc nghiên cứu với các thiết bị hiện có
các thiết bị hiện có
Sau khi thực nghiệm đã xác định được một số chỉ tiêu kỹ thuật của thiết bị chữa cháy.Chúng tôi tiến hành so sánh các chỉ tiêu của các thiết bị để đánh giá khả năng dập lửa và hiệu quả chữa cháy của các thiết bị. Số liệu khảo nghiệm
máy chữa cháy của Trung Quốc và Nhật Bản được xác định trong đề tài cấp cơ sở [17]. Kết quả so sánh được thể hiện ở bảng 5.3.
Bảng 5.3: So sánh thời gian dập lửa của máy chữa cháy tác nhân là không khí
TT Chỉ tiêu so sánh
Máy thổi gió của Trung
Quốc
Máy thổi gió của Nhật
Bản
Máy thổi gió đã được thiết
kế chế tạo
1 Trọng lượng thiết bị (kg) 10,5 4 8,5
2 Lưu lượng không khí (m3/phút)
35 10 50
3 Thời gian dập tắt đám cháy (phút)
14 28 12
4 Năng suất dập lửa ở chiều dày vật liệu cháy rừng 20 cm (m/ph)
4,5 2,4 5,9
5 Chiều cao ngọn lửa dập được (m)
2 1,5 2,5
Nhận xét:
Từ bảng kết quả so sánh trên chúng tôi có những nhận xét như sau:
- Đối với thiết bị chữa cháy rừng tác nhân là không khí đã được nghiên cứu có thời gian dập tắt đám cháy nhỏ hơn, năng suất chữa cháy cao hơn hẳn so với máy chữa cháy rừng của Nhật Bản và của Trung Quốc hiện đã được một số cơ sở sử dụng ở Việt Nam.
- Máy chữa cháy bằng sức gió được nghiên cứu thiết kế gọn nhẹ, tính cơ động cao, có thể sử dụng ở nơi có độ dốc cao độ dốc ≤500
.
- Việc nghiên cứu công nghệ chữa cháy, kỹ thuật sử dụng thiết bị ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả và năng suất dập lửa của thiết bị.
- Thiết bị được nghiên cứu thiết kế chế tạo đã đạt được các yêu cầu của mục tiêu đề tài đặt ra là: năng suất dập lửa cao, hiệu quả dập lửa lớn, thiết bị ngọn nhẹ sử dụng ở nơi không có nguồn nước, địa hình phức tạp.