- Tác giả đã tham khảo một số luận văn, nghiên cứu trước đó về rùa tại Trung tâm bảo tồn rùa Cúc Phương.“Nghiên cứu kỹ thuật nhân nuôi Rùa núi vàng tại Vườn quốc gia Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình” (2017), tác giả Lê Thị Hoài đã sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp tại chuồng nuôi để phục vụ nghiên cứu tập tính của loài Rùa núi vàng (tr.21) và Phương pháp phỏng vấn cán bộ, nhân viên Trung tâm để thu thập thông tin về khả năng sinh sản, thời gian, phương pháp ấp trứng, số lượng trứng qua từng năm, thời gian ấp nở, kích thước trung bình của trứng và con non (tr.22). Tác giả cũng sử dụng phương pháp phỏng vấn để tìm hiểu thành phần thức ăn, cách chế biến thức ăn cho rùa núi vàng tại Trung tâm. Ngoài ra tác giả còn sử dụng phương pháp cân thức ăn để xác định khẩu phần cụ thể và xác định lượng thức ăn cho từng cá thể.
- Trong “Nghiên cứu kỹ thuật nhân nuôi và cứu hộ rùa hộp trán vàng miền Trung (Cuora bourreti Obst & Reimann, 1994) tại Trung tâm bảo tồn rùa, Vườn quốc gia Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình” (2018), tác giả Nguyễn Minh Tâm cũng sử dụng phương pháp phỏng vấn và quan sát trực tiếp để xác định thành phần thức ăn, thời gian sinh sản, cách ấp trứng rùa hộp trán vàng miền Trung tại Trung tâm bảo tồn Rùa Cúc Phương.
- Tác giả Nguyễn Hồng Quang đã sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp bằng mắt thường và bằng kính hiển vi để xác định một số loại bệnh thường gặp trên rùa như ve, các loài ký sinh trùng khác. Ngoài ra tác giả còn sử dụng phương pháp phân tích các mẫu phân để xác định một sô loại bệnh thường gặp khác như: nhiễm Giun, sán, sỏi u rát trong báo cáo tốt nghiệp “Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh thường gặp trên rùa tại trung tâm bảo tồn rùa Cúc Phương, Vườn Quốc Gia Cúc Phương”.