Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kỹ thuật nhân nuôi loài rùa sa nhân cuora mouhotii (gray, 1862) tại trung tâm bảo tồn rùa vườn quốc gia cúc phương, tỉnh ninh bình​ (Trang 33)

- Chuẩn bị: Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết cho nghiên cứu như: bảng biểu in trên giấy A4 theo mẫu số liệu cần thu thập, nhật kí chép tay, máy ảnh xách tay hoặc điện thoại di động.

3.6.3.1. Phương pháp nghiên cứu kỹ thuật xây dựng chuồng nuôi

- Tìm hiểu các kiểu chuồng nuôi đạt tiêu chuẩn từ các tài liệu nghiên cứu trước để làm cơ sở cho việc đánh giá, so sánh với chuồng nuôi tại Trung tâm.

- Quan sát, mô tả chuồng nuôi tại Trung tâm. Tìm hiểu về vật liệu xây dựng kích thước chuồng nuôi, cách thức lắp đặt hệ thống cấp thoát nước cho Rùa trong chuồng.

- Phỏng vấn cán bộ chăn nuôi và quan sát về cách xử lý nước trong bể nuôi, các yêu cầu về vệ sinh chuồng nuôi và môi trường xung quanh.

Phương pháp phỏng vấn

Tham vấn người có kinh nghiệm và chuyên môn. Phương pháp quan sát trực tiếp

Bước 1: Trực tiếp đo đếm kích thước các kiểu chuồng (chiều rộng, chiều dài, chiều sâu của chuồng…

+ Bước 2: Mô tả vật liệu dùng để xây chuồng + Bước 3: Chụp ảnh dẫn chứng cụ thể

+ Bước 4: Ghi số liệu vào bảng

+ Bước 5: Xác định ưu/nhược điểm của các kiểu chuồng

Mẫu biểu 01: Các thông số chuồng nuôi. Kiểu chuồng Kích thước(m) Vật liệu làm nền Vật liệu làm chuồng Ghi chú Chiều dài Chiều rộng Chiều sâu Kiểu 1 Kiểu 2

Mẫu biểu 02: Ưu/nhược điểm của 2 kiểu chuồng cho sự thích nghi của Rùa sa nhân.

Kiểu chuồng 1 Kiểu chuồng 2

Ưu điểm Nhược điểm

3.6.3.2. Phương pháp nghiên cứu thành phần thức ăn

- Đợt 1: Theo dõi chế độ ăn khi thời tiết nóng, theo dõi trong 15 ngày (từ…... đến…...)

- Đợt 2: Theo dõi chế độ cho ăn khi thời tiết bắt đầu lạnh, theo dõi trong khoảng 15 ngày (từ … ....đến…...)

Tìm hiểu về thành phần thức ăn, cách chế biến thức ăn

- Phỏng vấn cán bộ chăn nuôi và quan sát trực tiếp về loại thức ăn, cách chế biến thức ăn cho Rùa sa nhân.

- Cho ăn trực tiếp: Cho Rùa sa nhân ăn các loại thức ăn có sẵn trong Trung tâm kết hợp với một số ngoài tự nhiên. Đây là phương pháp chính xác và ta có thể quan sát trực tiếp xem Rùa sa nhân ăn những loại nào, từ đó đưa ra bảng danh lục các loại thức ăn của Rùa sa nhân tại biểu 0.3

Mẫu biểu 03: Tổng hợp các loại thức ăn của Rùa sa nhân tại Trung tâm bảo tồn Rùa

Điều tra khẩu phần ăn hàng ngày của Rùa sa nhân

Sử dụng phương pháp cân lượng thức ăn mỗi bữa cho ăn. Chú ý cân riêng từng loại thức ăn của Rùa non và Rùa trưởng thành. Từ đó ta xác định lượng thức ăn mà Rùa ăn mỗi bữa

Mẫu biểu 04. Khẩu phần ăn của Rùa sa nhân theo tuổi.

Tuổi Lượng thức ăn/ngày (g/con)

Mùa nóng Mùa lạnh

Rùa non (< 8 tuổi)

Rùa trưởng thành (≥ 8 tuổi)

Điều tra tỉ lệ các loại thức ăn và lịch cho Rùa sa nhân ăn

Sử dụng phương pháp cân từng loại thức ăn có trong tổng lượng thức ăn cho Rùa ăn 1 bữa để xác định tỉ lệ các loại thức ăn trong lượng thức ăn tổng hợp. Kết quả được ghi chép lại tại biểu 05 và 06

Mẫu biểu 05: Thành phần và tỉ lệ các loại thức ăn của Rùa sa nhân

STT Loại thức ăn Khối lượng (g) Tỉ lệ Ghi chú 1

2 3

Mẫu biểu 06: Lịch cho ăn của Rùa sa nhân

Ngày

Mùa nóng Mùa lạnh

Rùa non Rùa trưởng thành Rùa non Rùa trưởng thành

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 … CN

3.6.3.3. Phương pháp nghiên cứu về các bệnh thường gặp ở Rùa sa nhân và cách chữa trị

- Dùng phương pháp phỏng vấn để biết các bệnh thường gặp và cách chữa trị ở Rùa sa nhân trong từng giai đoạn cụ thể (giai đoạn còn non, giai đoạn trưởng thành, giai đoạn sinh sản) qua kinh nghiệm của các cán bộ trực tiếp chăn nuôi Rùa và cán bộ thú y tại trung tâm, từ đó tổng hợp vào mẫu biểu 07.

Mẫu biểu 07: Các bệnh thường gặp ở Rùa sa nhân và cách chữa trị Giai đoạn Loại bệnh Nguyên nhân Cách chữa trị

Con non Trưởng thành Sinh sản

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Phân loại và kiểm dịch rùa sau khi cứu hộ

Rùa sa nhân tại Trung tâm bảo tồn rùa Cúc Phương được chăm sóc và nuôi dưỡng tại hai khu vực chính gồm:

- Khu vực cách ly: Nơi các cá thể rùa bị bệnh được chăm sóc và là nơi cách ly trong thời gian tối thiểu 90 ngày với các cá thể Rùa sa nhân nói riêng và các loài rùa khác nói chung sau khi được cứu hộ. Tại khu vực cách ly, quy trình kiểm dịch được kiểm soát rất chặt chẽ với quy định cụ thể nhằm hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm chéo thông qua quá trình tiếp xúc của nhân viên, sử dụng các dụng cụ…

- Khu vực quần thể chính: Là nơi nuôi nhốt các cá thể khỏe mạnh, các cá thể con non của chương trình nhân nuôi sinh sản các loài ưu tiên. Các cá thể Rùa sa nhân sau khi trải qua thời gian kiểm dịch sẽ được nhân viên thú y của Trung tâm kiểm tra kỹ lưỡng trước khi được hòa nhập vào quần thể chính.

4.2. Kỹ thuật nhân nuôi Rùa sa nhân

4.2.1. Kỹ thuật xây dựng chuồng nuôi của Rùa sa nhân

Mỗi loài Rùa khác nhau đều có yêu cầu riêng về nhiệt độ, độ ẩm môi trường. Hai yếu tố này vô cùng quan trọng đối với các loài Rùa, nếu sai lệch sẽ gây áp lực lớn cho Rùa, thay đổi sinh lý, thậm chí tử vong.

Đối với loài Rùa việc cung cấp điều kiện thích hợp về nhiệt độ, độ ẩm và những điều kiện về diện tích chuồng nuôi đủ rộng, sinh cảnh sống đa dạng (địa hình, diện tích mặt nước, hang hốc trú ẩn, thảm thực vật…) giống với ngoài tự nhiên giúp cho Rùa có điều kiện sống lý tưởng để sinh trưởng và phát triển.

4.2.1.1. Chuồng nuôi Rùa sa nhân

Rùa sa nhân là loài rùa cạn, do đó việc xây dựng chuồng trại cho Rùa sa nhân cần chú ý địa điểm xây dựng chuồng ở nơi cao ráo, thoát nước tốt và

đặc biệt không bị ngập trong mùa mưa bão. Mặt khác Rùa sa nhân là loài có khả năng chịu nhiệt kém, chúng thường rất dễ bị căng thẳng và yếu nếu thời tiết quá nắng nóng. Do đó chuồng nuôi Rùa sa nhân nên xây dựng theo hướng Bắc Nam, hạn chế xây dựng theo hướng Đông Tây vì thời gian đón nắng mặt trời sẽ rất dài trong ngày. Vào mùa hè ở miền Bắc nói chung, nền nhiệt độ bình quân rất cao do đó các chuồng nuôi Rùa sa nhân thường được lắp các ống phun nước tự động nhằm tăng độ ẩm và giảm nền nhiệt trong chuồng nuôi rùa trong những ngày nắng nóng.

Theo dõi trong môi trường nuôi nhốt cũng như ngoài môi trường tự nhiên cho thấy Rùa sa nhân là loài có khả năng leo trèo giỏi. Vì vậy trong nuôi nhốt cần thiết kế chuồng kín để tránh Rùa trốn thoát ra ngoài. Chuồng nuôi được xây dựng với kết cấu cột thép và lưới bao phủ xung quanh cũng như mái chuồng. Lưới thường được sử dụng là B40 không gỉ với chuồng nuôi Rùa trưởng thành và sắp trưởng thành, cột sắt dùng để đỡ với chiều cao là 2,5 m đường kính 6 cm và phía trên có lưới sắt hoặc dây thép gai bao phủ. Các cột sắt dựng cách nhau 2 m. Chân hàng rào chôn sâu 10 - 15 cm để tạo độ chắc chắn cho bộ khung đỡ. Mỗi chuồng nuôi có một cửa và một lối đi vào.

Kích thước chuồng nuôi là 84 m2 (6m x 14m với chiều cao là 2,5 m), chuồng nuôi nhỏ nhất thì có kích thước 40 m2, địa điểm xây chuồng có độ dốc nhất định để có thể thoát nước vào mùa mưa. Một chuồng nuôi đạt tiêu chuẩn an toàn tại Trung tâm phải đáp ứng đầy đủ điều kiện cho loài được nuôi trong đó, với kết cấu cột, lưới thép B40, mái che và tường bao ngăn cách bên ngoài đảm bảo an toàn tránh Rùa có thể trốn thoát ra ngoài, cũng như nguy cơ từ loài ăn thịt.

Hình 4.1. Một chuồng nuôi với hệ thống mái che và lưới bao quanh tại TCC

(Nguồn: Ông Đỗ Thanh Hào - Quản lý Trung tâm bảo tồn Rùa)

Ở mỗi chuồng nuôi chú ý cần có thêm những hàng rào chắn để tránh Rùa leo trèo và bò ra khỏi khu vực nuôi nhốt. Có thể dùng thân tre chẻ đôi đặt lên hàng rào chắn hoặc dùng tấm tôn hoa buộc ốp bên trong hàng rào, làm như vậy Rùa sẽ không bò ra ngoài được.

Mỗi khu chuồng nuôi rộng 84 m2 có thể nuôi từ 6 - 8 cá thể trưởng thành trong các nhóm sinh sản hoặc được chia thành các ngăn nhỏ cho con non hay những đôi được ghép cặp sinh sản bằng vách ngăn. Mỗi ngăn không nhỏ hơn 20 m2.

Các cá thể Rùa non sau khi ấp nở thành công cũng được nuôi tại các mô hình khác nhau, bao gồm:

Cách 1: Được áp dụng trước đây: Các cá thể Rùa con sau khi mới nở nên nuôi trong các lồng kính khoảng 4 - 5 tháng. Kích thước lồng kính là: 25

x 45 x 25 cm. Cho đất pha cát với tỷ lệ 1/1 vào trong bể với độ dầy khoảng 15 cm, sau đó cho lá khô vào trong bể. Trong mỗi bể phải bố trí một khay nước nhỏ (để tiết kiệm có thể cắt chai nước khoáng 1,5 lít, lấy phần đáy có chiều cao khoảng 3 cm).

Sau khi Rùa đã tương đối lớn có thể chuyển ra nuôi tại các hộp gỗ có kích thước từ 1,2 x 0,5 x 0,4 m và trong mỗi thùng có các khay đựng nước to (có thể dùng bằng khay đựng ấm - chén), cho đá sỏi suối vào trong khay để tạo điều kiện cho Rùa non có thể dễ dàng đi vào uống nước và đi ra khỏi khay. Mỗi thùng gỗ này có thể nuôi từ 1 - 2 cá thể Rùa non (tuy nhiên ưu tiên nuôi một cá thể).

Cách 2: Hiện đang được tiến hành tại Trung tâm

+ Nuôi trong nhà: Mỗi cá thể Rùa non được nuôi trong thùng nhựa hình chữ nhật (40 x 25 x 15cm), trong thùng có rêu khô ( nhập khẩu từ Anh) hoặc cỏ tươi, chậu nước nhỏ và một chiếc nắp nhựa làm nơi trú ẩn được bố trí gần giống với chuồng nuôi ngoài trời.

+ Nuôi ngoài trời: Với những chuồng nuôi ngoài trời, mỗi chuồng sẽ có 1 - 2 cá thể Rùa non, chuồng nuôi được xây dựng bằng gạch bi (1,5 x 2,0 x 0,6m) và mái được đậy bằng lưới mắt cáo để phòng chuột có thể tấn công chúng.

Hình 4.2. Chuồng nuôi Rùa sa nhân ngoài trời

Hình 4.4.Thùng nuôi Rùa sa nhân trong nhà với cỏ tươi Bảng 4.1. Kích thước chuồng nuôi đo được

Kiểu chuồng Kích thước Vật liệu làm nền Kích thước cửa chuồng (m) Ghi chú Chiều dài (m) Chiều rộng (m) Chiều cao (m) Cho Rùa mới nở 0,4 0,25 0,15 Nhựa Thực chất là hộp nhựa Cho Rùa nhỡ 1,5 2 0,6 Đất, lá, cỏ khô Cho Rùa trưởng thành 14 6 2,5 Đất, lá, cỏ khô 2 x 1

Bảng 4.2. Ưu nhược điểm của hai kiểu chuồng chính

Kiểu chuồng Ưu điểm Nhược điểm

Cho Rùa non

- Diện tích nhỏ, dễ theo dõi hoạt động của Rùa

- Chi phí xây chuồng ít

- Hạn chế được loài thiên địch (rắn, cầy…) tấn công Rùa - Diện tích nhỏ chỉ thả được từ 1 - 2 cá thể nên việc cạnh tranh thức ăn không diễn ra

- Diện tích nhỏ, hạn chế khu vực hoạt động của Rùa

- Chỉ thả được số lượng Rùa nuôi trong chuồng ít/thấp

- Việc tạo sinh cảnh cho chuồng nuôi bị hạn chế (không tạo được nhiều hang, suối và trồng nhiều cây tạo bóng mát) nơi lẩn trốn và trú ẩn cho Rùa ít.

Cho Rùa trưởng thành

- Diện tích lớn không gian, khu vực hoạt động nhiều, tạo cho Rùa có nhiều nơi ẩn nấp, lẩn trốn hơn

- Diện tích lớn nên dễ dàng bố trí tạo sinh cảnh cho Rùa hơn như: trồng cây cối tạo bóng mát, tạo suối, làm nhiều hang, tổ cỏ…

- Nhiều cây trong chuồng nuôi sinh cảnh sống của Rùa tốt hơn

- Địa điểm đẻ trứng rộng rãi - Có thể thả được số lượng Rùa nhiều ( số lượng tùy thuộc vào kích thước chuồng nuôi)

- Tốn nhiều diện tích - Chi phí xây chuồng cao hơn khá nhiều - Do thả được số lượng Rùa nhiều trong một chuồng nên xảy ra hiện tượng đánh nhau (đánh nhau thường xảy ra giữa 2 con đực và trong mùa giao phối) và việc cạnh tranh thức ăn diễn ra

4.2.1.2. Hang đá, tổ cỏ

Bên trong chuồng nuôi Rùa sa nhân, cần chú ý có các dòng suối nhỏ để cung cấp nước uống và nơi ngâm mình cho rùa. Vào mùa đông ờ miền Bắc, nền nhiệt bình quân xuống khá thấp do đó cần chú ý các hang đá, tổ cỏ làm nơi chú ẩn cho rùa. Đặc biệt Rùa sa nhân khá thích ẩn mình trong lớp lá khô do đó, chuồng nuôi Rùa sa nhân thường được phủ rất nhiều lá khô giúp rùa có thể ẩn mình và tìm kiếm nguồn thức ăn tự nhiên (Giun đất, ốc …) trong lớp lá mục. Phần lớn các loài Rùa nói chung trong đó có Rùa sa nhân nói riêng đều cần nơi lẩn trốn và trú ẩn khỏi kẻ thù chúng tạo cảm giác an toàn, tránh làm cho Rùa bị căng thẳng. Hang đá và tổ cỏ không chỉ là nơi trú ẩn, lẩn trốn khỏi kẻ thù của Rùa sa nhân mà chúng còn là nơi giữ nhiệt độ môi trường ổn định, ấm vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè tránh cho Rùa bị căng thẳng do thời tiết quá nóng hay quá lạnh. Hầu hết các cá thể Rùa sa nhân đều được phát hiện trong các hang kín.

Hang đá được tạo thành từ các viên đá xếp chồng lên nhau thành hang và nhiều khe nhỏ là nơi yêu thích của Rùa sa nhân. Rùa sa nhân thường ẩn mình dưới các lớp lá mục, cỏ khô, gỗ mục, chính vì thế trong khu chuồng nuôi cần bố trí lớp nền chuồng là cỏ khô, các đoạn gỗ mục nhằm mục đích lẩn trốn, trú ẩn khỏi kẻ thù và tạo sinh cảnh giống với ngoài tự nhiên nhất có thể.Ngoài ra có thể dùng các gốc cây xếp chồng lên nhau tạo thành nơi trú ẩn cho Rùa như trong tự nhiên.

Tổ Rùa được tạo lên bởi các khúc cây, khúc gỗ nhỏ (khúc cây/gỗ được cắt thành từng đoạn nhỏ dài khoảng 50 - 80 cm, có thể là khúc cây tươi hay khô đều sử dụng được) sau đó phủ lên với cành lá và cỏ chất thành từng đống. Mỗi chuồng tùy vào diện tích chuồng mà có tổ cỏ to nhỏ khác nhau, diện tích chuồng nhỏ thì tổ cỏ sẽ nhỏ và ít tổ (thường là 1 tổ), diện tích chuồng lớn thì tổ cỏ lớn và nhiều tổ cỏ (có thể là 2 tổ). Tránh sắp xếp cành/thân cây như một công trình xây dựng nơi trú ẩn, chỉ cần một vài khúc cây to với các cành cây

và thực vật (cỏ) khác phủ lên trên. Những tiểu sinh cảnh như vậy sẽ giúp cung cấp nơi trú ẩn cho Rùa, giữ mát về mùa hè, tránh rét về mùa đông, đồng thời giúp chúng giấu mình và giảm căng thẳng.

Hình 4.5. Hang đá cho Rùa trú ẩn Hình 4.6. Tổ cỏ cho Rùa trú ẩn

4.2.1.3. Hệ thống nước trong chuồng nuôi a) Hệ thống cung cấp nước

Nước là yếu tố rất cần thiết và cực kỳ quan trọng đối với sự sống, vì vậy để đảm bảo nước cung cấp cho Rùa thì trong mỗi chuồng nuôi sẽ được thiết kế các chậu, bể nước hay các suối nước khác nhau nhằm mục đích cung cấp nước uống, tạo độ ẩm cho Rùa.

Ở Rùa trưởng thành các chậu, bể nước hay suối nhân tạo, các núi đá nhỏ, đều có lớp lót bằng bạt hoặc xây bê tông ở phía dưới, và có kích thước to nhỏ khác nhau tùy thuộc vào số lượng, kích thước cá thể có trong chuồng.

Hình 4.7. Thiết kế chậu nước trong chuồng nuôi

Hình 4.8. Suối nhân tạo trong chuồng nuôi

b) Hệ thống phun nước

Môi trường sống thích hợp của Rùa sa nhân thường là nơi có độ ẩm cao, nhiệt độ thấp, dưới nền là dưới lớp lá/cỏ khô, hốc cây mục trên đất, nhiệt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kỹ thuật nhân nuôi loài rùa sa nhân cuora mouhotii (gray, 1862) tại trung tâm bảo tồn rùa vườn quốc gia cúc phương, tỉnh ninh bình​ (Trang 33)