Các bệnh thường gặp ở Rùa sa nhân và cách chữa trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kỹ thuật nhân nuôi loài rùa sa nhân cuora mouhotii (gray, 1862) tại trung tâm bảo tồn rùa vườn quốc gia cúc phương, tỉnh ninh bình​ (Trang 63 - 67)

Rùa sa nhân thường hay mắc các loại bệnh như: Ký sinh trùng, giảm cân bỏ ăn, thiếu Canxi… đặc biệt là khi nhiệt độ thay đổi đột ngột thì chúng sẽ mắc bệnh nhanh hơn. Vào mùa hè, do thời tiết nắng nóng quá mức sẽ làm cho Rùa bị say nắng, căng thẳng dẫn đến việc bỏ ăn, mất nước, mệt mỏi thậm chí là tử vong. Rùa sa nhân cũng là loài có sức chịu lạnh kém, khi nhiệt độ xuống sâu chúng thường ẩn mình vào trong các hang, hốc cây, tổ cỏ để tránh rét nhưng đối với những cá thể yếu thì khả năng mắc bệnh vẫn khá cao.

Bảng 4.11. Các bệnh thường gặp ở Rùa sa nhân và cách chữa trị

Giai đoạn Loại bệnh Biểu hiện Nguyên nhân Cách chữa trị

Con non Nhiễm Giun, ký sinh Phát hiện Giun sống trong phân Rùa Do nhiễm Giun ký sinh có trong thức ăn (Giun đất, Ốc sên…)

Tiến hành tẩy Giun định bằng các loại thuốc tâỷ Giun như: Pyrantel liều 25 mg/kg, 50 mg/ml ; Fenbenzadole liều 25 mg/kg,100 mg/ml.

Chú ý: tuyệt đối không được sử dụng

thuốc tẩy Giun Ivermectin trên Rùa, vì nó gây chết đối với Rùa.

Thiếu Canxi Mai mềm, chân yếu

Do không cung cấp đủ lượng Canxi cần thiết cho cơ thể Do không được phơi nắng thường xuyên

Cung cấp Canxi thông qua đường thức ăn hay đường tiêm bổ sung.

Mang Rùa phơi nắng thường xuyên dưới nhiệt độ thích hợp không quá nóng, tránh trường hợp bị căng thẳng và mất nước.

Giai đoạn Loại bệnh Biểu hiện Nguyên nhân Cách chữa trị Trưởng thành Bị thương, loét, nhiễm trùng da Các vết rách trên cở thể Có thể bị kẹt trong các hang, hốc đá bị sắc nhọn trong quá trình di chuyển trong chuồng.

Vào mùa sinh sản, con cái thường bị các con đực tấn công nhằm mục đích giao phối.

Các cá thể Rùa đực hung giữ nhốt chung dẫn đến đánh, tấn công lẫn nhau.

Mang cá thể Rùa bị thương vào trong nhà đựng trong thùng nhựa sạch sẽ để lau rửa, vệ sinh vết thương. Rửa vết thương bằng dung dịch cồn Povidon (đã pha loãng với tỉ lệ 1:9), nước muối sinh lý NaCl 0,9%...

Nếu vết thương quá nghiêm trọng thì cần sử dụng kháng sinh cho con vật, có thể sử dụng kháng sinh như Ceftadizime liều 20mg/kg tiêm bắp, điều trị trong vòng 5 - 10 ngày, mỗi lần cách nhau 72 giờ.

Nhiễm Giun, ký sinh Phát hiện Giun sống trong mẫu phân Rùa Do nhiễm Giun ký sinh có trong thức ăn (Giun đất, Ốc sên…) Do Giun ký sinh trên chất nền chuồng …

Tiên hành tẩy Giun định bằng các loại thuốc tâỷ Giun như: Pyrantel liều 25mg/kg, 50mg/ml ; Fenbenzadole liều 25mg/kg,100mg/ml.

Chú ý: tuyệt đối không được sử dụng

thuốc tẩy Giun Ivermectin trên Rùa, vì nó gây chết đối với Rùa.

Giai đoạn Loại bệnh Biểu hiện Nguyên nhân Cách chữa trị

Sinh sản

Tắc trứng

Dùng tay ấn vào phần chi sau thấy có trứng nhưng Rùa không đẻ được. Siêu âm thấy trứng bị tắc.

Do số lượng trứng nhiều, cơ thể cá thể mẹ yếu. Trong quá trình sinh sản không được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng, Canxi cân thiết.

Mang cá thể mẹ vào trong nhà, nơi yên tĩnh, thoáng mát

Cần tiến hành chụp X-quang để xác định rõ số lượng trứng có trong cơ thể cá thể mẹ Tiến hành bổ sung Canxi, các chất điện giải để cung cấp năng lượng cho cơ thể như Ringer Lactat. B-complex, cung cấp thức ăn dạng bột qua đường ống vào dạ dàycho cơ thể cá thể mẹ.

Nếu trong khoảng thời gian từ 1-2 ngày mà cá thể mẹ vẫn không đẻ được và càng yếu đi thì tiến hành tiêm thuốc Oxycylin để kích thích quá trình đẻ của cá thể mẹ.

Bị thương, loét, nhiễm trùng da

Vết rách trên cơ thể

Vào mùa sinh sản, con cái thường bị các con đực tấn công nhằm mục đích giao phối

Mang cá thể Rùa bị thương vào trong nhà đựng trong thùng nhựa sạch sẽ để lau rửa, vệ sinh vết thương. Rửa vết thương bằng dung dịch cồn Povidon (đã pha loãng với tỉ lệ 1:9), nước muối sinh lý NaCl 0,9%...

Nếu vết thương quá nghiêm trọng thì cần sử dụng kháng sinh cho con vật, có thể sử dụng kháng sinh như Ceftadizime liều 20mg/kg tiêm bắp, điều trị trong vòng 5 -

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kỹ thuật nhân nuôi loài rùa sa nhân cuora mouhotii (gray, 1862) tại trung tâm bảo tồn rùa vườn quốc gia cúc phương, tỉnh ninh bình​ (Trang 63 - 67)