Số liệu được xử lý theo phương pháp của William và Matheson (1994) bằng phần mềm Genstat 12.0. Đồng thời sử dụng kết hợp với các phương pháp xử lý số liệu thông dụng bằng phần mềm Excel, cụ thể như sau:
* Xử lý số liệu về sâu hại
Trên cơ sở kết quả phân cấp bệnh, các chỉ tiêu tỷ lệ bị bệnh và chỉ số sâu hại được tính theo các công thức sau:
+ Tỷ lệ cây bị hại (P%) được xác định theo công thức:
100 % x N n P Trong đó: n: Số cây bị hại ;
N: Tổng số cây điều tra.
+ Chỉ số bị hại (R) được xác định theo công thức:
N .vi i 1 ni R Trong đó:
ni: Số cây bị hại với chỉ số bị hại i; vi: Trị số của cấp bị hại thứ i; N: Tổng số cây điều tra.
- Mức độ bị hại được xác định dựa trên chỉ số bị hại (R) với 5 mức như sau: + R = 0: Không bị sâu;
+ 0 < R ≤ 1: Bị sâu hại nhẹ;
+ 1 < R ≤ 2: Bị sâu hại trung bình; + 2 < R ≤ 3: Bị sâu hại nặng; + 3 < R ≤ 4: Bị sâu hại rất nặng.
Chƣơng 3
ỀU K Ự Ê , D S K Ế
3.1. iều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu iều kiện tự nhiên:
Nghệ An có diện tích tự nhiên 1.648.997,1 ha, là tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước.
Vị trí địa lý:
Nghệ An nằm ở vĩ độ 18033' đến 20001' vĩ độ Bắc, kinh độ 103052' đến 105048' kinh độ Đông, ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ của Việt Nam.
Phía Đông giáp biển, phía Tây giáp nước CHDCND Lào, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa.
Nằm trong hành lang kinh tế Đông - Tây nối liền Myanmar - Thái Lan - Lào - Việt Nam theo Quốc lộ 7 đến cảng Cửa Lò. Nghệ An có 1 thành phố, 3 thị xã và 17 huyện. Trong đó, Thành phố Vinh là đô thị loại 1, là trung tâm kinh tế, văn hóa của tỉnh và của cả khu vực Bắc Trung bộ.
ịa hình:
Tỉnh Nghệ An nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn, địa hình đa dạng, phức tạp và bị chia cắt bởi các hệ thống đồi núi, sông suối hướng nghiêng từ Tây - Bắc xuống Đông - Nam với ba vùng sinh thái rõ rệt: miền núi, trung du, đồng bằng ven biển.
Đỉnh núi cao nhất là đỉnh Pulaileng (2.711 m) ở huyện Kỳ Sơn, thấp nhất là vùng đồng bằng huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành có nơi chỉ cao đến 0,2 m so với mặt nước biển (đó là xã Quỳnh Thanh huyện Quỳnh Lưu). Đồi núi chiếm 83% diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh.
Khí hậu:
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác động trực tiếp của gió mùa Tây - Nam khô và nóng (từ tháng 4 đến tháng 8) và gió mùa
Đông Bắc lạnh, ẩm ướt (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau). Nhiệt độ trung bình hàng năm 23 - 24,20C. Tổng lượng mưa trong năm là 1.200 - 2.000 mm. Độ ẩm trung bình hàng năm 80 - 90%. Tổng số giờ nắng trong năm khoảng 1.460 giờ.
hủy văn:
Tỉnh Nghệ An có 7 lưu vực sông (có cửa riêng biệt) với tổng chiều dài sông suối trên địa bàn tỉnh là 9.828 km, mật độ trung bình là 0,7 km/km2
. Sông lớn nhất là sông Cả (sông Lam) bắt nguồn từ huyện Mường Pẹc tỉnh Xiêng Khoảng (Lào), có chiều dài là 532 km (riêng trên đất Nghệ An có chiều dài là 361 km), diện tích lưu vực 27.200 km2
(riêng ở Nghệ An là 15.346 km2). Tổng lượng nước hàng năm khoảng 28.109 m3
.
ài nguyên đất:
Đất nông nghiệp 1.249.176,1 ha (đất sản xuất nông nghiệp: 276.047,1 ha, đất lâm nghiệp có rừng 963.691 ha, đất nuôi trồng thủy sản 7.984,1 ha, đất làm muối 837,8 ha, đất nông nghiệp khác 616,1 ha); Đất phi nông nghiệp 129.171,6 ha; Đất chưa sửa dụng: 270.649,4 ha. Đất đai lớn là tiềm năng để phát triển sản xuất nông, lâm, thuỷ sản trên quy mô lớn, tập trung, tạo vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến các loại sản phẩm từ cây công nghiệp dài ngày, ngắn ngày, cây ăn quả, cây dược liệu, chăn nuôi đại gia súc, gia cầm...
ài nguyên rừng:
Với 885.339 ha diện tích đất có rừng, rừng tự nhiên chiếm tỷ lệ lớn với diện tích 732.741 ha, rừng trồng chiếm 152.867 ha, độ che phủ đạt gần 54%. Rừng Nghệ An mang nhiều nét điển hình của thảm thực vật rừng Việt Nam. Theo thống kê có đến 153 họ, 522 chi và 986 loài cây thân gỗ, chưa kể đến loại thân thảo, thân leo và hạ đẳng. Trong đó có 23 loài thân gỗ và 6 loài thân thảo được ghi vào sách đỏ Việt Nam. Rừng tập trung ở các vùng đồi núi với hai kiểu rừng phổ biến là rừng kín thường xanh, phân bố ở độ cao dưới 700 m và rừng kín hỗn giao cây lá kim, phân bố ở độ cao lớn hơn 700 m.
3.2. iều kiện kinh tế
Kinh tế Nghệ An duy trì tốc độ tăng trưởng khá và chuyển dịch đúng hướng, sản xuất và kinh doanh trong các ngành, lĩnh vực tiếp tục được phát triển.
Riêng đối với ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu ảnh hưởng rất lớn của thiên tai, dịch bệnh, song với sự nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị và nhiều cơ chế chính sách phù hợp, kịp thời nên vẫn phát triển khá.
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành Nông, Lâm, Thủy sản bình quân nhiệm kỳ 2010 - 2015 đạt 4,58%; Giá trị tổng sản phẩm Nông, Lâm, Thủy sản Năm 2010: 22.513,14 tỷ đồng; Năm 2014: 27.036,95 tỷ đồng. Cơ cấu ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát triển đúng hướng. Năm 2010 cơ cấu nội ngành: Nông nghiệp 85,17%; Lâm nghiệp: 6,41%; Thủy sản: 9,92%. Năm 2014: Các chỉ tiêu cơ bản về sản xuất Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đều hoàn thành và vượt mức kế hoạch đề ra với tốc độ tăng trưởng đạt 4,5%/KH 4,0 - 4,5%; Trong đó: Nông nghiệp tăng 3,83%; Lâm Nghiệp: 5,66%; Ngư Nghiệp: 8,68%; Tỉ lệ dân nông thôn được sử dụng nước hợp về sinh theo quyết định 51 của bộ Nông nghiệp đạt 72%/KH 72%; Độ che phủ rừng đạt 54,6%/KH54,6%.
Đặc biệt năm 2014 là năm đầu tiên Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An triển khai thực hiện Quyết định số 6593/QĐ- UBND ngày 31/12/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và PTNT Nghệ An theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2013 - 2020. Sở Nông nghiệp và PTNT đã tái cơ cấu theo hướng phát triển sản xuất quy mô lớn, tập trung, gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị trên cơ sở phát huy các sản phẩm lợi thế của tỉnh. Áp dụng các biện pháp thâm canh bền vững, đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, giống nhằm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tập trung phát triển công
nghệ sau thu hoạch theo hướng hiện đại, nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm. Nên trong năm 2014 các chỉ tiêu cơ bản về sản xuất nông nghiệp đạt các chỉ tiêu đề ra. Tổng sản lượng lương thực lần đầu tiên vượt qua 1.200 tấn, tăng 20% so với năm 2010. Hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa theo yêu cầu của thị trường, thích ứng dần với biến đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng trên đơn vị diện tích. Năng suất, chất lượng, sản lượng nhiều loại cây trồng, vật nuôi năm sau luôn cao hơn năm trước. Tuy nhiên, đối với cây công nghiệp dài ngày như cây cao su, chè công nghiệp, năng suất có tăng nhưng sản lượng giảm và chưa đáp ứng đủ công suất của nhà máy chế biến. Trong đó:
- Về Lâm nghiệp:
Tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 3,34%, thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng (hiện nay có hơn 900 ngàn ha được bảo vệ); Khoanh nuôi rừng 55 ngàn ha; diện tích trồng rừng tập trung hàng năm đạt 14.000 ha đến 15.000 ha (chỉ tiêu nhiệm kỳ 2015 - 2015 là 10.000 ha đến 12.000 ha); chăm sóc rừng 22.000 ha; trồng cây phân tán khoảng 5 triệu cây mỗi năm. Tỷ lệ che phủ rừng dự kiến đến hết năm 2015 đạt 55%, đạt chỉ tiêu Nghị quyết 17 của Tỉnh Đảng bộ Nghệ An đề ra; Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng lâm sản bình quân 150 triệu USD; Huy động các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ và Phát triển rừng từ Trung ương, địa phương, các dự án hợp tác quốc tế và các doanh nghiệp bình quân 250 tỷ đồng trên năm; Nguồn ủy thác dịch vụ môi trường rừng từ năm 2011 đến nay cũng đã đạt trên 140 tỷ đồng góp phần tăng trưởng nguồn thu phục vụ cho công tác Bảo vệ và Phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Về Thủy sản:
Đẩy mạnh nuôi trồng, nâng cao hiệu quả khai thác và chế biến thủy sản; làm tốt công tác chuyển đổi diện tích sản xuất nông nghiệp năng suất thấp sang diện tích nuôi trồng thủy sản; Hệ thống trang trại sản xuất giống thủy sản được đầu tư đồng bộ và hiệu quả; sản lượng nuôi trồng, khai thác và
chế biến đều đạt và vượt mức chi tiêu. Tổng số tàu cá được đăng ký quản lý là: 3.968 chiếc. Tổng công suất tàu cá toàn tỉnh so với đầu nhiệm kỳ là: 443.764/239.236 CV đạt 185%. Tổng sản lượng thủy sản năm 2014 đạt 145 ngàn tấn, tăng hơn 45% so với sản lượng đầu nhiệm kỳ (2010: 95,659 ngàn tấn). Tốc độ tăng giá trị sản xuất giai đoạn 2010 - 2014 bình quân đạt 8,5 - 8,7%/ năm. Năm 2014 thành lập mới 110 tổ hợp khai thác trên biển với 951 phương tiện; thành lập được 01 nghiệp đoàn nghề cá với 12 tổ hợp tác và 58 tàu cá.
- Về Giao thông:
Các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ được đầu tư, nâng cấp, xây dựng và đang từng bước hoàn thiện. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định bổ sung sân bay Vinh vào mạng lưới quy hoạch sân bay quốc tế trong cả nước, công nhận và công bố sân bay Vinh thành sân bay Quốc tế. Có Công trình xây dựng Cầu vượt QL46B nối đường Đặng Thai Mai với Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam tại xã Nghi Kim Thành phố Vinh và Dự án nhà ga hành khách.
Cảng hàng không Vinh. Các công trình được thiết kế đồng bộ, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên, đáp ứng yêu cầu về quy hoạch và xây dựng của địa phương theo nội dung “Đề án phát triển thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An thành trung tâm kinh tế, văn hóa vùng Bắc Trung bộ” đã được Chính phủ phê duyệt với kiến trúc hiện đại. Công trình hoàn thành sẽ góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông, đường sắt Bắc - Nam tăng cường an toàn chạy tàu và góp phần hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông của tỉnh. Đặc biệt có con đường Hồ Chí Minh đi qua Nghệ An dài 132 km đã tạo điều kiện cho kinh tế phía Tây Nghệ An phát triển.
- Về cơ sở hạ tầng cho giáo dục, y tế, Nông, Lâm nghiệp:
Cũng được quan tâm xóa phòng học bằng tranh, tre, nứa, lá cơ bản đã hoàn thành. Hệ thống các Bệnh viện, trạm y tế từ cấp cở sở đến huyện tỉnh đều được quan tâm nâng cấp, sữa chữa. Nhiều công trình cơ sở hạ tầng
phục vụ phát triển ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như hạ tầng đường Lâm nghiệp gắn phòng cháy, chữa cháy, đường giao thông nông thôn, cơ sở sản xuất giống Lâm nghiệp chất lượng cao, công trình phòng chống cháy rừng...
- Về Thủy lợi, đê điều và phòng chống lụt bão:
Cơ bản đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, trong đó có Nông nghiệp và nông thôn. Trong 5 năm qua Nhà nước đã đầu tư trên 2.000 tỷ đồng để xây dựng và tu bổ trên 400 công trình thủy lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và phòng chống bão lũ, giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu, cấp nước chủ động cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dân sinh đều đạt và vượt chỉ tiêu Nghị quyết nhiệm kỳ 2010 - 2015. Các dự án trọng điểm như dự án công trình thủy lợi, Thủy điện bản Mồng, tu sữa cống Nam Đàn, cải tạo hệ thống thủy lợi Bắc, kè chống sạt lở và lũ ven Sông Lam... được triển khai với sự đầu tư của Nhà nước và các tổ chức quốc tế. Công tác tái định cư di dân vùng lòng hồ, ven sông được chỉ đạo kịp thời. Hệ thông kênh mương từng bước được bê tông hóa.
- Về Điện:
Lưới điện quốc gia đã có 20/20 huyện, thành thị của tỉnh Nghệ An. Gần 90 % số xã có điện thắp sáng. Các công trình thủy điện đã, đang và chuẩn bị khởi công xây dựng là những công trình quan trọng góp phần nhằm hạn chế lũ lụt, điều hòa và cung cấp nguồn nước, gồm: Thủy điện Bãn Vẽ, Bản Cốc, Sao Va, Bản Cánh, Hủa na, Nậm Mô, Cửa Đạt, Khe Bố, Nậm Pông, Sông Quang, Nậm Cắn, Ca Lôi, Yên Thắng, Nậm Nơn... Đặc biệt các Công trình Thủy điện đã đi vào hoạt động đạt hiệu quả cao trong vai trò cung cấp dòng điện hòa vào mạng lưới quốc gia phục vụ xây dựng đất nước trên con đường Công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong đó góp phần tạo ra nguồn tài chính bền vững cho Bảo vệ và Phát triển rừng thông qua việc thực hiện chính sách Chi trả Dịch vụ môi trường rừng.
Tuy nhiên, Nghệ An vẫn là một tỉnh nghèo, thu nhập bình quân đầu người thấp, chỉ bằng 70% của cả nước, tỉ lệ hộ nghèo còn cao; Là tỉnh có điều kiện tự nhiên khá phức tạp. Diện tích rừng núi nhiều, địa hình bị chia cắt mạnh; Khí hậu phức tạp như nắng nóng khô hạn do gió Lào gây nên, mùa mưa thường bị lũ lụt, rét đậm rét hại và gió bão. Tăng trưởng kinh tế chưa bền vững, chuyển địch cơ cấu còn chậm; chất lượng, hiệu quả còn thấp; một số chỉ tiêu chưa đạt kế hoạch đề ra. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Kết quả thu hút đầu tư còn hạn chế, chưa có dự án lớn mang tính đột phá. Một số dự án trọng điểm chậm phát huy hiệu quả. Đa số doanh nghiệp có quy mô nhỏ, cơ cấu ngành nghề chưa hợp lý, sức cạnh tranh thấp. Một số vấn đề bức xúc thuộc lĩnh vực văn hoá, xã hội, an ninh trật tự, nhất là ở vùng đặc thù chưa được giải quyết tốt; giải quyết việc làm cho người lao động còn hạn chế. Công tác xây đựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên một số mặt còn hạn chế. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của một số tổ chức đảng và chất lượng một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa cao. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, cải cách hành chính chưa đáp ứng được yêu cầu. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị ở cơ sở có nơi còn hình thức, hiệu quả thấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn còn chậm, năng suất một số loài cây trồng, vật nuôi chưa xứng với tiềm năng và yêu cầu thu nhập trên một đơn vị diện tích, sản phẩm nông sản hàng hóa ít, kim ngạch xuất khẩu đạt còn thấp, một số bộ phận nông dân vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn.
Với bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế có nhiều biến động như lạm phát, suy thoái kinh tế, phục hồi chậm sau khủng hoảng; Nhà nước có nhiều chủ trương thắt chặt đầu tư công; Vật tư đầu vào biến động, sản phẩm đầu ra của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không ổn định, thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi xảy ra dồn dập làm ảnh hưởng đến tăng trưởng. Nguồn lực đầu tư cho Nông nghiệp nông thôn còn