Kết quả phân tích đất cho thấy tính chất lý, hóa của các loại đất có sự khác nhau rõ (Bảng 4.6), một số loại đất rất chua và nghèo dinh dưỡng.
Bảng 4.6. ột số đặc điểm lý, hóa tính của các loại đất trồng át hoa
oại đất pHk cl Nts (%) P2O 5ts (%) K2O ts (%) P2O5dt (mg/kg) hành phần cơ giới 3 cấp (%) < 0,002 (mm) 0,002 - 0,02 (mm) 2 - 0,02 (mm) Đất phù sa 6,86 0,15 0,32 0,39 19,17 10,11 14,16 75,73 Đất phát triển trên đá vôi, tầng dày 6,94 0,13 0,35 0,76 42,98 28,51 24,44 47,05
oại đất pHk cl Nts (%) P2O 5ts (%) K2O ts (%) P2O5dt (mg/kg) hành phần cơ giới 3 cấp (%) < 0,002 (mm) 0,002 - 0,02 (mm) 2 - 0,02 (mm) Đất nâu đỏ, tầng dày 6,26 0,14 0,34 0,62 31,43 10,1 16,16 73,74 Đất nâu vàng, tầng dày 6,94 0,13 0,35 0,76 42,98 28,51 24,44 47,05 Đất nâu vàng, tầng mỏng 3,85 0,12 0,23 0,15 105,98 28,96 32,79 38,52 Đất đá lẫn, tầng đất mỏng 3,91 0,17 0,11 0,21 8,62 18,29 12,23 69,51 Đất bị xói mòn, thoái hóa 3,38 0,11 0,10 0,12 7,99 18,18 6,06 75,76
Đối với các loại đất tốt, tầng dày như đất (1) đất phù sa, (2) đất phát triển trên đá vôi, tầng dày, (3) đất nâu đỏ, tầng dày và (4) đất nâu vàng, tầng dày, các chỉ tiêu dinh dưỡng và pH cao, phù hợp với các yêu cầu về lập địa của cây Lát hoa.
Hai loại đất gồm (1) Đất đá lẫn, tầng đất mỏng và (2) Đất bị xói mòn, thoái hóa rất nghèo dinh dưỡng, hàm lượng N tổng số, P2O5 tổng số, K2O tổng số và P2O5 dễ tiêu rất thấp.
Kết quả nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của loại đất đối với tăng trưởng, tỷ lệ cây bị sâu đục ngọn và mức độ bị sâu đục ngọn có sự khác nhau rõ (Bảng 4.7).
Bảng 4.7. Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của loại đất đến khả năng bị sâu đục ngọn của cây Lát hoa
oại đất iai đoạn < 3 năm tuổi iai đoạn 3 - 5 năm tuổi
ΔH ΔD P% R ΔH ΔD P% R Đất phù sa 1,51 2,01 14,6 0,50 1,35 1,76 13,5 0,41 Đất phát triển trên đá vôi, tầng dày 1,55 2,12 8,6 0,21 1,46 1,85 8,2 0,22 Đất nâu đỏ, tầng dày 1,53 2,09 6,9 0,16 1,41 1,87 6,5 0,15 Đất nâu vàng, tầng dày 1,53 2,08 7,6 0,19 1,33 1,66 6,9 0,20 Đất nâu vàng, tầng mỏng 1,26 1,55 38,6 1,42 0,86 1,13 41,2 1,50 Đất đá lẫn, tầng đất mỏng 1,06 1,34 47,5 1,85 0,82 1,05 45,6 1,73 Đất bị xói mòn, thoái hóa đất 0,95 1,06 51,9 2,06 0,73 0,86 53,7 1,86
Ghi chú: ΔH là lượng tăng trưởng bình quân/năm của chiều cao vút ngọn (m); ΔD là lượng tăng trưởng bình quân/năm của đường kính ngang ngực (cm); P% là tỷ lệ cây bị sâu đục ngọn (%); R là chỉ số bị hại trung bình.
Qua bảng 4.7 cho thấy, cây Lát hoa trồng ở các loại đất tốt (1) đất phù sa, (2) đất phát triển trên đá vôi, tầng dày, (3) đất nâu đỏ, tầng dày và (4) đất nâu vàng, tầng dày đều có sinh trưởng vượt trội, hình thái thân cây tốt và đặc biệt ít bị sâu đục ngọn, tỷ lệ cây bị hại từ 6,5 - 14,6%. Ở giai đoạn dưới 3 năm tuổi, cây Lát hoa trồng ở các loại đất tốt nêu trên có tăng trưởng bình quân đạt trên 2,0 cm/năm về đường kính và trên 1,5 m/năm về chiều cao. Ở giai đoạn 3 - 5 năm tuổi tăng trưởng bình quân đạt trên 1,6 cm/năm về đường kính và trên 1,3 m/năm về chiều cao. Các nghiên cứu trước đây ở Việt Nam cũng cho thấy, cây trồng trong điều kiện thuận lợi, đất tốt, tầng dày, ẩm có thể đạt lượng tăng trưởng hàng năm về đường kính từ 1,7 - 2,3 cm và 1,5 - 2,1 m về
chiều cao. Cây 15 tuổi đường kính đạt từ 30 - 32 cm và chiều cao đạt 17 - 22 m (Nguyễn Bá Chất, 1994).
Ngược lại, ở những nơi đất xấu, nhiều đá lẫn, tầng đất mỏng, cây vừa sinh trưởng kém lại vừa có tỷ lệ cây bị sâu đục ngọn rất cao, trên 31%, hình thân xấu, tỷ lệ đa thân rất cao.
4.4. ề xuất một số biện pháp phòng trừ sâu đục ngọn Lát hoa
- Điều kiện gây trồng:
Lát hoa có thể sinh trưởng, phát triển tốt ở những nơi có lượng mưa hàng năm trên 1.600 mm, không trồng Lát hoa ở nơi quá khô hạn.
Cây Lát hoa sinh trưởng khá nhanh trên nhiều loại đất khác nhau, như đất đồi có độ dốc trung bình, đất phát triển trên núi đá vôi, đất phù sa. Tuy nhiên, đòi hỏi đất sâu ẩm, thoát nước, độ dầy tầng đất tối thiểu 50 cm, thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt trung bình. Không trồng Lát hoa trên đất khô cằn, đá lẫn nhiều, úng nước.
- Nguồn giống:
Cần sử dụng nguồn giống đã được chọn lọc, từ cây mẹ có thân thẳng, đoạn thân dưới cành lớn, tán cân đối, không bị sâu đục ngọn, đã cho 2 vụ quả trở lên. Chỉ thu hái quả khi quả chín, vỏ quả đã chuyển màu nâu vàng.
- Tiêu chuẩn cây con trồng rừng:
Tuổi cây con xuất vườn tối thiểu là 6 tháng tuổi, chiều cao tối thiểu 50 cm và đường kính cổ rễ tối thiểu 5 mm, cây xanh tốt, cứng, thẳng, không bị sâu bệnh hại, không bị cụt ngọn, hai ngọn, bầu cây không bị bẹp, bị vỡ.
- Phương thức trồng:
Nên trồng xen với cây nông nghiệp hoặc trồng xen cây bản địa.
- Kỹ thuật trồng:
Xử lý thực bì: Phát dọn toàn diện, hoặc phát theo băng, thu gom thành giải, trường hợp đặc biệt như cây quá dầy rậm, mới tiến hành đốt có kiểm soát.
Làm đất: Đào hố trước khi trồng khoảng 15 ngày, kích thước hố 40x40x40 cm. Lấp hố trước khi trồng khoảng 7 ngày, bằng cách cho đất mặt
xuống dưới, trộn đều với 3 kg phân chuồng hoai + 0,3 kg NPK/hố, sau đó lấp đầy đất gần ngang miệng hố.
Mật độ trồng: 1.330 - 1.600 cây/ha.
Thời vụ trồng: Vụ xuân hoặc vụ hè thu nhưng chỉ trồng vào 2 tháng đầu mùa mưa. Trồng rừng vào ngày râm mát, mưa nhỏ, đất ẩm, tránh những ngày nắng nóng, bốc hơi nhiều, mưa to.
- Chăm sóc:
Tưới cây: Khi mới trồng cây còn nhỏ nếu có điều kiện (trồng trong vườn hộ) có thể tưới giữ độ ẩm cho cây nhất là khi trời nắng nóng. Khi cây đã bám rễ, cây đã ổn định, giảm dần nước tưới.
Chăm sóc trong 3 năm, mỗi năm 2 - 3 lần. Làm cỏ sạch, xới đất quanh gốc rộng 80 - 100 cm, phát hết dây leo, cỏ dại.
Tỉa cành: Thời kỳ cây còn nhỏ thường mọc nhiều cành, nhánh cần tỉa bớt cành, tỉa thân đối với cây có nhiều thân, chỉ để lại một thân.
- Biện pháp phòng trừ sâu đục ngọn:
Vào tháng 6 - 8 là thời kỳ cây sinh trưởng phát triển tốt nhất, cây ra nhiều cành lá khi thấy sâu xuất hiện chúng ta huy động người dân bắt sâu.
Ngoài ra, tiến hành đặt bẫy dính và bẫy đèn để diệt bớt trưởng thành. Thời gian đặt bẫy từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 6 và cuối tháng 7 đến đầu tháng 8.
Khi thấy ngọn cây, đầu cành có các vết xước, nhựa chảy ra xuất hiện các lỗ đục của sâu trưởng thành chích vào thân cây để đẻ trứng, chúng ta có thể dùng dao khoét, cạo bỏ sẹo sâu đục, hoặc cắt tỉa bớt cành bị hại để tiêu hủy.
Đối với những cây bị hại quá nặng cần chặt cây thu gọn lại thành đống rồi đốt. Tiến hành xới đất, phát dọn thực bì xung quanh gốc cây để hạn chế nơi cư trú của sâu, số lần phát dọn trong năm là 1 đến 2 lần, thời gian phát dọn xới đất từ tháng 2 đến đầu tháng 3, đợt 2 vào tháng 10.
KẾ UẬ VÀ K Ế Ị
1. Kết luận
Qua quá trình điều tra thu thập các loài sâu hại trên cây Lát hoa ở khu vực nghiên cứu (KVNC), sau thời gian nghiên cứu từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2019 tại KVNC đã ghi nhận được 13 loài sâu hại. Thành phần sâu hại Lát hoa tương đối đa dạng: Có 6 loài sâu hại thân (40%), 5 loài sâu hại lá (33,33%), 2 loài sâu hại rễ (13,33%),1 loài sâu đục ngọn (6,67%) và 1 loài sâu hại vỏ (6,67%).
Đã xác định được đặc điểm hình thái, tập tính gây hại và triệu chứng gây hại của sâu đục ngọn trên cây Lát hoa. Đây là những thông tin quan trọng trong việc nhận biết và phòng chống sớm sâu đục ngọn trên cây Lát hoa.
Đã phân tích được một số yếu tố môi trường có ảnh hưởng đến sâu đục ngọn cây Lát hoa tại khu vực nghiên cứu:
- Tuổi cây có ảnh hưởng rõ đến khả năng bị sâu đục ngọn. Tỉ lệ gây hại và mức độ bị hại trong rừng trồng Lát hoa thuần loài ở cấp tuổi nhỏ nặng hơn so với ở các cấp tuổi cao hơn;
- Các phương thức trồng khác nhau, tỷ lệ cây bị sâu đục ngọn và mức độ bị sâu đục ngọn có sự khác nhau rõ. Phương thức trồng Lát hoa thuần loài bị sâu đục ngọn nặng nhất và phương thức trồng Lát hoa phân tán bị sâu đục ngọn nhẹ nhất;
- Ở các độ cao khác nhau, tỷ lệ cây bị sâu đục ngọn và mức độ bị sâu đục ngọn có sự khác nhau rõ. Rừng trồng Lát hoa ở độ cao trên 600 m so với mực nước biển có tỷ lệ và mức độ sâu đục ngọn thấp nhất và rừng trồng Lát hoa ở độ cao dưới 200 m có tỷ lệ và mức độ sâu đục ngọn cao nhất;
- Kết quả nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của loại đất đối với tăng trưởng, tỷ lệ cây bị sâu đục ngọn và mức độ bị sâu đục ngọn có sự khác nhau rõ. Cây Lát hoa trồng ở các loại đất tốt, đất phù sa, đất phát triển trên đá vôi, tầng dày, đất nâu đỏ, tầng dày và đất nâu vàng, tầng dày đều có sinh trưởng vượt trội, hình thái thân cây tốt và đặc biệt ít bị sâu đục ngọn. Ngược lại, ở
những nơi đất xấu, nhiều đá lẫn, tầng đất mỏng, cây vừa sinh trưởng kém lại vừa có tỷ lệ cây bị sâu đục ngọn rất cao, hình thân xấu, tỷ lệ đa thân rất cao.
Đề xuất nhanh được một số biện pháp phòng trừ sâu đục ngọn Lát hoa: Về điều kiện gây trồng, nguồn giống, tiêu chuẩn cây con trồng rừng, phương thức trồng, kỹ thuật trồng, cách chăm sóc và biện pháp cơ giới.
2. Kiến nghị
- Cần nghiên cứu nhiều hơn về các biện pháp phòng trừ, đặc biệt là vào thời kì sâu đục ngọn hoạt động mạnh để đạt được kết quả tốt hơn.
- Cần phải tăng cường nghiên cứu hơn nữa để có được đầy đủ thông tin của nhiều loài sâu hại hiện nay vẫn còn thiếu.
TÀI U THAM K ẢO
iếng Việt
1.Lê Văn Bình, Đặng Như Quỳnh và Phạm Quang Thu (2016), Tạo nội sinh nhân tạo nấm Bạch cương (Beauveria bassiana) cho Bạch đàn camal để phòng trừ ong đen (Leptocybe invasa) gây u bướu, Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, (1): 4218-4224.
2.Nguyễn Bá Chất (1990), Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học đề tài ‘Các biện pháp kỹ thuật nuôi dưỡng rừng Lát hoa nhằm cung cấp gỗ lớn’, Viện KHLN Việt Nam.
3.Nguyễn Bá Chất (1994), Lát hoa - một loài cây gỗ quý bản địa cần được quân tâm phát triển, Tạp chí Lâm nghiêp, (11): 19.
4.Nguyễn Bá Chất (1996), Luận án phó tiến sĩ nông nghiệp, đề tài ‘Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học và biện pháp kỹ thuật gây trồng nuôi dưỡng Lát hoa (Chukrasia tabularis A. Juss), Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
5.Nguyễn Minh Chí và Phạm Quang Thu (2016), Nghiên cứu định loại vi sinh vật nội sinh trong các dòng Keo lá tràm đối kháng nấm Ceratocystis manginecans gây bệnh chết héo, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (16): 127-131.
6.Nguyễn Minh Chí và Phạm Quang Thu (2016b), Nghiên cứu tính chống chịu bệnh chết héo do nấm Ceratocystis manginecans gây ra của các dòng Keo lá tràm bằng lây bệnh nhân tạo, Tạp chí Bảo vệ thực vật, (6): 27-32.
7.Nguyễn Minh Chí, Nguyễn Văn Nam và Phạm Quang Thu (2016), Sử dụng dịch chiết từ lá Keo lá tràm để xác định tính kháng bệnh chết héo do nấm Ceratocystis manginecans, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (20): 122-130.
8.Nguyễn Minh Chí, Dương Xuân Tuấn, Lê Bảo Thanh, Ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến khả năng bị sâu đục ngọn của cây Lát hoa tại v ng Tây B c và B c Trung Bộ.
9.Nguyễn Quang Dũng và Phạm Quang Thu (2008), Tuyển chọn loài, xuất xứ chống chịu ong ký sinh gây u bướu ngọn và lá bạch đàn, Tạp chí NN&PTNT, (2): 79-84.
10. Vũ Văn Định, Phạm Quang Thu và Nguyễn Hoài Thu (2012), Vai trò của vi khuẩn nội sinh trong sự kích kháng nấm Collectotrichum gloeosporioide trên Keo tai tượng trồng ở một số v ng miền B c Việt Nam, Tạp chí NN&PTNT thôn, (18): 91-96.
11. Nguyễn Văn Định (1992), Một số loài cây gỗ lớn có triển vọng trồng xây dựng vườn rừng v ng Đông B c, Tạp chí Lâm nghiệp, (9): 29.
12. Nguyễn Văn Độ và Đào Ngọc Quang (2001), Kết quả ban đầu về điều tra đánh giá mức độ hại của sâu đục nõn Hypsipyla robusta trên một số xuất xứ cây lát, Thông tin khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp, (4): 20-22.
13. Nguyễn Văn Độ (2002), Kết quả điều tra thành phần và mức độ hại của sâu đục ngọn trên một số loài cây thuộc họ xoan, Thông tin KHKT Lâm nghiệp, (3): 12-13.
14. Nguyễn Văn Độ (2003), Luận án tiến sĩ “Nghiên cứu sinh học, sinh thái và biện pháp quản lý tổng hợp sâu đục ngọn Hypsipyla robusta hại cây lát Chukrasia tabularis tại một số địa điểm ở miền B c Việt Nam”, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
15. Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam (2015), Báo cáo tình hình xuất nhập khẩu gỗ năm 2015.
16.Trần Hợp (2002), Tài nguyên cây gỗ Việt Nam, Nxb Nông nghiệp TP Hồ Chí Minh.
17. Lê Đình Khả và các cộng tác viên (2003), Chọn tạo giống và nhân giống cho một số loài cây trồng chủ yếu ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, trang 156-163.
18. Lê Đình Khả, Hà Huy Thịnh, Phan Thanh Hương và Mai Trung Kiên (2005), Trồng Lát hoa dưới tán keo dây, một biện pháp lâm sinh có hiệu quả, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (67): 77-80.
19. Đoàn Thị Mai và Lê Sơn (2013), Nhân giống cho một số loài cây rừng mới chọn tạo bằng nuôi cấy mô tế bào, Kết quả nghiên cứu khoa học, Bộ NN&PTNT, (4): 49-58.
20. Hà Thị Mừng (2016), Báo cáo tổng kết đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm học, chọn giống, kỹ thuật trồng và công dụng của cây Cóc hành (Azadirachta exselsa (Jack) Jacob) ở v ng khô hạn Nam Trung Bộ”, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
21. Phạm Quang Nam, Nguyễn Minh Chí và Phạm Quang Thu (2015), Đánh giá ảnh hưởng của phân vi sinh MF1 đến sinh trưởng và kháng bệnh hại keo tai tượng và keo lá tràm trong giai đoạn vườn ươm, Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, (17): 119-126.
22. Nguyễn Thị Thúy Nga, Phạm Quang Thu (2006), Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn nội sinh thực vật để phòng trừ nấm Fusarium equiseti gây bệnh sọc tím ở cây luồng, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (10): 49-58.
23. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2007), Át lát cây rừng Việt Nam, tập 1, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
24. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2015), Báo cáo tổng kết đề tài „Nghiên cứu chọn các dòng keo và bạch đàn chống chịu bệnh có năng suất cao phục vụ trồng rừng kinh tế, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
25. Huỳnh Đức Nhân, Nguyễn Quang Đức và Nguyễn Thị Tươi (2007), Sinh trưởng của 10 loài cây gỗ lớn trồng thí nghiệm tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang và Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, (12): 110-112, 115.
26. Đào Ngọc Quang (2008), Hạn chế tác hại của sâu đục ngọn Hypsipyla robusta Moore bằng biện pháp che bóng, Thông tin KHKT Lâm nghiệp, (1): 512-518.
27. Đào Ngọc Quang và Lê Văn Bình (2009), Nghiên cứu xác định cơ chế kháng sâu róm thông (Dendrolimus punctatus Walker) của Thông nhựa (Pinus merkusii Jungh. And Vriese), Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (8): 95-103.
28. Đào Ngọc Quang (2010), Báo cáo tổng kết đề tài „Nghiên cứu tuyển chọn và nhân giống Thông nhựa kháng Sâu róm thông‟, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
29. Đào Ngọc Quang và Đặng Như Quỳnh (2014), Ảnh hưởng của vi sinh vật