Sâu đục ngọn (H. robusta) gây hại rất mạnh đối với cây Lát hoa ở giai đoạn dưới 3 năm tuổi, đặc biệt là ở giai đoạn 1 - 2 năm tuổi. Sâu non ở giai đoạn tuổi 1 - 2 mới ăn lá non và chồi non, sau đó chúng thường tấn công đầu tiên vào ngọn chính rồi và các ngọn của cành bên. Chúng đục ngọn, ăn phần mô mềm bên trong ngọn non, làm cho ngọn bị héo, gãy, khô và chết. Sau đó chúng lại chuyển sang tấn công các ngọn mới. Sau khi cây Lát hoa bị sâu đục ngọn, ngọn cây bị chết và sẽ mọc thành cụm chồi mới, gây hiện tượng đa thân, nhiều cành, làm giảm chất lượng hình thân và ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng.
Ở giai đoạn 1 - 3 năm tuổi, cây Lát hoa sinh trưởng rất nhanh về chiều cao, nếu bị sâu đục ngọn gây hại sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và chất lượng hình thân của cây. Do đó, rất cần nghiên cứu các giải pháp quản lý hiệu quả sâu đục ngọn sớm, đặc biệt là ở thời điểm trồng rừng đến 3 năm tuổi.
Hình 4.6. riệu chứng gây hại của sâu đục ngọn trên cấy át hoa 4.3. Ảnh hƣởng của một số yếu tố môi trƣờng đến khả năng bị sâu đục ngọn của cây Lát hoa
4.3.1. Ảnh hưởng của tuổi cây đến khả năng bị sâu đục ngọn của cây Lát hoa
Ảnh hưởng của tuổi cây đến khả năng bị sâu đục ngọn của rừng trồng Lát hoa ở Quỳ Hợp và Con Cuông đều có sai khác rõ ở cả hai chỉ tiêu cấp hại trung bình và tỷ lệ bị hại trung bình với P < 0,001 (Bảng 4.3).
Bảng 4.3. Kết quả ảnh hƣởng của tuổi cây đến khả năng bị sâu đục ngọn
Công thức
Quỳ ợp Con Cuông
Tỷ lệ gây hại (%) Mức độ bị hại (R) Tỷ lệ gây hại (%) Mức độ bị hại (R) < 3 tuổi 53,15c 1,92c 52,75c 1,93c 3 - 5 tuổi 34,88b 0,96b 35,13b 0,96b > 5 tuổi 15,55a 0,40a 15,68a 0,42a Lsd 4,97 0,13 4,82 0,14 Fpr < 0,001 < 0,001 < 0,001 < 0,001
Ghi chú: Các giá trị trong cùng cột với các ký tự giống nhau không có sai khác thống kê với P = 0,05 khi so sánh bằng tiêu chuẩn Dunncan.
Từ bảng 4.3 cho thấy yếu tố tuổi cây có ảnh hưởng rõ đến khả năng bị sâu đục ngọn. Tỉ lệ gây hại và mức độ bị hại trong rừng trồng Lát hoa thuần loài ở cấp tuổi nhỏ nặng hơn so với ở các cấp tuổi cao hơn. Với cấp dưới 3 năm tuổi, tỷ lệ cây bị sâu đục ngọn tại Quỳ Hợp và Con Cuông tương ứng là 53,15% và 52,75%. Với cấp trên 5 năm tuổi thì tỷ lệ gây hại và mức độ bị hại là thấp nhất, tại Quỳ Hợp là 15,55% còn tại Con Cuông là 15,68%. Ngoài ra, ta còn nhận thấy tỷ lệ gây hại và mức độ bị hại giữa hai huyện không có nhiều chênh lệch. Bên cạnh đó, tỷ lệ gây hại của sâu đục ngọn cây Lát hoa ở các độ tuổi tăng hơn so với trước (so sánh dựa theo kết quả từ nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Độ và Đào Ngọc Quang, 2001).
Nguyên nhân có sự chênh lệch rõ rệt về tỷ lệ gây hại của sâu đục ngọn giữa các cấp tuổi cây là do cấp tuổi khác nhau thì sinh trưởng của cây Lát hoa cũng khác nhau tạo nên hoàn cảnh sống khác nhau. Sau khi nở từ trứng, sâu tuổi 1 - 2 thường ăn các lá non sau đó mới đục vào trong nõn để tiếp tục hoàn thành vòng đời, với các cây từ 1 đến 3 năm tuổi đang trong giai đoạn sinh
trưởng mạnh về chiều cao, các chồi non sinh trưởng nhanh, đặc biệt là các đỉnh sinh trưởng vì vậy tình trạng sâu đục ngọn tập trung gây hại ở giai đoạn này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng chiều cao và định hình thân cây.
Do đó, cần tập trung triển khai các giải pháp kỹ thuật phòng trừ sâu đục ngọn ngay từ khi cây mới trồng đến giai đoạn 3 năm tuổi.
4.3.2. Ảnh hưởng của phương thức trồng đến khả năng bị sâu đục ngọn của cây Lát hoa cây Lát hoa
Kết quả nghiên cứu cho thấy ở các phương thức trồng khác nhau, tỷ lệ cây bị sâu đục ngọn và mức độ bị sâu đục ngọn có sự khác nhau rõ rệt. Phương thức trồng Lát hoa thuần loài tại khu vực nghiên cứu đều bị sâu đục ngọn nặng hơn rất nhiều so với các phương thức trồng khác (Bảng 4.4).
Bảng 4.4. Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của phƣơng thức trồng át hoa
Công thức
Quỳ ợp Con Cuông
Tỷ lệ gây hại (%) Mức độ bị hại (R) Tỷ lệ gây hại (%) Mức độ bị hại (R) Lát hoa trồng phân tán 6,4a 0,21a 7.3a 0,20a Rừng trồng Lát hoa hỗn
loài với cây bản địa 13,6
b
0,43b 13,5b 0,42b Rừng trồng Lát hoa hỗn
loài với cây nông nghiệp 19,9
c 0,84c 21,6c 0,85c Rừng trồng Lát hoa thuần loài 49,9 d 1,92d 49,8d 1,91d Lsd 2,62 0,30 2,64 0,28 Fpr < 0,001 < 0,001 < 0,001 < 0,001
Ghi chú: Các giá trị trong cùng cột với các ký tự giống nhau không có sai khác thống kê với P = 0,05 khi so sánh bằng tiêu chuẩn Dunncan.
Từ bảng 4.4 cho thấy phương thức trồng Lát hoa thuần loài có tỷ lệ gây hại và mức độ bị hại cao nhất với tỷ lệ là 49,9% ở Quỳ Hợp và 49,8% ở Con Cuông. Tỷ lệ gây hại và mức độ bị hại thấp nhất ở phương thức trồng Lát hoa phân tán (Quỳ Hợp: 6,4% và Con Cuông 7,3%). Điều này có thể được giải thích do các phương thức trồng khác nhau tạo ra các hoàn cảnh, môi trường sống khác nhau (nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm...) ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sâu đục ngọn. Nghiên cứu trồng rừng Lát hoa thuần loài, tập trung, không che bóng tại Prachuap Khiri Khan và Kansanaburi, Thái Lan đã cho thấy tỷ lệ cây bị sâu đục ngọn từ 21 - 100% (Pinyopusarerk and Kalinganire, 2003).
Phương thức trồng Lát hoa hỗn loài với cây bản địa hoặc trồng xen cây nông nghiệp đã hạn chế đáng kể tỷ lệ và mức độ bị sâu đục ngọn so với trồng thuần loài. Kết quả thí nghiệm trồng Lát hoa dưới tán rừng keo cũng đã ghi nhận hạn chế hiệu quả sâu đục ngọn, tuy nhiên với độ tàn che quá lớn lại kìm hãm sinh trưởng của cây Lát hoa (Lê Đình Khả et al., 2005) và chúng thường tái sinh tốt ở những nơi có khoảng trống hoặc bìa rừng (Pinyopusarerk and Kalinganire, 2003). Hai phương thức trồng này tuy chưa hạn chế tối đa sâu đục ngọn nhưng đã cung cấp dẫn liệu quan trọng về phương thức trồng nhằm hạn chế hiệu quả sâu đục ngọn cây Lát hoa.
Ở các mô hình trồng Lát hoa phân tán ở cả hai vùng đều cho thấy có tỷ lệ cây bị sâu đục ngọn và mức độ bị hại thấp hơn rừng trồng. Trong nhiều năm qua, cây Lát hoa đã được người dân trồng phân tán và trồng xen trong vườn hộ, vườn rừng rất thành công. Số lượng cây trên mỗi vườn thường từ 10 - 20 cây, cây sinh trưởng tốt và ít bị sâu đục ngọn gây hại. Tuy nhiên, các diện tích trồng phân tán chỉ phù hợp ở đường phố hoặc vườn hộ và khó có thể phát triển thành hàng hóa tập trung.
4.3.3. Ảnh hưởng của độ cao tuyệt đối đến khả năng bị sâu đục ngọn của cây Lát hoa cây Lát hoa
đục ngọn và mức độ bị sâu đục ngọn có sự khác nhau rõ. Rừng trồng Lát hoa ở độ cao trên 600 m so với mực nước biển có tỷ lệ và mức độ sâu đục ngọn thấp nhất (Bảng 4.5).
Bảng 4.5. Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của độ cao đến khả năng bị sâu đục ngọn của cây Lát hoa
Công thức
Quỳ ợp Con Cuông
Tỷ lệ gây hại (%) Mức độ bị hại (R) Tỷ lệ gây hại (%) Mức độ bị hại (R) Dưới 200 m 58,8d 1,83d 58,9d 1,75d Từ 200 m đến dưới 400 m 49,5c 1,75c 42,4c 1,56c Từ 400 m đến dưới 600 m 29,3b 0,90b 28,8b 0,85b Trên 600 m 8,9a 0,14a 7,3a 0,15a Lsd 2,90 0,30 1,86 0,25 Fpr < 0,001 < 0,001 < 0,001 < 0,001
Ghi chú: Các giá trị trong cùng cột với các ký tự giống nhau không có sai khác thống kê với P = 0,05 khi so sánh bằng tiêu chuẩn Dunncan.
Từ bảng 4.5 cho thấy tỉ lệ gây hại cũng như mức độ bị hại của sâu đục ngọn giảm dần theo độ cao. Rừng trồng Lát hoa bị sâu đục ngọn nặng nhất khi trồng ở độ cao dưới 200 m, ở độ cao này, rừng trồng Lát hoa thuần loài bị sâu đục ngọn rất nặng, tỷ lệ bị hại trên 58% và mức chỉ số bị hại trên 1,7.
Rừng trồng Lát hoa ở độ cao trên 600 m có tỷ lệ bị hại và mức độ bị hại thấp nhất. Tại các độ cao này ở cả hai huyện Quỳ Hợp và Con Cuông, rừng trồng Lát hoa sinh trưởng tốt, ít bị sâu đục ngọn và khả năng phát triển rừng trồng thuần loài rất khả thi. Sở dĩ có sự khác này là do có sự khác nhau về tình hình sinh trưởng và phát triển của cây Lát hoa ở các độ cao khác nhau. Các độ
cao khác nhau thường có độ dốc và nhiệt độ khác nhau nên đã ảnh hưởng đến tình hình sinh trưởng của cây cũng như là côn trùng. Ở độ cao trên 600 m, cây Lát hoa sinh trưởng tốt, nhờ đó tăng sức đề kháng chống chịu với sâu đục ngọn tốt hơn. Càng lên cao nhiệt độ càng giảm mà nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của côn trùng nói chung và sâu đục ngọn nói riêng. Nhiệt độ thích hợp cho sâu đục ngọn trưởng thành sinh sản để hoàn thành một vòng đời bình quân là 18,5 - 26,5°C. Như vậy, độ cao có ảnh hưởng đến sự biến động của sâu đục ngọn.
Các nghiên cứu đã xác định được các đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh học, phân bố và tình hình gây hại của sâu đục ngọn đối với rừng trồng Lát hoa. Các nghiên cứu trên cho thấy ở các địa điểm với điều kiện lập địa khác nhau, rừng trồng Lát hoa bị sâu đục ngọn gây hại rất khác nhau. Do đó, cần nghiên cứu bổ sung về sự ảnh hưởng của các yếu tố lập địa, địa hình, khí hậu... đến sự gây hại của sâu đục ngọn đối với rừng trồng Lát hoa.
4.3.4. Ảnh hưởng của đất đai đến khả năng bị sâu đục ngọn của cây Lát hoa
Kết quả phân tích đất cho thấy tính chất lý, hóa của các loại đất có sự khác nhau rõ (Bảng 4.6), một số loại đất rất chua và nghèo dinh dưỡng.
Bảng 4.6. ột số đặc điểm lý, hóa tính của các loại đất trồng át hoa
oại đất pHk cl Nts (%) P2O 5ts (%) K2O ts (%) P2O5dt (mg/kg) hành phần cơ giới 3 cấp (%) < 0,002 (mm) 0,002 - 0,02 (mm) 2 - 0,02 (mm) Đất phù sa 6,86 0,15 0,32 0,39 19,17 10,11 14,16 75,73 Đất phát triển trên đá vôi, tầng dày 6,94 0,13 0,35 0,76 42,98 28,51 24,44 47,05
oại đất pHk cl Nts (%) P2O 5ts (%) K2O ts (%) P2O5dt (mg/kg) hành phần cơ giới 3 cấp (%) < 0,002 (mm) 0,002 - 0,02 (mm) 2 - 0,02 (mm) Đất nâu đỏ, tầng dày 6,26 0,14 0,34 0,62 31,43 10,1 16,16 73,74 Đất nâu vàng, tầng dày 6,94 0,13 0,35 0,76 42,98 28,51 24,44 47,05 Đất nâu vàng, tầng mỏng 3,85 0,12 0,23 0,15 105,98 28,96 32,79 38,52 Đất đá lẫn, tầng đất mỏng 3,91 0,17 0,11 0,21 8,62 18,29 12,23 69,51 Đất bị xói mòn, thoái hóa 3,38 0,11 0,10 0,12 7,99 18,18 6,06 75,76
Đối với các loại đất tốt, tầng dày như đất (1) đất phù sa, (2) đất phát triển trên đá vôi, tầng dày, (3) đất nâu đỏ, tầng dày và (4) đất nâu vàng, tầng dày, các chỉ tiêu dinh dưỡng và pH cao, phù hợp với các yêu cầu về lập địa của cây Lát hoa.
Hai loại đất gồm (1) Đất đá lẫn, tầng đất mỏng và (2) Đất bị xói mòn, thoái hóa rất nghèo dinh dưỡng, hàm lượng N tổng số, P2O5 tổng số, K2O tổng số và P2O5 dễ tiêu rất thấp.
Kết quả nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của loại đất đối với tăng trưởng, tỷ lệ cây bị sâu đục ngọn và mức độ bị sâu đục ngọn có sự khác nhau rõ (Bảng 4.7).
Bảng 4.7. Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của loại đất đến khả năng bị sâu đục ngọn của cây Lát hoa
oại đất iai đoạn < 3 năm tuổi iai đoạn 3 - 5 năm tuổi
ΔH ΔD P% R ΔH ΔD P% R Đất phù sa 1,51 2,01 14,6 0,50 1,35 1,76 13,5 0,41 Đất phát triển trên đá vôi, tầng dày 1,55 2,12 8,6 0,21 1,46 1,85 8,2 0,22 Đất nâu đỏ, tầng dày 1,53 2,09 6,9 0,16 1,41 1,87 6,5 0,15 Đất nâu vàng, tầng dày 1,53 2,08 7,6 0,19 1,33 1,66 6,9 0,20 Đất nâu vàng, tầng mỏng 1,26 1,55 38,6 1,42 0,86 1,13 41,2 1,50 Đất đá lẫn, tầng đất mỏng 1,06 1,34 47,5 1,85 0,82 1,05 45,6 1,73 Đất bị xói mòn, thoái hóa đất 0,95 1,06 51,9 2,06 0,73 0,86 53,7 1,86
Ghi chú: ΔH là lượng tăng trưởng bình quân/năm của chiều cao vút ngọn (m); ΔD là lượng tăng trưởng bình quân/năm của đường kính ngang ngực (cm); P% là tỷ lệ cây bị sâu đục ngọn (%); R là chỉ số bị hại trung bình.
Qua bảng 4.7 cho thấy, cây Lát hoa trồng ở các loại đất tốt (1) đất phù sa, (2) đất phát triển trên đá vôi, tầng dày, (3) đất nâu đỏ, tầng dày và (4) đất nâu vàng, tầng dày đều có sinh trưởng vượt trội, hình thái thân cây tốt và đặc biệt ít bị sâu đục ngọn, tỷ lệ cây bị hại từ 6,5 - 14,6%. Ở giai đoạn dưới 3 năm tuổi, cây Lát hoa trồng ở các loại đất tốt nêu trên có tăng trưởng bình quân đạt trên 2,0 cm/năm về đường kính và trên 1,5 m/năm về chiều cao. Ở giai đoạn 3 - 5 năm tuổi tăng trưởng bình quân đạt trên 1,6 cm/năm về đường kính và trên 1,3 m/năm về chiều cao. Các nghiên cứu trước đây ở Việt Nam cũng cho thấy, cây trồng trong điều kiện thuận lợi, đất tốt, tầng dày, ẩm có thể đạt lượng tăng trưởng hàng năm về đường kính từ 1,7 - 2,3 cm và 1,5 - 2,1 m về
chiều cao. Cây 15 tuổi đường kính đạt từ 30 - 32 cm và chiều cao đạt 17 - 22 m (Nguyễn Bá Chất, 1994).
Ngược lại, ở những nơi đất xấu, nhiều đá lẫn, tầng đất mỏng, cây vừa sinh trưởng kém lại vừa có tỷ lệ cây bị sâu đục ngọn rất cao, trên 31%, hình thân xấu, tỷ lệ đa thân rất cao.
4.4. ề xuất một số biện pháp phòng trừ sâu đục ngọn Lát hoa
- Điều kiện gây trồng:
Lát hoa có thể sinh trưởng, phát triển tốt ở những nơi có lượng mưa hàng năm trên 1.600 mm, không trồng Lát hoa ở nơi quá khô hạn.
Cây Lát hoa sinh trưởng khá nhanh trên nhiều loại đất khác nhau, như đất đồi có độ dốc trung bình, đất phát triển trên núi đá vôi, đất phù sa. Tuy nhiên, đòi hỏi đất sâu ẩm, thoát nước, độ dầy tầng đất tối thiểu 50 cm, thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt trung bình. Không trồng Lát hoa trên đất khô cằn, đá lẫn nhiều, úng nước.
- Nguồn giống:
Cần sử dụng nguồn giống đã được chọn lọc, từ cây mẹ có thân thẳng, đoạn thân dưới cành lớn, tán cân đối, không bị sâu đục ngọn, đã cho 2 vụ quả trở lên. Chỉ thu hái quả khi quả chín, vỏ quả đã chuyển màu nâu vàng.
- Tiêu chuẩn cây con trồng rừng:
Tuổi cây con xuất vườn tối thiểu là 6 tháng tuổi, chiều cao tối thiểu 50 cm và đường kính cổ rễ tối thiểu 5 mm, cây xanh tốt, cứng, thẳng, không bị sâu bệnh hại, không bị cụt ngọn, hai ngọn, bầu cây không bị bẹp, bị vỡ.
- Phương thức trồng:
Nên trồng xen với cây nông nghiệp hoặc trồng xen cây bản địa.
- Kỹ thuật trồng:
Xử lý thực bì: Phát dọn toàn diện, hoặc phát theo băng, thu gom thành giải, trường hợp đặc biệt như cây quá dầy rậm, mới tiến hành đốt có kiểm soát.
Làm đất: Đào hố trước khi trồng khoảng 15 ngày, kích thước hố 40x40x40 cm. Lấp hố trước khi trồng khoảng 7 ngày, bằng cách cho đất mặt
xuống dưới, trộn đều với 3 kg phân chuồng hoai + 0,3 kg NPK/hố, sau đó lấp đầy đất gần ngang miệng hố.
Mật độ trồng: 1.330 - 1.600 cây/ha.