tái sinh tốt ở những nơi có khoảng trống hoặc bìa rừng (Pinyopusarerk and Kalinganire, 2003). Hai phương thức trồng này tuy chưa hạn chế tối đa sâu đục ngọn nhưng đã cung cấp dẫn liệu quan trọng về phương thức trồng nhằm hạn chế hiệu quả sâu đục ngọn cây Lát hoa.
Ở các mô hình trồng Lát hoa phân tán ở cả hai vùng đều cho thấy có tỷ lệ cây bị sâu đục ngọn và mức độ bị hại thấp hơn rừng trồng. Trong nhiều năm qua, cây Lát hoa đã được người dân trồng phân tán và trồng xen trong vườn hộ, vườn rừng rất thành công. Số lượng cây trên mỗi vườn thường từ 10 - 20 cây, cây sinh trưởng tốt và ít bị sâu đục ngọn gây hại. Tuy nhiên, các diện tích trồng phân tán chỉ phù hợp ở đường phố hoặc vườn hộ và khó có thể phát triển thành hàng hóa tập trung.
4.3.3. Ảnh hưởng của độ cao tuyệt đối đến khả năng bị sâu đục ngọn của cây Lát hoa cây Lát hoa
đục ngọn và mức độ bị sâu đục ngọn có sự khác nhau rõ. Rừng trồng Lát hoa ở độ cao trên 600 m so với mực nước biển có tỷ lệ và mức độ sâu đục ngọn thấp nhất (Bảng 4.5).
Bảng 4.5. Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của độ cao đến khả năng bị sâu đục ngọn của cây Lát hoa
Công thức
Quỳ ợp Con Cuông
Tỷ lệ gây hại (%) Mức độ bị hại (R) Tỷ lệ gây hại (%) Mức độ bị hại (R) Dưới 200 m 58,8d 1,83d 58,9d 1,75d Từ 200 m đến dưới 400 m 49,5c 1,75c 42,4c 1,56c Từ 400 m đến dưới 600 m 29,3b 0,90b 28,8b 0,85b Trên 600 m 8,9a 0,14a 7,3a 0,15a Lsd 2,90 0,30 1,86 0,25 Fpr < 0,001 < 0,001 < 0,001 < 0,001
Ghi chú: Các giá trị trong cùng cột với các ký tự giống nhau không có sai khác thống kê với P = 0,05 khi so sánh bằng tiêu chuẩn Dunncan.
Từ bảng 4.5 cho thấy tỉ lệ gây hại cũng như mức độ bị hại của sâu đục ngọn giảm dần theo độ cao. Rừng trồng Lát hoa bị sâu đục ngọn nặng nhất khi trồng ở độ cao dưới 200 m, ở độ cao này, rừng trồng Lát hoa thuần loài bị sâu đục ngọn rất nặng, tỷ lệ bị hại trên 58% và mức chỉ số bị hại trên 1,7.
Rừng trồng Lát hoa ở độ cao trên 600 m có tỷ lệ bị hại và mức độ bị hại thấp nhất. Tại các độ cao này ở cả hai huyện Quỳ Hợp và Con Cuông, rừng trồng Lát hoa sinh trưởng tốt, ít bị sâu đục ngọn và khả năng phát triển rừng trồng thuần loài rất khả thi. Sở dĩ có sự khác này là do có sự khác nhau về tình hình sinh trưởng và phát triển của cây Lát hoa ở các độ cao khác nhau. Các độ
cao khác nhau thường có độ dốc và nhiệt độ khác nhau nên đã ảnh hưởng đến tình hình sinh trưởng của cây cũng như là côn trùng. Ở độ cao trên 600 m, cây Lát hoa sinh trưởng tốt, nhờ đó tăng sức đề kháng chống chịu với sâu đục ngọn tốt hơn. Càng lên cao nhiệt độ càng giảm mà nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của côn trùng nói chung và sâu đục ngọn nói riêng. Nhiệt độ thích hợp cho sâu đục ngọn trưởng thành sinh sản để hoàn thành một vòng đời bình quân là 18,5 - 26,5°C. Như vậy, độ cao có ảnh hưởng đến sự biến động của sâu đục ngọn.
Các nghiên cứu đã xác định được các đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh học, phân bố và tình hình gây hại của sâu đục ngọn đối với rừng trồng Lát hoa. Các nghiên cứu trên cho thấy ở các địa điểm với điều kiện lập địa khác nhau, rừng trồng Lát hoa bị sâu đục ngọn gây hại rất khác nhau. Do đó, cần nghiên cứu bổ sung về sự ảnh hưởng của các yếu tố lập địa, địa hình, khí hậu... đến sự gây hại của sâu đục ngọn đối với rừng trồng Lát hoa.