Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái và giải pháp bảo tồn loài vượn đen má vàng (nomascus gabriellae thomas, 1909) tại khu bảo tồn thiên nhiên nam nung tỉnh đắk nông​ (Trang 29)

Số liệu được xử lý với sự trợ giúp của các phần mềm thông dụng như Word, Excel…Các số liệu sẽ được phân tích và thống kê bằng phần mềm SPSS; các bản đồ được xử lí và chỉnh sửa bằng phần mềm Mapinfo 8.5.

Chương 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý

Khu BTTN Nam Nung nằm ở trung tâm tỉnh Đắk Nông, trên địa bàn của xã Quảng Sơn (huyện huyện Đắk Glong), xã Đắk Hòa (Huyện Đắk Song) và các xã Đức Xuyên, Nam Nung (huyện Krông Nô). Có tọa độ:

Từ 12o 12' đến 12 o 20' vĩ độ Bắc 107 o 44' đến 107 o 53; kinh độ Đông.

Phía Bắc giáp phần đất còn lại của xã Nam Nung. Phía Đông giáp phần đất còn lại của xã Đức Xuyên. Phía Nam giáp phần đất còn lại của xã Quảng Sơn. Phía Tây giáp phần đất còn lại của xã Đắk Hòa.

Vùng đệm của Khu bảo tồn Nam Nung có diện tích 9.037 ha nằm ở các xã: Nam Nung, Đức Xuyên (thuộc huyện Krông Nô); Quảng Sơn (thuộc huyện Đắk Glong), tỉnh Đắk Nông.

3.1.2. Diện tích

Tổng diện tích của Khu BTTN Nam Nung là 20.156 ha (UBND,1994). Trong đó, diện tích KBTTN quản lý trực tiếp 10.849 ha, phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 6.156 ha, phân khu phục hồi sinh thái 4.693 ha và phân khu hành chính dịch vụ là 0 ha.

Vùng đệm có diện tích 9.037 ha (Chưa có hoạt động quản lý của KBT vì đang chịu sự quản lý và là hiện trường sản xuất của các CTLN).

Hình 3.1: Khu BTTN Nam Nung, huyên Krong Nô, tỉnh Đăk Nông

3.1.3. Địa hình, địa thế

KBTTN Nam Nung nằm trên và quanh đường dông khối núi Nam Nung, có địa hình từ núi thấp đến Trung bình. Độ cao giảm dần từ đỉnh sang hai phía Đông Bắc và Tây Nam, nhìn chung địa hình KBT thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Đỉnh núi cao nhất trong KBTTN là Nam Jer Bri (Nam Nung) (1.578m). Nơi thấp nhất ở mặt suối Đắk Pri trên địa phận KBT thuộc xã Đức Xuyên trên ranh giới phía Đông Bắc của KBT, nơi đây chỉ có độ cao khoảng 600m so với mặt biển. Trên đỉnh dông dãy Nam Nung và trên dông một số nhánh núi phụ còn có nhiều đỉnh núi cao trên 1400m thuộc tiểu khu 1609 và 1315.

Địa thế KBTTN bị chia cắt, độ dốc biến động từ 100-350 Đỉnh dông Nam Nung như đỉnh nóc nhà phân nước về hai hướng Bắc và Nam. Sườn phía Đông Bắc

của dãy Nam Nung có địa hình ít dốc hơn so với sườn phía Tây Nam, sườn phía Tây Nam ẩm ướt hơn ở sườn phía Đông Bắc. Trong KBTTN các thung lũng rất hẹp. Địa hình cao thấp khác biệt đã tạo nên hai kiểu rừng nhiệt đới và á nhiệt đới núi thấp rõ rệt cho KBTTN.

3.1.4. Địa chất, đất đai

3.1.4.1. Địa chất

- Đá mẹ cấu tạo nên lập địa KBTTN Nam Nung gồm: Đá mácma axít (Granit, gneiss, bazan, syenite, Sa thạch khối ) và đá phiến thạch sét (Đá Sét).

+ Đá mácma axít: (chủ yếu là đá Granit, gneiss, syenite, Sa thạch khối) có tỷ lệ silic cao trong thành phần nên sản phẩm phong hoá có cấp hạt cát chiếm đa số.

+ Đá Bazan, Đá sét (phiến thạch sét) trong thành phần cấu tạo cấp hạt sét chiếm tỷ lệ lớn nên sản phẩm phong hoá cho ra chủ yếu là cấp hạt mịn, nhiều hạt sét.

- Mẫu chất tạo nên lập địa KBTTN gồm 3 loại: Tàn tích, sườn tích và một phần nhỏ lũ tích. Mẫu chất tàn tích còn mang nhiều đặc tính của đá mẹ. Mẫu chất lũ tích và sườn tích đã bị nước, nhiệt độ, sinh vật và thời gian làm biến đổi đi nhiều nên tính chất có khi khác hẳn với đá gốc như tạo ra vùng quặng Bô xít ở dưới thảm rừng phía nam khu BTTN.

“Do quá trình laterit hóa chỉ diễn ra trong điều kiện nhiệt đới trên nền đá mẹ là các loại đá silicat: Granit, gneiss, bazan, syenite và đá sét. Khác với quá trình hình thành laterit sắt, sự hình thành bauxite đòi hỏi điều kiện phong hóa mạnh mẽ hơn và điều kiện thủy văn thoát nước rất tốt cho phép hòa tan và rửa trôi kaolinite và hình thành tầng lắng đọng nên gibbsit. Đới giàu hàm lượng nhôm nhất thường nằm ngay dưới lớp mũ sắt. Dạng tồn tại chủ yếu của hydroxit nhôm trong bauxit laterit chủ yếu là gibbsit. Tại Việt Nam, bauxit Tây Nguyên được hình thành theo phương thức này trên nền đá bazan”.

3.1.4.2. Đất đai

KBTTN có các nhóm đất chính sau:

Đặc điểm chung của lớp đất Feralít mùn vàng nhạt là: Tầng thảm mục dày, quá trình Feralít kém điển hình, quá trình mùn hoá tương đối mạnh. Nguyên nhân chính là do trên đai cao của núi trung bình (>1000m) có nhiệt độ thấp, ẩm độ cao.

+ Đất feralít đỏ vàng hay vàng đỏ phát triển trên đá Granit, gneiss, syenite, Sa thạch khối, núi thấp (dưới 1000m).

Màu sắc đất tương đối rực rỡ. Khoáng sét Kaolinit bị rửa trôi nhiều. Thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình. Đất rất ít chứa khoáng vật nguyên sinh (trừ khoáng vật bền như thạch anh). Đất có phản ứng chua. Tỉ số Si02/R203 ≤ 2,0; Fe203 > Al203, nhôm tự do không thiếu. Chất hữu cơ phân giải mạnh, axít fulvic > axit humic. Nơi còn rừng tỉ lệ mùn khá, mới mất rừng tỉ lệ mùn trung bình. Đất nghèo Lân, Kali. Phân bố trên sườn núi Nam Jer Bri, đỉnh dông dãy núi Nam Nung.

+ Đất feralít đỏ vàng hay vàng đỏ phát triển trên đá Sa thạch, đá Sét (Phiến thạch sét), núi thấp (dưới 1000m).

Màu sắc đất tương đối rực rỡ đến rực rỡ. Khoáng sét Kaolinit chiếm đa số. Thành phần cơ giới trung bình đến nặng. Đất rất ít chứa khoáng vật nguyên sinh (trừ khoáng vật bền như thạch anh). Đất có phản ứng chua. Tỉ số Si02/R203 ≤ 2,0; Fe203 = Al203, nhôm tự do không thiếu. Chất hữu cơ phân giải mạnh, nơi còn rừng tỉ lệ mùn khá, nơi mất rừng tỉ lệ mùn trung bình và thấp. Phân bố trên sườn Bắc và Đông Bắc dãy núi Nam Nung và đỉnh các dông núi phụ, thuộc địa phận xã Nam Nung, Đức Xuyên.

+ Đất đỏ nâu hay đỏ vàng phát triển trên đá Bazan vùng đồi núi thấp (dưới 1000m).

Đất có quá trình laterít rất điển hình đó là quá trình laterít hóa tích tụ hydroxit nhôm trong đất tạo ra tầng khoáng sản bauxit laterit. Tỉ số Si02/R203< 2,0; Fe203 <Al203, nhôm tự do khá nhiều. Dưới tầng đất mặt dày 1-9m thường có tầng quặng bauxit laterit dày (Tầng tích tụ hydroxit nhôm trong bauxit laterit gọi là gibbsit). Nơi có rửa trôi bề mặt mạnh, tầng bauxit ở rất nông và có thể lộ vỉa lên mặt đất (Cây cối ở đây phát triển kém).

Đất đỏ Bazan do quá trình phong hoá đá mẹ rất triệt để, nên thành phần khoáng sét chủ yếu là Kaolinít. Đất có thành phần cơ giới đất thịt trung bình đến đất thịt nặng. Màu sắc đất đỏ nâu đến đỏ vàng. Chất hữu cơ phân giải mạnh, axít fulvic > axit humic. Đất có phản ứng chua (pHKCl: 3,8 - 4,5), hàm lượng mùn tổng số thấp. Hàm lượng đạm tổng số ở tầng mặt trung bình, hàm lượng lân, kali tổng số từ trung bình đến thấp. Hàm lượng các yếu tố dễ tiêu đều thấp. Đất đỏ Bazan phân bố ở phía Nam KBT, trên địa phận xã Quảng Sơn.

+ Tổ hợp đất thung lũng vùng thấp

Tổ hợp đất thung lũng rất nhỏ và rất rải rác, bao gồm đất dốc tụ chân núi, đất do lũ tích và đất do các sản phẩm hỗn hợp dồn tích nơi trũng, thường phân bố theo đám và dải hẹp ven khe suối, trong các thung lũng hẹp hay chân núi. Tổ hợp đất thung lũng có thành phần cơ giới nhẹ, thường là đất cát pha, thịt nhẹ, có màu xám hay vàng nhạt, lẫn nhiều sỏi sạn và các cấp hạt thô như cát, sỏi, đá vụn.

3.1.5. Khí hậu, thuỷ văn

3.1.5.1. Khí hậu

Khí hậu KBTTN Nam Nung thuộc khí hậu nhiệt đới ẩm. Hàng năm có hai mùa rõ rệt. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, trong đó tháng 12 và tháng 1 là khô hạn, lượng mưa trong mùa khô thấp chỉ chiếm 13-15% lượng mưa cả năm. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11, lượng mưa trong mùa chiếm 90% lượng mưa cả năm và tập trung vào các tháng 6,7 và 8. Mỗi năm có hai tháng chuyển mùa là tháng 4 và tháng 11. Khí hậu có các đặc trưng sau: nhiệt độ trung bình năm là 22,20C, nhiệt độ không khí cao nhất tuyệt đối là 35,80C, nhiệt độ không khí thấp nhất tuyệt đối là 8,20C. Tháng nóng nhất là tháng 3 và tháng 4, tháng lạnh nhất là tháng 12 và tháng 1.

Lượng mưa trung bình năm đạt 2413 mm. Mỗi năm có 140-155 ngày mưa, trung bình mỗi tháng có 18-23 ngày mưa, đây là điều rất thuận lợi cho cây cối phát triển nhưng cũng rất dễ gây ra rử trôi đất.

Độ ẩm bình quân năm là 83%. Mùa khô độ ẩm giảm còn 73-74%, cá biệt vào những ngày có gió nóng độ ẩm chỉ còn 52%.

Lượng bốc hơi bình quân năm 926,3mm, tháng 3 có lượng bốc hơi lớn nhất 126,2mm, tháng 8 và tháng 9 có lượng bốc hơi nhỏ nhất 43,8mm. Mùa khô có lượng bốc hơi chiếm 79-82% lượng bốc hơi cả năm.

Chế độ nắng: Có 2483 giờ nắng/năm. Tháng 3 nắng nhất có 279,4 giờ nắng, tháng 8 nắng ít nhất có 133,2 giờ nắng.

Chế độ gió: Khu bảo tồn có gió Bắc thịnh hành, đôi khi chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây nam. Không có bão, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông bắc, có sương mù nhưng không có sương muối. Vào những ngày thời tiết xấu, do ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới, thường có nhiều mây mù và mưa đặc biệt trên đỉnh các núi cao (>1000m).

Nhìn chung khí hậu thuận lợi cho cây cối phát triển nhưng do mùa khô khá dài trên đất feralít đỏ vàng hay vàng đỏ phát triển trên đá Sa thạch, đá Sét, núi thấp (dưới 1000m) thiếu nước đã hình thành kiểu rừng nhiệt đới nửa rụng lá mùa khô.

3.1.5.2. Thủy văn

KBTTN Nam Nung có 3 hệ suối chính:

- Hệ thống suối Đăk Ntao ở phía Nam dãy Nam Nung chạy theo hướng Tây Nam lên Đông Bắc, đổ ra sông Ea Krông Nô. Đây là hệ thống thuỷ văn chính đón nước phía nam của dẫy Nam Nung của KBTTN. Suối Đăk Ntao có nước quanh năm, nhiều thác đẹp như Thác Gấu, Thác bảy tầng... có thể đáp ứng tốt cho du lịch nghỉ ngơi.

- Hệ thống suối Đắk Pri ở phía Bắc dãy Nam Nung chạy theo hướng Tây Nam lên Đông Bắc, đổ ra sông Ea Krông Nô. Cũng như suối Đắk Ntao, suối Đắk Pri có nước quanh năm nhưng lưu lượng nước về mùa khô rất ít.

Các hệ thống suối trong KBT là nguồn nước mặt duy nhất cung cấp cho KBT và cho nước sản xuất, sinh hoạt của các xã lân cận. Suối trong KBT có nước quanh năm (có nước lớn vào mùa mưa, nước ít và cạn vào mùa khô) nên rất thuận tiện cho sự phát triển của thực vật. Tuy nhiên trên một số một số khu vực tuy có rừng nhưng hệ thống suối ít, nhỏ và quá dốc vẫn xảy ra tình trạng thiếu nước trầm trọng vào mùa khô kéo dài và đã hình thành kiểu rừng nhiệt đới cây lá rộng nửa rụng lá về mùa khô với cây họ Dầu là ưu thế.

KBTTN Nam Nung không có sông lớn, phía Bắc có sông Ea Krông Nô và cùng với các sông chi nhánh khác ở thượng nguồn, hợp nước rồi chảy về sông Sêrêpốk nổi tiếng, nơi có nhiều nhà máy thủy điện ngày đêm dùng nước của KBTTN Nam Nung.

3.1.6. Tài nguyên động thực vật

Cho tới nay chỉ có duy nhất một báo cáo về khu hệ động thực vật ở đây được thực hiện năm 1994 (UBND, 1994). Theo báo cáo, Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung có 4 kiểu rừng chính trong khu hệ thực vật: Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp phân bố trong đai cao dưới 1800m với các họ điển hình như Long não (Lauraceae), Đỗ quyên (Ericaceae), Kim giao (Polocarpaceae). Kiểu rừng hỗn hợp cây lá rộng, lá kim ẩm á nhiệt đới núi thấp phân bố ở đai cao 1000-1300m: Thông nàng (Podocarpus imbricatus) và Kim giao (Decussocarpus fleuryi). Kiểu rừng kín thường xanh nhiệt đới phân bố ở đai cao 800-1000m. Thực vật ưu thế trong kiểu rừng này thuộc về các loài: Sao đen (Hopea odorata), Dầu rái

(Dipterocarpus alatus) và một số loài thuộc họ Re (Lauraceae) và họ Dẻ

(Fagaceae). Kiểu rừng nhiệt đới hơi khô nửa rụng lá mùa khô phân bố ở đai cao dưới 800m với các loài thực vật ưu thế thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae). Hiện tại có 408 loài thực vật bậc cao có mạch được ghi nhận tại đây.

Khu hệ động vật tại Khu BTTN Nam Nung đặc trưng cho khu hệ động vật Tây Nguyên, chịu ảnh hưởng của khu hệ động vật Ấn Độ-Mã Lai với các loài đặc trưng như Bò tót (Bos gaurus), Nai (Cervus concolor), Khỉ đuôi lợn (Macaca

nemestrina) (UBND, 1994). Tổng số có 58 loài thú, 127 loài chim và 33 loài bò sát

và ếch nhái đã ghi nhận cho khu bảo tồn (UBND, 1994). Trong đó, có nhiều loài quan trọng và ưu tiên cao trong bảo tồn đã và đang bị đe dọa bởi các hoạt động của con người. Tuy nhiên, số liệu về phân bố, tình trạng của các quần thể động thực vật cũng như các mối đe dọa đối với chúng phục vụ cho công tác quản lý và bảo tồn còn thiếu và chưa cập nhật. Vì vậy, mục đích của đợt khảo sát này là đánh giá nhanh hiện trạng đa dạng sinh học làm cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp thích hợp cho công tác quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học tại KBTTN Nam Nung.

Hai kiểu rừng chính là Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới phân bố dưới độ cao 1.000m và Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp phân bố ở độ cao từ 1.000m trở lên. Ở độ cao dưới 800m có các kiểu phụ rừng thứ sinh nhân tác phục hồi sau khai thác, nương rẫy, lửa rừng…với các loài cây bản địa thường xanh hay rụng lá mùa khô hoặc xen lẫn tre nứa có diện tích khá lớn. Rừng á nhiệt đới núi thấp phân bố ở dộ cao trên 1.000m với thực vật ưu thế thuộc các họ: Re (Lauraceae), Dẻ (Fagaceae), Chè (Theaceae), Mộc lan (Magnoliaceae), Kim giao (Podocarpaceae) và Ðỗ quyên (Ericaceae). Kiểu rừng này còn có kiểu phụ rừng nhiệt đới hỗn giao cây lá rộng, lá kim phân bố ở dộ cao 1.000 - 1.300m. Các loài cây lá kim xuất hiện trong kiểu phụ này gồm: Thông nàng (Podocarpus imbricatus) Bạch Tùng, Du Sam và Kim giao (Decussocarpus fleuryi); các loài cây lá rộng ưu thế gồm: Cà ổi Ấn độ (Castanopsis indica), Giổi (Michelia mediocris) và Sụ

(Phoebe sp). Kiểu rừng nhiệt đới thường xanh phân bố ở độ cao dưới 1.000m. Có

các loài thực vật ưu thế như: Sao đen (Hopea odorata), Dầu rái (Dipterocarpus

alatus) và một số loài thuộc các họ Re (Lauraceae), Kiền Kiền, Trâm, Chò Xót và

nhiều loài trong họ Dẻ (Fagaceae). Kiểu rừng nhiệt đới thường xanh cây lá rộng xen cây nửa rụng lá mùa khô phân bố ở độ cao dưới 800m, với các loài thực vật ưu thế thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae) (Anon, 1994).

Theo các kết quả đã điều tra nghiên cứu năm 1994 và trong đợt khảo sát năm 2005 tại khu vực xã Nam Nung, tại KBTTN Nam Nung đã ghi nhận được 408 loài thực vật bậc cao có mạch trên cạn thuộc 116 họ thực vật khác nhau. Có 9 loài thực vật quý hiếm có trong Sách đỏ Việt Nam (1996), có 58 loài thú, 127 loài chim, 33 loài bò sát và ếch nhái. Với những dẫn liệu trên cho thấy, KBTTN Nam Nung khá phong phú về loài sinh vật. Tuy nhiên, chưa có những nghiên cứu cụ thể và đầy đủ. Nguồn gốc của các tài liệu này chưa được xác minh lại rõ ràng, đồng thời tên các loài có nêu trong dự án đầu tư cũng cần được xác minh lại.

3.2. Khái quát về đặc điểm kinh tế xã hội

Vùng đệm KBTTN Nam Nung có diện tích 9.307 ha nằm ở 3 xã: xã Quảng Sơn (huyện Ðắk Glong) và các xã Ðức Xuyên, Nam Nung (huyện Krông Nô). Dân số trong vùng dệm 356 người thuộc dân tộc M'Nông (Anon. 1994). Đến năm 2011,

con số này đã lên tới hàng ngàn người sống trong vùng đệm và sát quanh KBTTN, thuộc nhiều thành phần dân tộc khác nhau như người M'Nông, Người Mường, Người Thái, Người H'Mông... người Kinh, công nhân các công ty lâm nghiệp, các doanh nghiệp, bộ đội...

Mặc dù đất lâm nghiệp chiếm diện tích lớn trong vùng đệm nhưng chủ yếu do các công ty lâm nghiệp quản lý khai thác. Thu nhập từ các hoạt động sản xuất nông-lâm nghiệp của người dân rất thấp vì người dân thiếu vốn hay đất đai đã sang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái và giải pháp bảo tồn loài vượn đen má vàng (nomascus gabriellae thomas, 1909) tại khu bảo tồn thiên nhiên nam nung tỉnh đắk nông​ (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)