Vùng đệm KBTTN Nam Nung có diện tích 9.307 ha nằm ở 3 xã: xã Quảng Sơn (huyện Ðắk Glong) và các xã Ðức Xuyên, Nam Nung (huyện Krông Nô). Dân số trong vùng dệm 356 người thuộc dân tộc M'Nông (Anon. 1994). Đến năm 2011,
con số này đã lên tới hàng ngàn người sống trong vùng đệm và sát quanh KBTTN, thuộc nhiều thành phần dân tộc khác nhau như người M'Nông, Người Mường, Người Thái, Người H'Mông... người Kinh, công nhân các công ty lâm nghiệp, các doanh nghiệp, bộ đội...
Mặc dù đất lâm nghiệp chiếm diện tích lớn trong vùng đệm nhưng chủ yếu do các công ty lâm nghiệp quản lý khai thác. Thu nhập từ các hoạt động sản xuất nông-lâm nghiệp của người dân rất thấp vì người dân thiếu vốn hay đất đai đã sang nhượng, cầm cố, chờ đợi. Nguồn thu nhập chính ít, người dân trông cậy vào việc thu hái lâm sản từ các rừng sản xuất của các công ty lâm nghiệp và của KBTTN để bảo đảm đời sống bình thường.
Trước đây, trong khu bảo tồn thiên nhiên không có dân sinh sống (Sở NN&PTNT tỉnh Ðắk Lắk, 2000). Do dó, áp lực của người dân địa phương đối với tài nguyên thiên nhiên trong khu bảo tồn chủ yếu từ ngoài lấn vào. Các hoạt động đe doạ tới đa dạng sinh học trong khu vực là lấn đất rừng trồng cà phê, cao su; săn bắn động vật, khai thác lâm sản trái phép và cháy rừng. Nạn khai thác trái phép lâm sản và săn bắt động vật là mạnh mẽ thường xuyên gây nhiều khó khăn cho công tác bảo vệ tại KBTTN Nam Nung.
Tập quán sản xuất đốt rừng làm nương rẫy, khai thác lâm sản tùy tiện, chăn thả gia súc tự do... chưa có tập quán trồng rừng lấy củi, trồng cây thuốc quý quanh nhà và chăn thả gia súc có người giám sát cho nên những hoạt động phát triển kinh tế trên đã đã gây khó khăn và cản trở quá trình tự phục hồi hệ sinh thái rừng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến tài nguyên thực vật khu BTTN, góp phần đẩy nhanh tốc độ cạn kiệt nguồn tài nguyên sinh vật, đặc biệt là các loài gỗ quý, động vật và cây dược liệu quý trong KBTTN.
Gần đây, người dân mới bắt đầu có ý thức làm trang trại, trồng rừng kinh tế (trồng Cà phê, Cao su, Bời lời, và chăn nuôi bò...) để nâng cao thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần nên cần phải có hướng dẫn và đầu tư trồng rừng kinh tế, khoanh vùng chăn thả gia súc theo hướng thâm canh có năng suất cao cho người dân.
Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Hiện trạng và phân bố của loài VĐMV
Qua kết quả điều tra, tổng số có 14 điểm nghe trong tổng số 20 điểm bên trong KBT đã phát hiện được các đàn Vượn qua tiếng hót. Đề tài đã xác định được ít nhất 21 đàn VĐMV tại KBT. Trong đó có 2 đàn được ghi nhận thông qua thông tin của người dân địa phương và cán bộ điều tra rừng (bảng 4.1). Nếu hệ số điều chỉnh là 0.63 (số liệu này được áp dụng từ đợt điều tra Vượn tại KBT Kon Cha Răng, Lưu Quang Vinh và cộng sự, 2010), số lượng đàn Vượn thực tế trong khu vực điều tra sẽ là 21/0.63=33.33 (khoảng 33 đàn). Diện tích phân bố của các đàn Vượn trong KBT là khoảng 6,500ha, vì vậy mật độ của vượn là 0.51 đàn/km2. Số lượng này dường như nhỏ hơn so với kết quả điều tra Vượn tại KBT Kon Cha Răng (0.66 đàn/km2).
Bảng 4.1: Số lượng đàn Vượn đen má vàng tại KBTTN Nam Nung Khu vực điều tra Số lượng điểm nghe Số lượng ngày điều tra Số lượng đàn vượn Diện tích điều tra (ha)
Quảng Sơn 3 3 3 1500 Phía Nam và trung tâm 5 6 9 3000 Đức Xuyên 3 3 0 1000 Nậm Nia 3 3 0 800 Đắk Môn 3 3 5 1500 Nam Nung 3 3 4 1500 Bên ngoài KBT 2 Tổng 20 21 23 9300
Qua bảng 4.1 ta thấy phần lớn các đàn Vượn phân bố tại khu vực Quảng Sơn, khu vực phía Nam và trung tâm KBT, Đắk Môn và Nam Nung (phân bố của Vượn phần lớn bên trong vòng màu đỏ, hình 4.1). Đề tài không phát hiện bất kỳ đàn
Vượn nào ở khu vực Nậm Nia và Đức Xuyên, mặc dù nỗ lực điều tra là tương tự so với các khu vực khác trong KBT.
Hai đàn Vượn được ghi nhận bên ngoài KBT từ thông tin phỏng vấn thuộc vùng đệmKBT và gần với khu vực Quảng Sơn. Kết quả này cho thấy các đàn Vượn phân bố chủ yếu ở các khu rừng ít bị tác động trong KBT (hình 5.1). Các khu vực khác như Đức Xuyên và Nậm Nia, rừng dường như bị tác động nhiều hơn.
Hình 4.1: Khu vực phân bố của Vượn đen má vàng tại KBTTN Nam Nung 4.2. Đặc điểm sinh cảnh của Vượn đen má vàng tại khu vực nghiên cứu
Kết quả điều tra cho thấy, rừng tự nhiên KBTTN Nam Nung có hai kiểu rừng chính (Dựa theo tiêu chuẩn phân loại thảm thực vật của tiến sĩ Thái Văn
Trừng): Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp và rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới.
Kiểu Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp
Kiểu Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp có 2 kiểu phụ lớn: - Kiểu phụ Rừng kín thường xanh ẩm cây lá rộng á nhiệt đới núi thấp.
- Kiểu phụ Rừng kín thường xanh ẩm cây lá rộng xen cây lá kim á nhiệt đới núi thấp.
Vị trí: Kiểu rừng này phân bố ở độ cao từ 1.000 m đến 1.578 m, diện tích chiếm khoảng 50% diện tích rừng trong khu vực và phân bố ở quanh các đỉnh cao như Nam Jer Bri, Đỉnh chóp nón (1.458m), trên đỉnh dông núi Nam Nung, ranh giới các xã Quảng Sơn, Nam Nung và Đức Xuyên.
Thực vật: Trước đây khá đa dạng về loài, những diện tích rừng chưa khai thác có cấu trúc tầng thứ rất điển hình và kích thước cây lớn, những diện tích đã qua khai thác chọn cây cối còn lại ít, cây nhỏ cấu trúc bị thay đổi. Một số cây gỗ điển hình đặc trưng cho kiểu rừng á nhiệt đới núi thấp như: Đỗ quyên, Việt quất thuộc họ Đỗ quyên (Ericaceae); Chò xót, Súm chè, Chè lông, thuộc họ Chè (Theaceae); Lòng trứng, Trứng gà, Re, Kháo vòng, Kháo tầng thuộc họ Re (Lauraceae); các loài Dẻ thuộc họ Dẻ (Fagaceae); các loài Giổi, Mỡ, Vàng tâm thuộc họ Ngọc lan (Magnoliaceae), còn có nhiều loài cây của các họ thực vật nhiệt đới cũng vươn tới độ cao này như: Sến mật lá mềm, Sến đất thuộc họ Sến (Sapotaceae), Sao xanh, Sao Cát, Dầu mít... thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae), Màu cau, Thau lĩnh, Nhọc đen (Lèo Heo) thuộc họ Na (Annonaceae), Xoan nhừ, Dâu da xoan (Anacardiaceae), Gội núi, Trương vân thuộc họ Xoan (Meliaceae), nhiều loài cây khác trong các họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Sau Sau (Altingiaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Nhân sâm (Araliaceae), họ Hoa hồng (Rosaceae), nhiều cây trong họ Ba mảnh vỏ (Euphobiaceae)... và một số họ khác. Trên các đỉnh cao có rất nhiều Vầu đắng, Sặt, Le của họ Tre (Bambusoideae). Thực vật trong kiểu rừng này chủ yếu là cây bản địa có nguồn gốc của khu hệ thực vật bắc Việt Nam - nam Trung Hoa. Các loài có nguồn gốc á nhiệt đới Hymalaya, Ấn-Miến trong bộ Tùng Bách phân bố ở đây ít.
Tầng tán rừng gồm:Tầng tán trên (Tầng vượt tán A1), Tầng tán chính (Tầng ưu thế sinh thái A2), Tầng tán dưới (A3), Tầng cây bụi (B), Tầng thảm tươi (C).
Các trạng thái rừng trong kiểu rừng á nhiệt đới núi thấp
Theo Phân loại của Loschaus, kiểu Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi đất có kiểu phụ nhân tác với các trạng thái: IB, IC, IIA, IIB, IIIA1, IIIA2, IIIA3). Theo quan sát trong kiểu rừng này tại KBTTN Nam Nung có các kiểu trạng thái IA, IB, IC, IIA, IIB, IIIA1, IIIA2, IIIA3, và một số là IVA (Theo đám).
Kiểu Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới
Kiểu rừng này thường phân bố ở độ cao dưới 1000m, nhưng do ảnh hưởng của độ dốc, hướng phơi nên và khá gần xích đạo nên ở độ cao 1100m vẫn khá ấm áp nên kiểu rừng này có thể phân bố đến độ cao 1100m. Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới phân bố rộng và chiếm gần 50% diện tích của KBT.
Kiểu Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới có 2 kiểu phụ lớn: - Kiểu phụ Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới cây lá rộng.
- Kiểu phụ Rừng kín thường xanh mưa ẩm cây lá rộng xen cây nửa rụng lá mùa khô chủ yếu là cây họ Dầu (Rừng bán khộp).
Thành phần thực vật
Ở kiểu rừng này có rất nhiều loài thực vật đặc trưng cho Tây Nguyên và Miền Trung. Những loài cây phổ biến của các họ thực vật nhiệt đới như: Dầu nước, Sao đen, Sao xanh, Vên vên, Sao sến (Sến mủ), Sao cát, Dầu mít... thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae); Đa, Sung, Vả, Mít, Sanh, Si.. họ Dâu tằm (Moraceae); lan Kim tuyến, Thủy tiên, Địa lan, Hoàng thảo...họ Phong lan (Ochidaceae); Sấu, Sơn, Dâu da... họ Điều (Anacardiaceae); Vàng kiêng, Gáo trắng, Gáo vàng, Gáo giấy... họ Cà phê (Rubiaceae); Dáng hương, Trắc, Cẩm lai... họ Đậu (Fabaceae); Muồng, Lim xẹt, Gõ đỏ, Gụ mật, Me... họ Vang (Caesalpiniaceae); Đái bò, Bản xe, Phân mã... họ Trinh nữ (Mimosaceae); Trám đen, Trám nâu, Trám trắng... họ Trám (Burseraceae); Nhãn, Trừng, Bồ hòn... họ Bồ hòn (Sapindaceae); Máu chó lá to, Máu chó lá nhỏ... họ Máu chó (Myrticaceae); Nụ, Bứa, Sơn vé, Vắp... họ Bứa (Clusiaceae); Trâm tía, Trâm vỏ đỏ, Trâm sừng... họ Sim (Myrtaceae); Trương vân, Gội nếp, Gội gác... họ
Xoan (Meliaceae); Ươi, Sảng... họ Trôm (Sterculiaceae); Nhội, Vạng trứng, Mọ... họ Thầu dầu (Euphorbiaceae); Bưởi Bung, Thôi Chanh... họ Cam quýt (Rutaceae); Cọ, Đùng đình, Lá nón... họ Cau dừa (Arecaceae); Trầu bà, Ráy, Thiên niên kiện... họ Ráy (Araceae); Sa nhân, Sẹ, Nghệ... họ Gừng (Zinginberaceae); Dây Đàn hương... họ Đàn hương (Santalaceae); Đại cán, Tầm gửi... họ Tầm gửi (Loranthaceae); Cẩm cang, Thổ phục linh... họ Cậm cang (Smilacaceae ); Củ nâu, Củ mài... họ Củ nâu (Dioscoreaceae); Lồ ô, Sặt, Vầu đặc... họ phụ Tre trúc (Bambusoideae); Mắc niễng thuộc họ Sến (Sapotaceae), ... và một số họ khác nữa.
Thực vật trong kiểu rừng này chủ yếu là cây bản địa tại chỗ và cây có nguồn gốc từ khu hệ thực vật bắc Việt Nam - nam Trung Hoa, và Mã Lai- Indonesia, Ấn- Miến.
Kết cấu tầng thứ của rừng á nhiệt đới núi thấp điển hình ở nơi ít bị phá hoại thường có 3 tầng:
- Một tầng cây gỗ có 2 tầng phụ (A1, A2,) - Một tầng cây bụi thưa (B).
- Một tầng cây cỏ và quyết thưc vật (C). Ngoài ra còn có thực vật không rõ tầng thứ là các loài dây leo, thực vật phụ sinh, kí sinh, tre nứa.
Tầng tán rừng có hai tầng phụ chính: A1+A2 và A3.
Các trạng thái rừng trong kiểu rừng nhiệt đới núi thấp
Theo Phân loại của Loschaus, kiểu Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới có các trạng thái: IB, IC, IIA, IIB, IIIA1, IIIA2, IIIA3. Như vậy, hệ sinh thái rừng trong khu nghiên cứu có 2 kiểu rừng chính: rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp (độ cao >1.000m) và rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới (độ cao <1.000m).
Hình 4.2:Bản đồ hiện trạng rừng KBTTN Nam Nung
4.2.1. Thành phần các loài thực vật bậc cao tại khu vực nghiên cứu
Từ những số liệu điều tra ở 09 OTC đề tài đã thống kê được 43 loài thực vật bậc cao thuộc 23 họ có mặt tại KVNC (Phụ lục 4). Kết quả tóm tắt được trình bày ở bảng 4.2.
Bảng 4.2: Thành phần các loài thực vật bậc cao tại
STT Ngành Số họ % Họ Số loài % Loài
1 Polypodiophyta 0 0 0 0
2 Pinophyta 1 4.35 2 4.65
3 Magnoliophyta 22 95.65 41 95.35
4 Lớ p 2 lá mầm 22 95.65 41 95.35
Lớ p 1 lá mầm 0 0 0 0
Kết quả bảng 4.2 cho thấy: ngành Thông (Pinophyta) có 1 họ chiếm 4,35 % số họ và 2 loài chiếm 4,65 % số loài; lớp Mộc lan (Hai lá mầm) - Magnoliopsida (Dicotyledoneae) có 23 họ chiếm 95,65 % họ và 41 loài chiếm 95,35% số loài. Trong đó họ chiếm tỉ lệ nhiều: họ Dầu, họ Măng cụt và họ Đậu. Nhưng số cá thể lớn thuộc họ Dầu. Kết quả được thể hiện rõ ở hình 4.3.
Hình 4.3: Biểu đồ tổng hợp theo họ, loài thực vật bậc cao trong KVNC
4.2.2. Đặc điểm cấu trúc tổ thành rừng trong khu vực VĐMV phân bố
Tổ thành rừng là nhân tố cấu trúc sinh thái có ảnh hưởng quyết định tới cấu trúc sinh thái và hình thái khác của rừng. Tổ thành rừng là chỉ tiêu quan trọng dùng để đánh giá tính bền vững, tính ổn định, sự đa dạng sinh học về hệ sinh thái rừng, tổ thành rừng phản ánh khả năng bảo vệ và duy trì sự cân bằng sinh thái rừng. Tổ thành rừng càng phức tạp thì càng có tính thống nhất hoàn hảo, cân bằng.
Cấu trúc tổ thành rừng được chú trọng hàng đầu khi nghiên cứu về cấu trúc rừng hay đặc điểm của hệ thực vật. Trong đó hệ số tổ thành là chỉ tiêu biểu thị mức độ tham gia của từng loài trong lâm phần. Tập hợp các hệ số tổ thành và loài cây tương ứng đại diện cho một số loài cây đặc trưng gọi là công thức tổ thành. Xét về mặt bản chất thì công thức tổ thành có ý nghĩa sâu sắc, mô phỏng những mối tương
tác mang tính chất sinh vật giữa các loài cây rừng với nhau và giữa quần thể thực vật với môi trường sinh thái.
Trong nghiên cứu này, tổ thành rừng là yếu tố quan trọng nhất, thể hiện các đặc điểm cơ bản cho sinh cảnh sống của loài VĐMV.
Tổ thành tầng cây cao chung toàn KVNC
Qua việc xử lí và tính toán số liệu nội nghiệp của 09 OTC điều tra tại khu vực nghiên cứu tôi đã thống kê được tổng số có 43 loài với 525 cá thể được ghi nhận.
Số cá thể bình quân của mỗi loài là: XTB = = 12,2 (cây/loài)
Vậy những loài tham gia vào công thức tổ thành là loài có số cá thể ≥ 12,2 gồm 12 loài cụ thể tại bảng 4.3.
Bảng 4.3: Những loài tham gia vào công thức tổ thành của KVNC
STT Tên loài Số cây Tỷ lệ % (K) Ki Kí hiệu
1 Dầu nước 71 13.52 1.35 Dau
2 Trâm 54 10.29 1.03 Tra
3 Giổi xanh 47 8.95 0.90 Goi
4 Dẻ gai ấn độ 30 5.71 0.57 Dg 5 Thành ngạnh 30 5.71 0.57 Thn 6 Bằng lăng 20 3.81 0.38 Blg 7 Bứa 20 3.81 0.38 Bua 8 Re 19 3.62 0.36 Re 9 Sang lẻ 17 3.24 0.32 Sgl
10 Sao đen 16 3.05 0.30 Sad
11 Muồng đen 14 2.67 0.27 Mgd
12 Kháo 13 2.48 0.25 Kha
Công thức tổ thành:
1,35 Dau + 1,03 Tram + 0,9 Gio + 0,57 Thn + 0,58 Dg +0,38 Bgl +0,38 Bua + 0,36 Re + 0,32 Sgl + 0,30 Sad + 0,27 Mgd + 0,25 Kha + 3,31 Lk
Nhìn vào công thức tổ thành ta thấy các loài cây chiếm ưu thế ở đây gồm Dầu nước, Trâm, Giổi xanh, Dẻ gai ấn độ. Trong đó loài Dầu nước có hệ số tổ thành lớn nhất (1,35), là loài cây thuộc họ dầu đặc trưng của rừng khộp.
Tổ thành thực vật ở trạng thái rừng IIB
Tổng hợp kết quả điều tra tầng cây cao trên 3 OTC lập trên trạng thái rừng IIB tôi thống kê được 27 loài thực vật, với 149 cá thể.
Số cá thể bình quân của mỗi loài: XTB = = 5.5 (cây/loài).
Những loài chính tham gia vào công thức tổ thành trạng thái IIB có số lượng cá thể ≥ 5,5. Cụ thể có các loài tham gia trong công thức tổ thành được thể hiện bảng 4.4.
Bảng 4.4: Các loài chính tham gia tổ thành ở trạng thái IIB
STT Tên loài Số cây Tỷ lệ % (K) Ki Kí hiệu
1 Dầu nước 25 16.78 1.68 Dau
2 Thành ngạnh 22 14.77 1.48 Thn 3 Bằng lăng 20 13.42 1.34 Blg 4 Kháo 8 5.37 0.54 Kha 5 Hoắc quang 8 5.37 0.54 Hq 6 Thẩu tấu 7 4.70 0.47 Tht 7 Dẻ gai ấn độ 6 4.03 0.40 Dg 8 Xoan mộc 6 4.03 0.40 Xm 9 Loài khác 47 31,54 3,15 Lk
Công thức tổ thành: 1,68 Dau + 1,34 Blg + 1,48 Thn + 0,54 Kha +0,54 Hq + 0,47Tht + 0,4 Dg + 0,4 Xm + 3,15 Lk
Ở trạng thái rừng IIB, trạng thái rừng phục hồi có 8 loài cây ở tầng cây cao tham gia vào công thức tổ. Tuy nhiên, trong cả 3 quần xã, một loài cây nào đó chưa
ngạnh và Bằng lăng chiếm tỉ lệ lớn. Ngoài ra, trong các ÔTC thuộc trạng thái IIB, đều thấy xuất hiện các loài Thẩu tấu, Hoắc quang, Dẻ, Bứa… là những loài có khả năng phát triển tốt nhưng giá kinh tế thấp. Dấu hiệu này cho thấy, rừng IIB đang phục hồi không chỉ ở mật độ, kích thước cây mà còn là sự xuất hiện của nhiều loài cây khác nhau.
Tổ thành thực vật ở trạng thái rừng IIIA1