Chương trình nghiên cứu khoa học, phục vụ bảo tồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái và giải pháp bảo tồn loài vượn đen má vàng (nomascus gabriellae thomas, 1909) tại khu bảo tồn thiên nhiên nam nung tỉnh đắk nông​ (Trang 64)

Hoàn thiện việc điều tra khảo sát, lập hồ sơ cơ bản tài nguyên sinh vật trong KBT Nam Nung, nghiên cứu các thành phần khác về lịch sử thiên nhiên và văn hóa làm cơ sở cho nghiên cứu ứng dụng về động thực vật của KBT

Tiến hành nghiên cứu về sinh thái học còn hạn chế như kích thước vùng sống, sức chứa của sinh cảnh, thức ăn… sự cạnh tranh tới môi trường sống của loài VĐMV với các loài động vật khác, đặc biệt là các loài linh trưởng có trong KBT. Vì vậy cần tăng cường công tác nghiên cứu khoa học nhằm cung cấp thông tin về các vấn đề này để từ đó đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển quần thể VĐMV và sinh cảnh của chúng.

Điều tra những loài động thực vật có giá trị khoa học và kinh tế để bảo tồn cao, xem xét việc ưu tiên quản lý nhân giống VĐMV trong bảo tồn ngoại vi (ex situ) và học hỏi kinh nghiệm tại Vườn quốc gia Cúc phương về vấn đề này.

Hoàn thành việc điều tra, phát hiện khoanh vùng các loài quí hiếm các loài có nguy cơ đe dọa cao nhất như: Loài VĐMV đối với KBT nhằm tăng cường biện pháp bảo vệ.

Tiến hành nghiên cứu về mối quan hệ giữa các cộng đồng địa phương và nguồn tài nguyên rừng, đặc biệt nghiên cứu khả dụng một cách bền vững các lâm sản ngoài gỗ tránh tác động làm ảnh hưởng đến sinh cảnh loài vượn sinh sống.

Xây dựng cơ sở quản lý dữ liệu ĐDSH của KBT, bản đồ phân bố của các loài động thực vật quý hiếm, nguy cấp, đặc hữu và VĐMV được ưu tiên hàng đầu.

Xây dựng nhà bảo tàng mẫu vật để phục vụ việc lưu trữ mẫu vật phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học và giáo dục cộng đồng.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ những kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh và nghiên cứu tương quan giữa các đặc điểm thực vật với sự phân bố của VĐMV tại Khu BTTN Nam Nung, tỉnh Đắk Nông, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Tổng số có 21 đàn VĐMV được ghi nhận tại KBT (ước tính khoảng 33 đàn). Mật độ của vượn là 0.0051 đàn/km2, phân bố trong diện tích khoảng 6,500ha. Các đàn Vượn phân bố chủ yếu tại khu vực Quảng Sơn, khu vực phía Nam và trung tâm KBT, Đắk Môn và Nam Nung, những nơi rừng ít bị tác động trong KBT.

2. Đề tài đã thống kê được 43 loài thực vật bậc cao thuộc 23 họ có mặt tại KVNC. Công thức tổ thành chính là: 1,35 Dau + 1,03 Tram + 0,9 Gio + 0,57 Thn + 0,58 Dg +0,38 Bgl +0,38 Bua + 0,36 Re + 0,32 Sgl + 0,30 Sad + 0,27 Mgd + 0,25 Kha + 3,31 Lk. Trong khu vực nghiên cứu có 3 trạng thái rừng chính: Trạng thái IIB, IIIA1 và IIIA2.

3. Đề tài đã xác định được 7 mối đe dọa chính có ảnh hưởng đến loài và sinh cảnh VĐMV. Trong đó, săn bắt động vật hoang dã là mối đe dọa lớn nhất đến quần thể VĐMV về diện tích ảnh hưởng, cường độ và tính cấp thiết. Tiếp đến là mối đe dọa về khai thác gỗ trái phép, cháy rừng, Lối mòn trong rừng (đi lại săn bắn, khai thác và thu hái lâm sản).

4. Đề tài đã đề xuất được 4 nhóm giải pháp chính giúp quản lý và bảo tồn loài đó là: Nâng cao năng lực quản lý và thực thi pháp luật trong việc quản lý bảo vệ rừng; Cải thiện sinh kế cho cộng động địa phương; Nâng cao nhận thức cộng đồng; và phát triển chương trình nghiên cứu khoa học.

2. Tồn tại

Thời gian thực hiện nghiên cứu hạn chế: điều tra thực địa vào đúng mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, còn mùa mưa không đủ thời gian thực hiện.

Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi tiến hành nghiên cứu 9 OTC cho 3 trạng thái rừng, với số lượng mẫu chưa đủ nhiều để đảm bảo dung lượng mẫu. Do đó ảnh hưởng tới kết quả nghiên cứu.

Do địa hình hiểm trở nên khó khăn cho việc di chuyển vì vậy một số đặc điểm thực vật được đo bằng phương pháp mục trắc.

3. Kiến nghị

Ban quản lý KBT Nam Nung cần thường xuyên duy trì các hoạt động phối kết hợp với Công an và Huyện đội để thành lập đội liên ngành tổ chức các đợt tuần tra trong và ngoài KBT, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hiện tượng vi phạm và tác động của người dân vào rừng.

Ban quản lý KBT Nam Nung phối hợp Công an, Huyện đội có phương án thu hồi và quản lý chặt chẽ súng săn, xử lý vi phạm nghiêm minh.

Tăng cường công tác tuần tra rừng, bổ xung thêm lực lượng ở các trạm như: Trạm Quảng Sơn , Đức Xuyên...để truy quét nhằm ngăn chặn việc khai thác gỗ, săn bắt trái phép và có chính sách đãi ngộ tốt họ mới yên tâm công tác.

Nghiêm cấm các hoạt động săn thú làm thực phẩm, buôn bán ĐVHD… của người dân địa phương. Đồng thời, hỗ trợ về nguồn vốn, kỹ thuật, giúp người dân địa phương tham gia chăn nuôi các loài ĐVHD, nhằm nâng cao đời sống vật chất, cải thiện sinh kế và giảm các tác động tới nguồn tài nguyên động vật rừng nói chung và loài VĐMV nói riêng.

Thực hiện các chương trình phục hồi rừng với mục đích phục hồi sinh cảnh cho loài VĐMV và chất lượng rừng, nhằm giảm nguy cơ cạnh tranh sinh cảnh sống của các loài linh trưởng khác trong khu vực.

Nghiên cứu sự mức độ cạnh trang thức ăn của các loài linh trưởng khác với VĐMV. Nhằm phục vụ cho công tác bảo tồn loài VĐMV và sinh cảnh của chúng tại KBT.

Ban quản lý KBT cùng các cơ quan chức năng trên địa bàn cần tìm giải pháp xây dựng các chính sách hỗ trợ cho người dân phát triển kinh tế nhằm giảm sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng.

Nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ tài nguyên rừng nói chung và VĐMV nói riêng thông qua các hoạt động giáo dục bảo tồn như chiếu phim, họp dân về các văn bản pháp luật trong công tác bảo tồn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Báo cáo diễn biến Môi trường Việt Nam

năm 2005, Đa dạng sinh học, Hà Nội.

2. Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ, ký ngày 30 tháng 3 năm 2006, quy định về quản lý và Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, từ rừng Việt Nam.

3. Nguyễn Thế Cường (2011), Nghiên cứu đặc điểm sinh thái của loài Vượn Cao Vít

(Nomascus nasutus Kunckel d’Herculais, 1884) làm cơ sở cho việc phục hồi

sinh cảnh tại Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Vượn Cao Vít, huyện Trùng

Khánh, tỉnh Cao Bằng, Luận văn thạc sỹ Khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại

học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

4. Geissmann, Nguyễn Xuân Đặng, Lormée, N. & Momberg, F.(2000), Đánh giá hiện trạng bảo tồn linh trưởng Việt Nam, Phần 1: Các loài Vượn. Chương trình Đông Dương, tổ chức động thực vật hoang dã Quốc tế, Hà Nội.

5. Đặng Huy Huỳnh, Nguyễn Văn Sáng, Hoàng Minh, Trương Văn Lã, Hồ Thu Cúc, 1997, Bảo vệ và phát triển lâu bền nguồn tài nguyên động vật

rừng Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.

6. GS.TSKH. Đặng Huy Huỳnh và các cộng sự (2007), Sách đỏ Việt Nam phần I,

Động vật, NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ, Hà Nội.

7. Đỗ Quang Huy, Nguyễn Hoàng Nghĩa, Đồng Thanh Hải, Nguyễn Đắc Mạnh (2009), Đa dạng sinh học, NXB nông nghiệp, Hà Nội.

8. Phạm Nhật, Đỗ Tước, Trần Quốc Bảo, Phạm Mộng Giao, Vũ Ngọc Thành và Lê Xuân Cảnh (1998), Phân bố và tình trạng linh trưởng của Việt Nam. Kỷ yếu hội thảo về kế hoạch hành động bảo tồn các loài linh trưởng Việt Nam, Hà Nội. 9. Phạm Nhật (2002), Thú linh trưởng của Việt Nam, NXB Nông nghiệp- Hà Nội.

10.Quỹ Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên – WWF chương trình Đông Dương (2003), Sổ

tay hướng dẫn điều tra và giám sát đa dạng sinh học, Nxb Giao thông Vận tải,

Hà Nội.

11.Đào Văn Tiến(1985), Khảo sát thú Miền Bắc Việt Nam. NXB Khoa học kỹ thuật- Hà Nội.

12.Đào Văn Tiến (1983), “Bắc Đông Dương vượn (Hylobates concolor) (động vật linh trưởng: Hylobatidae) ở miền Bắc Việt Nam”, Tạp chí của con người tiến hóa

(số12), Trang 367-372.

13.FFI (2000), Sổ tay điều tra thực địa linh trưởng, Chương trình Đông Dương, Tổ chức động thực vật hoang dã Quốc tế, Hà Nội, Việt Nam.

Tiếng Anh

14.Brandon-Jones D, Eudey A. A., Geissmann T., Groves C.P., Melnick D.J., Morales J. C., Shekelle M., Stewart C. B. (2004), Asian Primate Classification, International Journal of Primatology, Vol. 25, No. 1, February 2004 : pp. 97- 164.

15.Corbet, G. B. and Hill, J. E. (1992), The Mammals of the Indomalayan Region: A Systematic Review. Natural History Museum Publications, Oxford University Press.

16.Eames, J.C. & Robson, C.R. (1993). Threatened primates in southern Vietnam. Oryx 27: 146-154.

17.Geissmann, T., and Nguyen The Cuong (2009). Results of rapid gibbon survey in the Lung Ri area (Trung Khanh district, Cao Bang Province) in Northeastern Vietnam. Fauna and Flora international, Vietnam Programme, Hanoi, 9pp. 18.Geissmann, T. (2007), “Status reassessment of the gibbons: Results of the Asian

Primate Red List Workshop 2006”, Gibbon Journal Nr.3 – April 2007, Gibbon Conservation Alliance, Zurich, Switzerland, pp.5-15.

19.Geissmann, T. (1995a). Gibbon systematics and species identification. International Zoo News 42: 467-501.

20.Geissmann, T. (1995b). The yellow-cheeked gibbon (Hylobates gabriellae) in Nam Cat Tien (southern Vietnam) revisited. Primates 36: 447-455.

21.Geissmann, T. (1994), “Gibbon systematic and species identification”, International Zoo News, Vol. 42, No. 8 (1995): 467-501.

22.Geissmann, T. & Hulftegger, A.M. (1994). Olfactory communication in gibbons? In Roeder, J.J., Thierry, B., Anderson, J.R. & Herrenschmidt, N. (eds.), Current primatology, vol. 2: Social development, learning and behaviour, Université Louis Pasteur, Strasbourg, pp. 199-206.

23.Geissmann, T. (1993). Evolution of communication in gibbons (Hylobatidae), Ph.D. thesis, Anthropological Institute, Philosoph. Faculty II, Zürich University.

24.Geissmann, T. (1991). Reassessment of age of sexual maturity in gibbons (Hylobates spp.). American Journal of Primatology 23: 11-22.

25.Groves C. P. (2001), Primate Taxonomy, Smitsonian Institution press, Washington an London, 350p.

26.Hilton-Taylor, C. (compiler) (2000). 2000 IUCN Red List of threatened species. IUCN, Gland, Switzerland and Cambridge, UK.

27.Le Trong Dat (2009), Survey of Western Black Crested Gibbon (Nomascus concolor) in Hoang Lien – Van Ban Nature Reserve, Van Ban district, Lao Cai Province, Vietnam (including other Wildlife records). Fauna & Flora International Vietnam programme, Unpublished Report, Ha noi.

28. Le Trong Dat, Pengfei, F., Lu, Y., Nguyen The Cuong, Le Huu Oanh and Kempinski, J. (2007), Cencus report for The global Cao Vit Gibbon population in Trung Khanh District, Cao Bang Province, Viet Nam and

Jingxi County, Guangxi Province, People’s Republic of China. FFI

Vietnam and China

29.Leighton, D.R. (1987), Gibbons: Territoriality and monogamy. In Smuts, B.B., Cheney, D.L., Seyfarth, R.M., Wrangham, R.W., and Struhsaker, T.T. (eds.), Primate societies, University of Chicago Press, Chicago and London, pp. 135-145.

30.Merker, B. & Cox, C. (1999), Development of the female great call in Hylobates gabriellae: A case study, Folia Primatologica 70: 97-106.

31.Pham Nhat, Le Xuan Canh (1997), Report on preliminary results of survey on Hainan Gibbon (Hylobates concolor hainanus). Forestry College-Institute of Ecology and Biological Resources-Primate Conservation Incorporated: 15pp. 32.Fooden, J. (1996),“Zoogeography of Vietnamese Primates”, International Journal

of Primatology,Vol.17, No. 5: 845-899.

33.Richard B.Primack, NXB Sinauer Associates Inc. 23 Plumtree Road, Sunderland, Massachusetts, Mỹ. Ban biên dịch và biên soạn Võ Quý và cộng sự

34.http://www.gibbons.de/main2/08teachtext/factgabriellae/gabriellaefact.html 35.Http://vi.wikipedia.org/wiki/ nasutus anamensis.

36.Rawson, B.M., Insua-Cao, P., Nguyen Manh Ha, Van Ngọc Thinh, Hoang Minh Duc., Mahood, S., Geissmann, T., and Roos, C (2011), The conservation status

of Gibbons in Vietnam. Fauna &Flora International, Conservation

Phụ lục 01

PHIẾU ĐIỀU TRA THEO TUYẾN

Dạng tuyến: Ngày Phiếu số:………...

Ngày : ……… Thời gian bắt đầu:………; Thời gian kết thúc:………...

Địa điểm: Tiểu khu:………., Thôn:……….., Xã:……….Huyện:..., Tỉnh: Đắk Nông Tọa độ: Bắt đầu UTM:……….; Kết thúc: UTM:………...

Thời tiết: Tại thời điểm điều tra:……….; Gió:……., ngày hôm trước ( buổi chiều nếu là tuyến đêm):…..; Gió:……...

Sinh cảnh:………, Độ cao:………...

Người điều tra:………...

STT Loài bắt gặp Thời gian

Số cá thể/Giới

tính

Dấu vết (quan sát, dấu chân, da, xương, phân)

Phụ lục: 2

PHIẾU ĐIỀU TRA VƯỢN THEO ĐIỂM

Tên điểm:………… Tọa độ:E: ………. N:………...Ngày: ………..Người điều tra:... Bắt đầu:………Thời tiết: khi điều tra: …...…Kết thúc:………Thời tiết – tối hôm trước... Đàn 1

Thời gian bắt đầu Góc phương vị Khoảng cách Thời điểm hót to Cấu trúc đàn Thời gian kết thúc Băng ghi âm Ghi chú

Đàn 3

Thời gian bắt đầu Góc phương vị Khoảng cách Thời điểm hót to Cấu trúc đàn Thời gian kết thúc Băng ghi âm Ghi chú Đàn 2

Thời gian bắt đầu Góc phương vị Khoảng cách Thời điểm hót to Cấu trúc đàn Thời gian kết thúc Băng ghi âm Ghi chú

Đàn 4

Thời gian bắt đầu Góc phương vị Khoảng cách Thời điểm hót to Cấu trúc đàn Thời gian kết thúc Băng ghi âm Ghi chú

Phụ lục: 3

BIỂU ĐIỀU TRA TẦNG CÂY CAO

ÔTC số...Địa điểm...Trạng thái rừng...

Vị trí...Hướng phơi...Diện tích OTC...

Độ cao so với mặt nước biển...Độ dốc trung bình...

Ngày điều tra...Người điều tra...

OTC TT Tên cây D1.3 (cm) HVN (m) HDC (m) DT (m) Ghi chú DT NB TB 1 1 2 3 ...

Phụ lục 4: Danh lục thực vật nằm trong khu phân bố của VĐMV tại KBT Nam Nung

STT Tên loài Tên khoa học

A NGHÀNH THÔNG PINOPHYTA

I Họ kim giao Podocarpaceae

1 Thông nàng Dacrycarpus imbricatus (Blume) D. Laub.

B NGHÀNH NGỌC LAN MAGNOLIOPHYTA

LỚP NGỌC LAN MAGNOLIOPSIDA

II Họ trúc đào Apocynaceae

2 Lòng mức Wrightia pubescens

III Họ chân chim Araliaceae

3 Chân chim Schefflera heptaphylla (Lour.) Harms

IV Họ vang Caesalpiniceae

4 Muồng đen Cassia siamea Lamk.

5 Bồ kết Gleditschia australis Hemsl

6 Gõ mật

Sindora siamensis Teysm. ex Miq. var.

siamensis.

V Họ măng cụt Clusiaceae

7 Bứa Garcinia oblongifolia Champ. ex Benth.

8 Cồng

Calophyllum burmannii var. bracteatum

Wight

9 Mù u Calophyllum inophyllum L.

VI Họ sổ Dilleniaceae

10 Sổ Dillenia dillen

VII Dầu nước Dipterocarpaceae

11 Dầu nước Dipterocarpus alatus Roxb. 12 Dầu trà beng Dipterocarpus obtusifolius Teysm.

STT Tên loài Tên khoa học

13 Sao đen Hopea odorata Roxb

14 Kiền kiền Hopea siamensis Heim

VIII Họ thị Ebennaceae

15 Nhọ nồi Diospyros apiculata Hiern.

IX Họ côm Elaeocarpaceae

16 Côm Elaeocarpus lanceifolius Roxb

X Họ thầu dầu Euphorbiaceae

17 Chòi mòi Antidesma ghasembilla Gaertn. 18 Thẩu tấu Aporosa dioica (Roxb.) Muell. Arg.

XI Họ đậu Fabaceae

19 Cẩm lai Dalbergia oliveri Gamble ex. Prain 20 Dáng hương Pterocarpus macrocarpus Kurs

XII Họ dẻ Fagaceae

21 Dẻ gai ấn độ Castanopsis indica A.DC

22 Dẻ đá Lithocarpus sp

XII Họ ban Hyperaceae

23 Thành ngạnh Cratoxylum pruniflorum (Kurz) Kurz

XIV Họ long não Lauraceae

24 Re Cinnamomum sp

25 Bời lời Litsea umbellata (Lour.) Merr.

26 Kháo Machilus sp

XV Họ tử vi Lythraceae

27 Bằng lăng Lagerstroemia calyculata Kurz 28 Sang lẻ Lagerstroemia tomentosa Presl

XVI Họ ngọc lan Magnoliaceae

29 Giổi đá Manglietia insignis (Wall.) Blume 30 Giổi xanh Michelia mediocris Dandy.

STT Tên loài Tên khoa học

XVII Họ xoan Meliaceae

31 Xoan mộc (Lát khét) Toona surenii (Blume) Merr.

XVIII Họ máu chó Myristicaceae

32 Máu chó Knema pierrei Warb

XIX Họ sim Myrtaceae

33 Roi rừng

Syzygium samarangense (Blume) Merr. & Perr

34 Trâm Syzygium sp

XX Họ bồ hòn Sapindaceae

35 Trường Xerospermum noronhiana (Blume) Blume

XXI Họ chè Theaceae

36 Chò xót Schima superba Gard. & Champ.

XXII Họ cà phê Rubiaceae

37 Hoắc quang Wendlendia paniculata (Roxb) A. DC.

38 Xương gà

XXIII Họ cam Rutaceae

39 Bưởi bung Acronychia laurifolia Blume 40 Thôi chanh Euodia bodinieri Dodi

41 Sp1

42 Sp2

Phụ lục 05: Kết quả xác định CTTT của KVNC

STT Tên loài Số cây Tỷ lệ % (K) Ki Kí hiệu

1 Dầu nước 71 13.52 1.35 Dau

2 Trâm 54 10.29 1.03 Tra

3 Giổi xanh 47 8.95 0.90 Goi

4 Thành ngạnh 30 5.71 0.57 Thn 5 Dẻ gai ấn độ 30 5.71 0.57 De 6 Bằng lăng 20 3.81 0.38 Blg 7 Bứa 20 3.81 0.38 Bua 8 Re 19 3.62 0.36 Re 9 Sang lẻ 17 3.24 0.32 Sgl

10 Sao đen 16 3.05 0.30 Sad

11 Muồng đen 14 2.67 0.27 Mgd

12 Kháo 13 2.48 0.25 Kha

13 Bời lời 12 2.29 0.23 Blo

14 Kiền kiền 11 2.10 0.21 Kk 15 Cẩm lai 10 1.90 0.19 Cla 16 Côm 10 1.90 0.19 Com 17 Thôi chanh 9 1.71 0.17 Thc 18 Chò xót 9 1.71 0.17 Cho 19 Hoắc quang 8 1.52 0.15 Hq 20 Cồng 8 1.52 0.15 Cog 21 Thông nàng 8 1.52 0.15 Thg 22 Gõ mật 8 1.52 0.15 Gom 23 Sp1 8 1.52 0.15 Sp1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái và giải pháp bảo tồn loài vượn đen má vàng (nomascus gabriellae thomas, 1909) tại khu bảo tồn thiên nhiên nam nung tỉnh đắk nông​ (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)