Nâng cao đời sống nhân dân xung quanh KBT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái và giải pháp bảo tồn loài vượn đen má vàng (nomascus gabriellae thomas, 1909) tại khu bảo tồn thiên nhiên nam nung tỉnh đắk nông​ (Trang 61 - 63)

Thực hiện một số chính sách

Tìm các giải pháp để hỗ trợ, cải thiện đời sống cho cộng đồng dân cư trên địa bàn KBT nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc người dân vào rừng là việc làm trước tiên. Việc xác định các giải pháp phát triển kinh tế cần phù hợp với mục tiêu bảo tồn, phù hợp nhu cầu, nguyện vọng của cả cộng đồng. Chúng ta cần tìm kiếm các giải pháp

đó, trong điều kiện hoàn cảnh cho phép chúng ta có thể áp dụng một số mô hình sau:

- Giao đất giao rừng: Việc giao đất giao rừng cần được hoàn thành sớm để người dân yên tâm đầu tư công sức xây dựng kinh tế gia đình cho chính gia đình họ. Nếu việc giao rừng chưa hợp lý hoặc triệt đề không những mang lại hiệu quả tốt mà ngược lại. Tiếp theo phải giúp họ xây dựng mô hình kinh tế hộ gia đình

- Giao rừng quản lý: Trước đây rừng là chỗ dựa của cộng đồng địa phương sinh sống, nhưng từ khi rừng bị Nhà nước quản lý họ bị mất một khoản thu nhập lớn. Mặt khác cán bộ kiểm lâm không thể ngày đêm đi khắp mọi nơi kiểm tra, ngăn chặn sự tác động vào rừng, do đó vấn đề giao rừng cho người dân quản lý và họ được sử dụng sản phẩm nào đó do KBT quy định là một biện pháp đáp ứng nguyện vọng của người dân và phù hợp mong muốn của KBT.

Xây dựng các mô hình kinh tế hộ gia đình, cộng đồng

Với mục tiêu mang lại cho người dân vùng đệm những lợi ích thiết thực và quyền hưởng thụ lợi ích rõ ràng, cụ thể từ việc bảo vệ tài nguyên KBT. Nhằm giảm thiểu tối đa các vụ vi phạm lâm luật.

Đẩy nhanh việc thực hiện các chương trình dự án về mô hình kinh tế hộ gia đình

Đề xuất cụ thể hóa các chính sách để xây dựng cơ cấu sản xuất hợp lý cho người dân xung quanh KBT như cơ cấu nông nghiệp (Trồng trọt và chăn nuôi), cơ cấu lâm nghiệp (Trồng rừng và khoanh nuôi, cơ cấu ngành nghề (du lịch, dịch vụ, công nghiệp).

Đề xuất cụ thể hóa các chính sách tài trợ của Nhà nước và chính sách tín dụng ưu đãi, các giải pháp kế hoạch hóa gia đình, nâng cao dân trí.

Chính sách phát triển nguồn nhân lực để thích ứng với sự thay đổi của cơ cấu kinh tế và tạo cơ hội tìm kiếm việc làm mới như đào tạo nghề mới và phát huy làng nghề truyền thống.

Tổ chức các chương trình dạy nghề và chuyển đổi nghề: Cần xúc tiến các hoạt động đào tạo nghề cho người dân, qua đó giúp họ có được một nghề mới và

không còn phải kiếm sống từ khai thác rừng. Sinh kế thôn bản sẽ không bền vững nếu như còn nhiều hộ dân vẫn sống dựa vào các hoạt động trái phép.

Lồng ghép các vấn đề bảo tồn trong các dự án, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Xây dựng các mô hình trình diễn về trồng rừng, phát triển rừng và phục hồi hệ sinh thái. Xây dựng các mô hình thủy sản và nông nghiệp phù hợp với điều kiện sinh thái địa phương.

Phát triển một số cây lâm nghiệp có năng suất cao, giá trị thương phẩm cao, dễ tiêu thụ trên thị trường, thời gian thu hoạch ngắn như: cây La hán.

Phát triển chăn nuôi: nuôi bò, nuôi ong, lợn, gà, dê ...với sự đầu tư của Nhà nước và một số tổ chức khác mời gọi đầu tư, kỹ thuật KBT và các tổ chức hướng dẫn.

Tăng cường cải thiện các phương thức chăn thả và quy hoạch những vùng đất trống quanh thôn bản để trồng cỏ voi cho gia súc tránh thả dông, triển khai các dự án khuyến nông ở các xã. Phát triển chăn nuôi trong quy hoạch sẽ góp phần phát triển kinh tế và giảm được áp lực lên tài nguyên KBT.

Những điều trên tạo thuận lợi, lợi ích kinh tế rõ ràng cho người dân thì họ sẽ tự nguyện tham gia vào công tác bảo tồn chính nơi đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái và giải pháp bảo tồn loài vượn đen má vàng (nomascus gabriellae thomas, 1909) tại khu bảo tồn thiên nhiên nam nung tỉnh đắk nông​ (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)